Về làng chiếu “100 tuổi” Định Yên lấy chồng không lo thiếu chiếu
Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú xã Định Yên (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) còn là nơi có làng nghề dệt chiếu trứ danh. Từ xa xưa, chiếu Định Yên đã nổi tiếng khắp vùng sông nước Cửu Long với câu hát ví von: “Định Yên có vựa chiếu to/Lấy chồng xứ Định không lo chiếu nằm”.
Những người quyết giữ nghề
Ở vùng sông nước miền Tây, khi nhắc đến vùng dệt chiếu lớn thì nhiều người nghĩ ngay đến làng chiếu Định Yên nức tiếng gần xa. Trải qua bao thăng trầm và sự thay đổi của cuộc sống, có những lúc tưởng chừng làng nghề dệt chiếu chỉ còn là hoài niệm. Thế nhưng, câu chuyện về sự đổi mới và sáng tạo của những người thợ ở Định Yên đã tạo nên sức sống mới cho một sản phẩm truyền thống hơn 100 năm tuổi.
Làng chiếu Định Yên được xem là điểm nhấn trên tuyến Quốc lộ 54 bởi những màu sắc sặc sỡ ven đường. Ảnh: Mai Anh
Thời điểm phát triển nhất, nơi đây lúc nào cũng đầy màu sắc, từ trong nhà ra ngoài ngõ là những sợi lát xanh, đỏ, tím, vàng… cùng với tiếng cọc cạch của chiếc khung dệt tạo những ấn tượng đặc biệt cho người phương xa.
Làng chiếu Định Yên được hình thành cách đây hàng trăm năm, tập trung chủ yếu ở 2 xã Định An và Định Yên. Chỉ riêng xã Định Yên đã có 70% hộ dân theo nghề làm chiếu, tập trung ở các ấp: An Lợi A, An Lợi B, An Khương và An Bình.
Với kỹ năng khéo léo và tâm huyết với nghề, hàng năm hộ dân nơi đây đã sản xuất ra hàng triệu sản phẩm chiếu. Chiếu Định Yên có 3 loại chiếu chủ yếu là: Con cờ, trà niên (chiếu bông) và ốc trớn. Mỗi chiếc chiếu được bỏ mối cho thương lái với giá dao động từ 60.000-70.000 đồng. Chiếu Định Yên nổi tiếng với độ dày, mềm, thoáng mát, bền chặt nên được bà con trong khu vực và cả nước ưa chuộng. Hiện nay, ngoài cung ứng cho thị trường trong nước, chiếu Định Yên còn được xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á.
Là đời thứ 3 nối nghiệp dệt chiếu của gia đình, bà Đặng Thị Thảo vẫn ngày ngày miệt mài bên khung dệt để làm nên những tấm chiếu mới. Từ nhỏ, bà đã thấy ông bà, cha mẹ cần mẫn bên khung dệt, rồi cái nghề ấy theo bà đến tận bây giờ. 50 năm tuổi đời nhưng bà đã có gần 40 năm tuổi nghề. Làm chiếu đối với bà giờ đây không chỉ là một cái nghề mà còn là nghiệp. Vì thế, dù cho đa số các hộ trong nghề đã trang bị máy dệt, năng suất cao hơn rất nhiều, nhưng bà vẫn gắn bó với khung dệt bằng tay truyền thống.
Theo những người thợ lành nghề, dệt chiếu đòi hỏi sự điêu luyện, tinh xảo và những bí quyết riêng để tạo ra những sản phẩm chiếu bền, đẹp. Để hoàn thành một chiếc chiếu với hình ảnh, màu sắc sắc sảo và ít phai, phải trải qua nhiều công đoạn. Trước tiên là chọn sợi lát về nhuộm phẩm với đủ loại màu xanh, đỏ, tím, vàng… Để màu nhuộm chính xác, khó phai thì phải nấu phẩm màu lên, nhúng từng chùm lát nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần. Lát nhuộm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy, cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc.
Video đang HOT
Nhiều hộ dệt chiếu vẫn giữ cách làm truyền thống. Mai Anh
Nếu như trước đây, để dệt một chiếc chiếu thành phẩm thường cần có 2 người, thì ngày nay, với những loại máy dệt hiện đại, chỉ cần 1 người để xỏ lát là đủ. Năng suất từ đó cũng tăng từ 5-7 lần. Mặc dù đã được sự hỗ trợ từ máy móc, nhưng để hoàn thành được một chiếc chiếu, một số công đoạn vẫn phải cần tỉ mỉ và sự khéo tay của những nghệ nhân, thứ mà không một loại máy móc nào có thể thay thế được. Điều đó làm nên nét đặc biệt của sản phẩm truyền thống này.
