Về lại Đường Lâm
Chúng tôi từng đến Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cách nay hơn 10 năm. Giờ trở lại, nơi đây có những nét thay đổi không ngờ dù cảnh xưa còn đó…
Con đường vào Đường Lâm từ Quốc lộ 32 đi vào trở nên khó khăn hơn khi phải qua một vòng xuyến có nhiều nhánh rẽ, chúng tôi lộn tới, lộn lui mới đi vào đúng đường. Lẽ ra ở đây có biển báo vào khu du lịch.
Nhộn nhịp hơn và thực dụng hơn
Vào cổng làng, chúng tôi được báo phải để xe ngoài cổng và mua vé vào tham quan, rẻ thôi 3 người chỉ 40.000 đồng nhưng thay vì có vé vào cổng lại chỉ nhận được một tờ hường dẫn du lịch sơ sài. Ngay cổng làng có dãy quán chủ yếu bán nước ngọt, chè xanh, chè vối. Một cô chủ quán vui vẻ, tình nguyện giúp chúng tôi ghi lại mấy kiểu hình kỷ niệm rồi mời vào uống nước. Đó là điều khác biệt, ngày xưa cổng làng vắng lặng ai muốn vào thì vào.
Nhà cổ ở Đường Lâm
Vào sâu trong làng, nơi cửa đình Mông Phụ, nhiều quán nước xuất hiện, chủ yếu bán kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam, bánh gai, nước giải khát… Thỉnh thoảng đi qua quán hàng các bà, các chị mời uống nước, mời dùng thử miếng chè lam. Ở đây đã bắt đầu nhộn nhịp hơn, người dân đã nghĩ đến kiếm thêm thu nhập khi làng cổ Đường Lâm ngày càng nổi tiếng. Vào một gia đình có nhà cổ 300 năm tuổi, chúng tôi được 2 bà cụ mời tham quan, mời uống nước, mua bánh kẹo…
Thầm nghĩ, giá như người Đường Lâm làm du lịch lặng lẽ hơn thì sẽ hay hơn. Ví dụ, cách nay 10 năm, chúng tôi vào tham quan nhà ông Thể, nơi cũng có nhà kiến trúc cổ rất đẹp với 7 gian 2 dĩ, lợp ngói ri cổ, mái cong cánh diều. Cả nhà đi vắng, chúng tôi được ông Liêm (hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư, lúc đó đã 84 tuổi, nay đã mất) đưa vào nhà giới thiệu. Mãi một lúc sau con dâu ông Thể mới về, cô chào hỏi chúng tôi rồi đi làm việc vặt trong nhà, kệ khách muốn ngó nghiêng gì thì ngó. Chúng tôi nhờ cô múc rưụ từ chum bán cho mấy chai…
Video đang HOT
Lúc này Đường Lâm đã xuất hiện vài ba nhà hàng; cũng đã có vài ba nhà xây lối hiện đại, mái bằng, mái tôn… làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung của làng cổ này.
