Về hưu nuôi chồn hương cho ăn chuối chín, bán giá 5 triệu đồng/cặp
Nuôi chồn hương đem lại lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/năm cho gia đình bà Nguyễn Thị Cậy (62 tuổi; ngụ phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Bà Cậy cho biết lúc trước bà làm việc cho một công ty thủy sản ở Cần Thơ. Sau khi nghỉ hưu, bà cải tạo lại mảnh đất sau nhà để nuôi cá nhưng hiệu quả không cao vì giá cá trên thị trường bấp bênh.
Bài Cậy chăm sóc những con chồn hương của mình.
Trước đó, bà được con trai gợi ý nên chuyển sang nuôi chồn hương vì nhu cầu của thị trường lớn và giá chồn cao. Bà Cậy tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật, cách chăm sóc chồn qua báo, đài và một người quen. Vào năm 2015, bà mạnh dạn bỏ ra 70 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại rồi mua 18 con chồn giống trưởng thành từ Bình Dương về nuôi.
Video đang HOT
Chồn giống 2 tháng tuổi được bà bán ra thị trường với giá 5 triệu đồng/cặp.
Trừ năm đầu lợi nhuận không nhiều do chi phí đầu tư ban đầu, những năm sau gia đình bà Cậy có nguồn thu nhập vài trăm triệu/năm. “Trải qua những thăng trầm trong chăn nuôi nên tôi thấu hiểu chồn hương rất có tiềm năng để phát triển kinh tế, qua đó giúp ổn định cuộc sống gia đình”, bà Cậy tâm sự.
Hiện, gia đình bà Cậy có 42 con chồn hương lớn nhỏ các loại, trong đó có 24 con chồn bố mẹ. Chồn giống 2 tháng tuổi được bà bán ra thị trường với giá 5 triệu đồng/cặp. Nhu cầu mua con giống là rất lớn nên bà Cậy không đủ chồn con để cung ứng ra thị trường.
Chuối chín là thức ăn khoái khẩu của chồn.
Thông thường, thời gian mang thai của chồn hương thường kéo dài từ 60 – 65 ngày và mỗi năm chồn mẹ chỉ sinh sản được 2-3 lần, mỗi lần sinh từ 1-4 con. Thức ăn của chồn chủ yếu là chuối chín, phổi heo, thịt heo, đầu gà, chuột… làm sạch rồi sau đó luộc chín để làm thức ăn cho chồn.
“Tuy nuôi thuần nhưng chồn vẫn mang bản tính hoang dã, tôi tách chồn ra từng chuồng để hạn chế cắn nhau”, bà Cậy chi sẻ.
Chồn dễ nuôi, ít công chăm sóc, sức đề kháng tốt… Bà Cậy còn tận dụng việc bẫy chuộc quanh nhà để làm thức ăn cho chồn nên chi phí đầu tư thấp. Chỉ với 24 con chồn hương bố mẹ nhưng giúp bà Cậy thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Bà Cậy hồ hởi nói: “Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi chồn hương tích lũy được trong quá trình nuôi cho mọi người khi có nhu cầu học cách nuôi. Dự định trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích và tăng dần số lượng chồn bố mẹ để có nhiều chồn con bán ra thị trường”.
Theo Vân Du (nld)
Thu hơn 40 triệu/tháng nhờ nuôi đàn bò sữa giữa phố
Chuẩn bị giao sữa tươi vừa mới vắt cho nhà máy ở khu công nghiệp Trà Nóc, chị Lưu Kim Thắm, (46 tuổi, ngụ phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) tranh thủ kể về chuyện làm ăn của mình: "Hồi xưa có lúc tôi nuôi đến cả trăm con lợn nái nhưng "hên, xui" thất thường lắm. Năm 2015, tôi chính thức đổi hướng sang nuôi bò sữa cho nhà máy và đổi đời từ đó...".