Bà Võ Thị Phương – một người thợ sử dụng máy móc vào việc dệt chiếu cho biết: “Máy dệt ra đời khoảng mười mấy năm nay, tôi sử dụng để dệt khoảng 5-6 năm. Hồi trước 2 người làm cả ngày chỉ có 2 đôi chiếu, còn bây giờ có máy, tôi vừa tự làm cho gia đình vừa làm thuê, nhờ vậy kiếm được nhiều tiền hơn. Có máy móc giúp cho cuộc sống của mấy chị em theo nghề ở đây ổn định hơn, từ đó cái nghề truyền thống cũng được gìn giữ”.
Đi qua thăng trầm để tồn tại
Làng chiếu Định Yên mang trong mình nét tự hào về một làng nghề cổ của vùng đất Nam Bộ. Ngày nay, làng chiếu Định Yên còn khoảng 700 máy dệt, 60 máy may viền, phân bố rải rác trong 430 hộ dân. Hộ ít nhất có một máy dệt, hộ nhiều nhất lên đến 10 máy.
Theo nhiều bậc cao niên trong vùng, mặc dù nghề chiếu hình thành hàng trăm năm nay, tuy nhiên không ai biết ông tổ của nghề là ai. Vào ngày 27, 28 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các khung dệt chiếu được bà con thu dọn gọn gàng, lau chùi sạch sẽ, nghỉ ăn tết; đến khoảng mùng 7, mùng 8 tháng Giêng thì các hộ cúng ra nghề, tiếp tục sản xuất.
Đến Định Yên hôm nay, chúng ta sẽ không còn thấy không khí nhộn nhịp của “chợ ma” ngày nào. Nguyên nhân là do hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, các phương tiện chuyên chở có thể đến tận nơi để thu mua trực tiếp sản phẩm của bà con. Vì thế, đã không còn cảnh họp chợ trong đêm, cảnh người người đốt đuốc bán chiếu chỉ còn trong những lời kể.
Trải qua nhiều biến động, có những lúc tưởng chừng làng nghề dệt chiếu đã hoàn toàn biến mất. Nhưng chính lòng yêu nghề và sự quyết tâm bám trụ với cái nghề cha ông truyền lại, những nghệ nhân nơi đây đã không ngừng lưu giữ, đổi mới và sáng tạo. Vì thế, dù ở bất kỳ công đoạn nào, những người thợ luôn chú trọng đến sự tỉ mỉ ở những chi tiết nhỏ nhất để dệt nên một chiếc chiếu đẹp.
Bà Đặng Thị Lanh – một nghệ nhân theo nghề lâu năm ở Định Yên, chia sẻ: “Mười mấy tuổi tôi đã biết dệt, ngày đó phải đi cắt lát chứ đâu phải mua như bây giờ. Để có được lát, phải đi xa lắm, sau đó về chẻ, phơi rồi mới dệt. Quan trọng là khâu dệt, mình làm phải đều tay, nếu không thì bên mỏng bên dày, có thể bên đây 1 thước chứ bên kia chỉ có 9 tấc”.
Hiện nay, đa số các hộ dân trong nghề đều đã trang bị máy dệt, năng suất cao hơn rất nhiều so với khung dệt bằng tay. Tuy vậy, đâu đó nét xưa cũ của làng nghề vẫn được những người nghệ nhân gìn giữ, như giữ cái hồn của nghề.
Manh chiếu, đôi chiếu từ xưa đã gắn bó với đời sống người Việt như một nét đẹp văn hóa. Bởi nó đã trở thành biểu tượng cho tình cảm gia đình, các hoạt động cộng đồng không thể thiếu hình ảnh chiếc chiếu hoa. Chính những giá trị vật chất và tinh thần vô vùng đặc sắc này, vào tháng 9/2013, người dân Định Yên nói riêng, và tỉnh Đồng Tháp nói chung vinh dự đón nhận tin vui, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chính thức công nhận làng nghề dệt chiếu Định Yên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Với người dân Định Yên, dệt chiếu giờ đây không còn đơn thuần là miếng cơm manh áo, là kế sinh nhai của từng gia đình, mà đó là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và kết nối.