Vẫn là hồn cốt đó
Đường làng Đường Lâm là một hệ thống xương cá, tạo ra nhiều ngõ cụt và các nhà có thể dễ giúp đỡ nhau nếu có trộm cướp. Các con đường được lát bằng gạch thẻ, lát nghiêng, thường khô ráo do được xây dựng nương theo địa hình và cao hơn sân nhà. Tôi vẫn thích thú khi đường làng thiết kế theo kiểu dễ hỗ trợ nhau nếu có giặc cướp, làng mở nhưng ẩn chứa sự phòng thủ. Cổng nhà có sự khác biệt giữa nhà dân và nhà quan, dù đều làm bằng đá ong. Nhà dân cổng nhỏ, hình quai giỏ; nhà quan cổ lớn có vòng cổng mặt hổ phù, bên trên có phù điêu long, lân, quy, phượng…
Chum rưụ
Trước đây, đến nhà bà Lan (cùng làng với nhà ông Thể), chúng tôi nhìn những thứ mà gia đình ông Phan Kế Toại để lại, thấy nao lòng đến lạ. Cái roi dạy học trò của ông Toại đen bóng được trau chuốt cẩn thận. Cái roi không chỉ là sự thể hiện uy quyền của thầy và đạo thầy-trò mà còn nói lên sự học hết sức nghiêm túc, có học hành cẩn thận sau này mới làm việc cẩn trọng được. Bà Lan cho biết, nếu du khách thích thưởng thức các món ăn quê, cứ gọi điện trước một ngày bà sẽ chuẩn bị, đảm bảo vừa ngon vừa đỡ tốn tiền… Nay khi chúng tôi đến, bà Lan đi vắng. Nghe nói, bà Lan lên trung tâm Hà Nội ở, thỉnh thoảng mới về nhà làng cổ. Chúng tôi chỉ còn biết mong sẽ có ngày trở lại để còn nhìn chỗ xưa ông Phan Kế Toại dạy học trò…
Nhà ông Thể không khác xưa là mấy, vẫn còn đó những chum tương ở sân đón nắng gió, chum rưụ dưới đất. Vợ chồng chủ nhà nay có ở nhà đón khách và nhộn nhịp khách vào ra hơn. Chúng tôi cũng vào thăm nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, người gắn với câu chuyện đi sứ nổi tiếng. Vua Trung Quốc Chu Do Kiểm (Sùng Trinh) gặp sứ thần Giang Văn Minh liền ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến giờ đã xanh rêu), ý nhắc đến cột đồng Mã Viện. Thám hoa Giang Văn Minh đáp: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (Bạch Đằng từ xưa đỏ vì máu), nhắc lại người Việt 3 lần nhấn chìm quân xâm lược phương Bắc ở sông Bạch Đằng…
Không gian văn hóa không thể tách cảnh và người, quá khứ và hiện tại. Con người Đường Lâm vừa oai hùng, vừa hiền hậu; có những người học sâu rộng, có người là nông dân chất phác. Rưụ gạo hay rưụ của Đường Lâm rất ngon; rưụ gạo mùi thơm thoang thoảng, rưụ nếp cẩm thơm ngọt, nhẹ nhàng.
Chúng ta đang cố giữ cho làng cổ Đường Lâm nguyên vẹn, tính toán sao cho người dân ở đây thụ hưởng được những gì lợi ích do làm kinh tế du lịch đem lại. Tuy nhiên, điều cần cẩn trọng là lợi ích kinh tế không xung đột với sự giữ gìn di sản, với thuần phong mỹ tục và nhất là không làm biến đổi tính cách con người nơi đây. Làng cổ Đường Lâm như cái bình pha lê đẹp và mong manh.
Đường Lâm – “làng 2 vua”, nơi có những: Vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), Thám hoa Giang Văn Minh, Thám hoa Kiều Mậu Hãn… Đường Lâm cũng là nơi sản sinh ra Khâm sai đại thần sau trở thành Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, họa sĩ Phan Kế An… Ngoài nhà cổ, đường làng cổ, Đường Lâm còn có những di tích lịch sử – văn hóa: Lăng Ngô Quyền, Đền thờ Phùng Hưng, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) và các di tích như rặng duối nói buộc voi chiến của Ngô Quyền hay đồi Hùm, nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân.
Theo kinhtedothi.vn
Dân vận khéo góp sức xây dựng nông thôn mới
Tại thị xã Sơn Tây, công tác xây dựng nông thôn mới được xác định là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân tham gia thực hiện.
Để nhân dân phát huy sự chủ động trong xây dựng nông thôn mới nhiều bài học, cách làm hay đã được đúc rút. Trong đó, một trong những kinh nghiệm quý từ Sơn Tây là công tác dân vận cùng sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp Đảng, chính quyền và việc thống nhất đoàn kết trong Đảng, sâu sát đến nhân dân, vận động nhân dân cả về tư tưởng lẫn hành động đóng vai trò rất quan trọng...