Ban đầu chị Thắm nuôi 4 con bò sữa với giá mua 15 triệu/con. Những năm tiếp theo thấy việc nuôi bò sữa ăn nên làm ra nên chị đã đầu tư thêm chuồng trại và tăng đàn bò sữa lên đến 20 con. Mỗi năm ngoài việc thu lãi từ bán sữa tươi, chị Thắm còn thu được từ 12-15 con bê. Với giá bán bê đực con từ 2-3 triệu đồng/con; bê cái từ 5-6 triệu đồng/con, chị đã có nguồn lãi mỗi năm từ 70-80 triệu đồng từ bán bê.
Chị Lưu Kim Thắm bên trang trại nuôi bò sữa của gia đình. Ảnh: A.T
Chị Thắm kể thêm, hợp đồng với doanh nghiệp có nhiều cái lợi như được bao tiêu sản phẩm 100%; giá thu mua cao so với thị trường bên ngoài; được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật công nghệ nuôi bò sữa tiên tiến. Cạnh đó, người nuôi bò sữa được cung cấp thức ăn chăn nuôi giá thấp hơn; được thưởng vào dịp cuối năm nếu đạt doanh số theo hợp đồng.
Tuy nhiên, theo chị Thắm, người nuôi bò sữa phải đảm bảo những yêu cầu rất khắt khe như diện tích chuồng; đảm bảo vệ sinh môi trường; không sử dụng bất kỳ chất kháng sinh nào và một số tiêu chuẩn khác. Sữa bò sau khi vắt xong phải giao ngay cho công ty để đảm bảo chất lượng tươi, nguyên chất.
Ngoài việc cho bò sữa dùng thức ăn đạt chuẩn, chị Thắm còn cho chúng ăn thêm thân cây ngô, hèm nấu bia, cỏ ống, mật ong, xác mía... tất cả được pha trộn với công thức chuẩn và được xay bằng các thiết bị máy móc trước khi chất vào kho. Loại thức ăn hỗn hợp này có khả năng lưu trữ từ 20-30 ngày nên rất thuận tiện cho những ngày mưa dầm do nguồn thức ăn tương đối khó tìm. Hiện nay, chị Thắm thiết kế 2 chuồng nuôi với diện tích ngang 4m, dài 25m, cao 4m (mỗi chuồng nuôi khoảng 8 con)...
Toàn bộ phân bò chị Thắm chuyển vào hầm ủ Biogas để tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong gia đình và cho nhiều hộ lân cận "dùng ké". Giải pháp này vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tiết kiệm được chất đốt sinh hoạt. Mỗi ngày chị Thắm giao sữa cho công ty 2 lần sáng và chiều, bất kể ngày nắng hay mưa. Với cách nuôi bò sữa hiện đại, áp dụng chặt chẽ KHKT trong chăn nuôi lẫn phương pháp vắt sữa nên giá bán sữa tươi của chị Thắm có tới 90% sản lượng đạt loại 1 có giá bán 14.000 đồng/kg).
Với tiến độ kinh doanh như hiện nay, mỗi tháng chị Thắm bán được từ 4,5 - 5 tấn sữa tươi, trừ hết các khoản chi phí, chị có lãi trên 40 triệu/tháng...
Ông Nguyễn Văn Sang-trưởng khối dân vận phường Hưng Phú cho biết: "Mô hình này rất hiệu quả, phù hợp với những hộ ít đất sản xuất như chị Thắm. Lợi nhuận thu về khá cao lại rất ổn định vì được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Cạnh đó việc nuôi bò sữa này rất ít rủi ro, luôn đảm bảo vệ sinh môi trường lại tiết kiệm được chất đốt"...
Theo Danviet
Mai "khủng" gần 100 tuổi được ra giá 1,6 tỉ đồng Cây mai "khủng" gần 100 tuổi của một người dân Cần Thơ đang được rao bán với giá 1,6 tỉ đồng. Hiện cây mai "khủng" này đang được đặt dưới dốc cầu Quang Trung (phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thu hút nhiều người dân hiếu kỳ đến xem. "Cụ mai"có gốc rất bự Anh Phương dự định bán cây...