Về Huế trải nghiệm du lịch đầm phá
Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế được ví là bảo tàng nước lớn nhất Đông Nam Á.
Nơi đây dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên và nhịp sống bình dị của cư dân vùng sông nước.
Những ngày nắng nóng, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế tấp nập khách tham quan. Du khách dạo thuyền đón bình minh, đi chợ nổi buổi sáng hay ngắm hoàng hôn cùng hòa mình với bầu không khí trong lành, yên bình vùng đầm phá. Du khách cùng ngư dân đánh bắt hải sản, thưởng thức những món ăn tươi ngon chế biến tại chỗ mang đến những trải nghiệm thú vị…
Bà Mai Ánh ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng chia sẻ cảm nhận: “Lần đầu tiên tôi đến phá Tam Giang. Nơi đây rất nên thơ, tuyệt đẹp. Nếu có điều kiện, thời gian mong mọi người hãy đến đây để trải nghiệm một lần”.
Nhịp sống bình dị của cư dân vùng đầm phá tỉnh Thừa thiên Huế
Vùng đầm phá nước lợ Tam Giang- Cầu Hai rộng hơn 52 km2 với hệ sinh thái đa dạng. Bắt nhịp nhu cầu của du khách, những năm gần đây, hoạt động du lịch cộng đồng tại vùng đầm phá này phát triển nhanh. Nhiều đơn vị du lịch tổ chức các tour du lịch sinh thái, đầm phá. Các mô hình du lịch cộng đồng ra đời, tăng cường nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
Video đang HOT
Đảm bảo an toàn cho du khách tham quan phá Tam Giang
Chị Lương Thị Hiền, hướng dẫn viên Hợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng Tam Giang, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cho hay: “Từ việc làm du lịch, bà con sẽ đỡ đi việc đánh bắt ngoài phá. Cá tôm có cơ hội phát triển tăng số lượng. Bình thường, bà con bán cá tôm cho người buôn khoảng 200.000 đồng/kg, bây giờ chế biến cho khách có thể lên đến 300.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập thêm cho bà con. Việc này không ai tạo ra cả mà bà con tự biết tạo ra nguồn lợi của họ”.
Chèo sup trên phá Tam Giang
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 vào mùa cao điểm du lịch vùng đầm phá. Bà con ngư dân nhờ vậy cũng có thêm nguồn thu nhập ngoài công việc chính là đánh bắt hải sản. Mỗi ngư dân, người lái đò trở thành “hướng dẫn viên”.
Ông Ngô Chiến, người lái đò ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cho biết: Công tác đảm bảo an toàn cho du khách luôn được quan tâm. “Trước khi khách xuống đò, chúng tôi phải đảm bảo an toàn cho du khách. Khách lên đò phải mặc áo phao, đảm bảo an toàn trong suốt thời gian đưa khách đi thăm phá”.
Các tour du lịch khám phá vùng đàm phá hấp dẫn du khách
Tỉnh thừa Thiên Huế có hệ thống sông ngòi đa dạng, bờ biển dài cùng nhiều đầm phá nước lợ rộng, trải dài qua nhiều địa phương với hệ sinh thái phong phú. Đây là nguồn tài nguyên du lịch phong phú đang được tỉnh Thừa thiên Huế chú trọng khai thác.
Chế biến và thưởng thức hải sản vùng nước lợ Tam Giang
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định: “Từ trước đến nay, tỉnh Thừa thiên Huế đã có nhiều hoạt động dịch vụ trên sông nước như thuyền rồng, các chương trình trải nghiệm ngư trường trên đầm phá… So với tiềm lực hiện có thì chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch đường thủy chưa đa dạng và chưa được nâng cao. Hiện nay, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành Giao thông Vận tải phối hợp với ngành Du lịch và các địa phương nghiên cứu có những đề án, phương án phù hợp phát triển thêm các hoạt động, dịch vụ đường thủy”.