Theo Danviet
Về xóm Ải xem người Mường làm du lịch
Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch một cách bền vững, đồng thời tạo cơ hội cho người dân nâng cao thu nhập, tỉnh Hòa Bình chủ trương phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Điểm du lịch cộng đồng xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc là một trong những mô hình khá thành công.
Những năm gần đây, du lịch công đông ơ Hòa Bình thực sự khởi sắc, là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá nét đặc sặc của đồng bào Mường. Vơi nhưng du khach thich trai nghiêm thi đây la điêm đên không thê bo qua khi đến với các vùng cao Tây Bắc.
Với 100% đồng bào là dân tộc Mường, đến nay xóm Ải vẫn giữ được nét hoang sơ và những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường. Nơi đây cũng phù hợp với những người thích trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa và khám phá cuộc sống thường nhật của người dân.
Khách tham quan ấn tượng với những nét đẹp của bản Mường. Ảnh: N.Luyên
Khi đến với xóm Ải, du khách không chỉ hiểu về các nghề truyền thống của bà con dân tộc Mường như dệt thổ cẩm, đan lát... mà còn được tìm hiểu cách làm các món ăn truyền thống cơm lam, rượu cần, cỗ lá.
Đây cũng là chiếc nôi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mường. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng kết hợp cùng những phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục, kiến trúc nhà sàn... xóm Ải đã thu hút sự quan tâm của lượng lớn khách du lịch đến từ trong và ngoài tỉnh, cũng như du khách quốc tế.
Bà con dân tộc Mường giới thiệu với du khách quy trình làm rượu cần. Ảnh: N.Luyên
So với nhiều điểm du lịch khác, du lịch cộng đồng ở Hòa Bình có nhiều ưu thế, các điểm du lịch còn hoang sơ, tự nhiên, thuần tuý. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có nhiêu danh thăng đẹp hoang sơ nhưng vô cung đăc săc.
Món xôi ngũ sắc vô cùng hấp dẫn. Ảnh: N.Luyên
Hiện bản có 4 hộ gia đình đang phục vụ khách du lịch như: dịch vụ Homestay; dịch vụ ăn uống với ẩm thực dân tộc Mường; tổ chức các chương trình văn nghệ dân tộc... Vì vậy, xóm Ải đang dần trở thành một điểm du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa, là bản Mường thu nhỏ.
Ông Đinh Công Loong, hộ gia đình đầu tiên tham gia mô hình chia sẻ: Xóm Ải là cái nôi của người Mường cổ, nên đã được tỉnh chọn làm mô hình điểm và nhân rộng ra các vùng xung quanh.
Đến xóm Ải, du khách được thưởng thức những điệu múa của người Mường. Ảnh: N.Luyên
"Trước đây khi chưa tham gia vào mô hình này, bà con nơi đây chủ yếu làm nghề nông nên cuộc sống rất khó khăn, nhưng từ khi được tỉnh cho chủ trương đầu tư, chúng tôi kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa phát triển du lịch, nhờ đó đời sống được cải thiện.
Hiện, gia đình tôi đang vận động bà con nơi đây cùng làm để đáp ứng được nhu cầu của khách, đồng thời liên kết với các điểm du lịch khác trong tỉnh để tạo ra những tour du lịch đa dạng về loại hình, phong phú về văn hóa" - ông Loong cho biết thêm.
Du khách cùng thưởng thức rượu cần. Ảnh: N.Luyên.
Với những giá trị văn hóa độc đáo, năm 2008, xóm Ải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là làng Mường tiêu biểu, thuộc Mường Bi (một trong bốn Mường lớn: Mường Bi, Vang, Thành, Động); năm 2014 được công nhận là điểm du lịch địa phương; là nơi lưu giữ nhiều giá trị khảo cổ có giá trị tiêu biểu của nền văn hóa Hòa Bình, giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống đương đại.
Theo Danviet
Mai một những làng nghề trứ danh Đất Mũi... Phát triển làng nghề truyền thống ở Cà Mau không chỉ góp phần duy trì nét đẹp văn hóa địa phương, mà còn tạo việc làm ổn định, cải thiện thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, việc phát triển làng nghề ở vùng Đất Mũi còn gặp không ít khó khăn. Đổi mới để...