Trong suốt thời gian thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Sơn Tây, có một thực tế là, ngay bước đầu không phải nhận thức của tất cả người dân về nông thôn mới đều đã đầy đủ. Không ít nơi, người dân còn trông chờ vào ngân sách Nhà nước.
Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã Sơn Tây ngày một đồng bộ, nâng cao. Ảnh: Đinh Luyện
Để khắc phục điều này, theo ông Nguyễn Huy Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, vai trò chỉ đạo, lãnh đạo điều hành của các cấp, các ngành trong xây dựng nông thôn mới rất quan trọng. Trong đó, phải xây dựng đồng bộ hệ thống bộ máy để chỉ đạo thực hiện chương trình từ cấp thị xã đến cấp xã.
Bên cạnh đó, Thị ủy, Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới của Thị xã đã chỉ đạo các phòng ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, thành viên... bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, tổ chức tuyên truyền, tập huấn sâu rộng đến cán bộ Đảng viên và toàn thể nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực trong nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Công việc tuyên truyền và huy động nguồn lực trong nhân dân ở mỗi xã lại có những sáng kiến, những cách vận động rất linh hoạt. Tính từ năm 2016-2018, trên toàn thị xã Sơn Tây đã vận động các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp đóng góp công trình hiện vật và các hộ gia đình đóng góp hơn 41.000 ngày công, các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ 1,125 tỷ đồng tiền mặt, đặc biệt nhân dân hiến 26.109m2 đất.
Tiêu biểu như nhân dân xã Sơn Đông hiến 856m2 đất mở rộng nghĩa trang, nhân dân thôn Đồi Vua hiến 1.500m2 đất mở rộng đường giao thông nông thôn và đường nội đồng, đóng góp hơn 100 triệu đồng tiền mặt để sửa chữa, tôn tạo các khu di tích. Xã Cổ Đông cũng vận động nhân dân hiến 2.000m2 đất nông nghiệp, 2.500m2 đất ở và 5.444 ngày công lao động. Ngoài ra, xã Thanh Mỹ huy động nhân dân hiến 700m2 đất để mở rộng đường, ngõ, với tổng là 8ha đất để làm đường nội đồng...
Đời sống người nông dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây được cải thiện. Ảnh: Đinh Luyện
Chia sẻ kinh nghiệm đúc rút được từ quá trình xây dựng nông thôn mới ở Đường Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Phan Văn Lợi cho rằng, xây dựng nông thôn mới mục đích cao nhất là đời sống người dân phải đi lên rõ rệt. Vì vậy, mọi việc trước tiên là để mỗi gia đình, mỗi hộ dân có đời sống ấm no và phát triển hơn.
Còn theo ông Chu Quang Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Kim Sơn, công tác tuyên truyền đối với nhân dân rất quan trọng, công tác dân vận phải làm rất tốt thì quá trình xây dựng nông thôn mới sẽ thực sự hiệu quả và san sẻ bớt những khó khăn. Khi tiến hành những hạng mục của xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã cử từng cán bộ xuống các chi bộ thôn, cùng tham gia họp, vận động bà con để bà con hiểu về vai trò của mình với việc xây dựng nông thôn mới.
Cán bộ cùng với nhân dân họp bàn, đưa ra phương án đóng góp phù hợp nhất, nhân dân ai có nguồn có thể đóng góp thêm, ai hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn thì có thể thu dưới mức đã thống nhất, thay vào đó, dân góp công, góp ngày làm.
Đinh Luyện
Theo LĐTĐ
Khám phá Sài Gòn: Con đường nhà cổ ở Chợ Lớn Đường Triệu Quang Phục thời Pháp có tên là Rue de Canton (Quảng Đông). Đây là đường trung tâm của vùng Chợ Lớn xưa. Theo thanh niên