Khung cảnh bình dị vùng đầm phá
Clip du lịch phá Tam Giang
Ngoài du lịch di sản, tỉnh Thừa Thiên Huế đang hướng đến khai thác du lịch tiềm năng sông biển, đầm phá, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, góp phần đa dạng hóa, tạo thương hiệu, dấu ấn riêng các sản phẩm du lịch vùng đất Cố đô.
Rú Chá hồi sinh
Nằm ở hạ nguồn sông Hương, Rú Chá thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn sót lại trên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Khu rừng này có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai và được xem như "lá phổi" xanh.
Tháng 9/2021, chúng tôi đến Rú Chá khi cây đước, cây sú đang mùa rụng lá khiến cả cánh rừng toát lên màu trắng của cây, màu vàng của lá đầy mê hoặc, đẹp đến lạ lùng. Nhiều người dân bản địa, một số nhà nhiếp ảnh đã tìm tới đây để thực hiện các bộ ảnh.
Rú Chá như nổi tiếng hơn, thu hút hơn khi mới đây, tác phẩm "Đánh cá ở rừng ngập mặn" của nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung vừa giành giải nhất ở hạng mục Con người tại cuộc thi ảnh danh giá Drone Photo Awards 2021. Chắc hẳn nhiều vị khách phương xa đang ngày đêm mong chờ dịch Covid-19 sớm qua đi để họ được một lần ghé Rú Chá.
TS Phạm Ngọc Dũng - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Bồ (tỉnh Thừa Thiên - Huế), người gắn bó nhiều năm với các dự án trồng rừng ngập mặn, rừng trên cát ở địa phương này - cho biết diện tích rừng ngập mặn Rú Chá dù chỉ 3,83 ha, không đa dạng về thành phần loài nhưng có vai trò, giá trị rất quan trọng đối với hệ sinh thái đất ngập nước. Khu rừng nguyên sinh quý hiếm này còn là "bức tường xanh" giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, bảo vệ đê điều và tăng khả năng ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Hiện Rú Chá được mở rộng diện tích thêm 18,07 ha, gồm các loài đước, sú, vẹt, bần chua... nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vùng đầm phá Tam Giang và trước xu thế bảo vệ môi trường, dân cư, các công trình trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, bão, lũ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Mở rộng diện tích Rú Chá là điều tất yếu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho Hương Phong mà còn nhiều địa phương vùng đầm phá, ven biển của tỉnh.
Năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt đề án phát triển rừng ngập mặn tại xã Hương Phong với nhiệm vụ bảo vệ nghiêm ngặt 21,9 ha rừng ngập mặn hiện có, bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Cụ thể, mục đích của đề án là xác định diện tích có khả năng trồng cây ngập mặn theo các phương thức khác nhau; xác định cơ cấu bố trí loài cây, phương thức trồng hợp lý cho từng khu vực; trồng mới 232,84 ha rừng ngập mặn nhằm nâng cao khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, góp phần đưa kinh tế - xã hội của xã Hương Phong phát triển nhanh, bền vững.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của đề án là xây dựng khu vườn thực vật ngập mặn với khoảng 30 loài chủ yếu, đặc trưng của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo về thực vật, hệ sinh thái rừng ngập mặn cho học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong đề án sẽ xây dựng "bảo tàng gien" các loài thực vật ngập mặn ở miền Trung như cây cóc trắng, cóc đỏ; thường sinh sống ở miền Nam; vẹt dù dở miền Bắc... Mục đích nhằm bảo tồn nguồn gen cây rừng ngập mặn hiện có để phục vụ nghiên cứu khoa học, tạo điểm nhấn hấp dẫn phục vụ du lịch sinh thái...
Thăm bảo tàng tre lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Dương Làng tre Phú An là một trong những điểm du lịch xanh của tỉnh Bình Dương, mang lại cho khách tham quan nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Cổng chào "cây nhà lá vườn" ở làng tre Phú An. Với một số người rời quê đến TP.HCM mưu sinh, lập nghiệp, lũy tre làng luôn là một hình ảnh gợi nhớ và đong đầy...