Vẻ hoang sơ, kỳ vĩ của động Chin Chu Chải ở Lai Châu
Tọa lạc tại xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Chin Chu Chải là hang động còn nguyên sơ, mang vẻ đẹp kỳ vĩ, mới được khám phá trong thời gian gần đây.
Độc đáo ruộng bậc thang có hình ‘cú mèo’ ở Nậm Nhùn, Lai ChâuViệt Nam từ trên cao: Nét hoang sơ của ‘ vịnh Ta Gia’ ở Lai ChâuVề Lai Châu ngắm thác Nậm Lúc, ‘dải lụa’ giữa núi rừng Sìn Hồ
Hang động này thuộc bản Chin Chu Chải, cách trung tâm xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường khoảng 3km, cách thành phố Lai Châu khoảng 8km. Tên bản Chin Chu Chải có nghĩa là “rừng trúc”, vì trước đây khu vực này có nhiều cây trúc. Bản nằm ở độ cao trung bình 1.030 mét so với mực nước biển, trên dãy Pu Sam Cáp hùng vĩ. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Hang động Chin Chu Chải làm điểm đến mới, chưa nhiều người khám phá ở Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Bước qua cửa hang Chin Chu Chải là không gian rộng lớn với vòm hang cao, rộng khoảng vài chục mét. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Tại khoang cửa động có tầng cây bụi sinh sống, tạo vẻ đẹp hoang sơ như một công viên thu nhỏ. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Càng đi sâu khám phá, động Chin Chu Chải càng mở ra vẻ đẹp kỳ bí, độc đáo và hoang sơ. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Mỗi khoang động đều chứa nhiều khối thạch nhũ với hình thù độc đáo, tất cả đều toát lên vẻ đẹp ấn tượng. Trong ảnh là hồ nước bên trong động. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Video đang HOT
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu, hiện nay, hang Chin Chu Chải chưa được công nhận là điểm du lịch, nên hạ tầng cơ bản để phục vụ du khách còn hạn chế. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Kỳ vĩ động Chin Chu Chải- Lai Châu
Khối thạch nhũ khổng lồ với chu vi khoảng 20 mét, chiều cao tương đương tòa nhà 7 tầng, hồ nước thanh tịnh với khối thạch nhũ độc đáo khắc hình Phật Bà, bức tường Việt Nam hai bên thành hang với thác nước chảy róc rách vào mùa mưa tạo thành bản nhạc nước êm đềm...
Đó là những trải nghiệm kỳ vĩ khi đến với động Chin Chu Chải, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Thảm thực vật trong Động Chin Chu Chải tạo vẻ đẹp hoang sơ như một công viên thu nhỏ
Bản Chin Chu Chải cách trung tâm xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường khoảng 3km, cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 8km với hơn 50 nóc nhà của đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Tên bản Chin Chu Chải có nghĩa là rừng trúc, vì trước đây khu vực này có nhiều cây trúc. Bản nằm giữa bình nguyên có độ cao trung bình 1.030 mét so với mực nước biển, trên dãy Pu Sam Cáp hùng vĩ. Xen giữa những khối đá vôi nhiều hình thù là những thửa ruộng trồng ngô, lúa, lạc, cây dược liệu xanh mát. Trong vườn nhà, những cây mận, đào sai trĩu quả. Nhà cửa của người dân gọn gàng, sạch sẽ, gia súc được làm chuồng trại xa nhà. Tất cả những ấn tượng đó cùng với sự thân thiện của người dân tạo cho du khách cảm giác bình yên khi bước chân vào bản làng lưng chừng núi. Không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, nơi đây chứa đựng một kho báu của tạo hóa được người dân bảo vệ, gìn giữ qua nhiều thế hệ vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp kỳ vĩ Động Chin Chu Chải.
Vòm Động rộng lớn
Động Chin Chu Chải với những đánh giá bước đầu đã có nhiều kỷ lục phá vỡ các giới hạn của những hang động đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng và Tây Bắc nói chung. Bước qua cửa động là không gian kỳ vĩ, rộng lớn với vòm hang cao và rộng khoảng vài chục mét. Với thể tích lớn, nó có thể chứa một đoạn phố với những tòa nhà từ 7 đến 10 tầng, hầu như chưa có hang, động nào ở Tây Bắc rộng lớn như vậy. Với những đặc điểm ở khoang cửa động trần hang khô không có thạch nhũ có thể nhận thấy đây là một hố sụt địa chất làm mở ra cửa Động. Điều này cũng lý giải nỗi sợ hãi của một số người già trong bản kể rằng hồi nhỏ đi vào Động không dám nói chuyện to vì có tiếng người vọng lại (do hiệu ứng của vòm hang rộng, nhiều ngách tạo âm vang lặp đi lặp lại). Thỉnh thoảng từ trong động đùn ra cửa những đám sương mù trắng xóa, có gió thổi theo chiều từ trong ra ngoài, với lý thuyết về hang, động thì đây là dấu hiệu của những hang, động lớn, có độ dài và thông nhiều cửa. Tại khoang cửa động có tầng cây bụi sinh sống tạo vẻ đẹp hoang sơ như một công viên thu nhỏ.
Vòm cửa động Chin Chu Chải, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường rất rộng lớn. Ảnh: Cu Porter, Vương Sơn
Khối thạch nhũ khổng lồ hình bảo tháp
Đi sâu vào trong động tại khoang thứ 3 có một khối thạch nhũ khổng lồ, tráng lệ như một tòa bảo tháp. Khối thạch nhũ có hình trụ, chu vi khoảng 20m, chiều cao tương đương toà nhà 7 tầng. Khối thạch nhũ được tạo từ quá trình kết tụ tinh thể đá vôi do dòng nước trên trần hang nhỏ xuống. Đây là một sự kiến tạo kỳ vĩ của tự nhiên, qua những so sánh, có thể bước đầu nhận định đây là cột nhũ đá lớn nhất, độc đáo nhất trong các hang, động đã phát hiện tại Lai Châu nói riêng và Tây Bắc nói chung. Nó tương đương với những cột nhũ đá khổng lồ tại hệ thống Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), hang lớn nhất thế giới. So sánh này cũng phần nào ước lượng thời gian hình thành của khối "bảo tháp" này phải trải qua khoảng vài triệu năm. Được tận mắt chiêm ngưỡng khối thạch nhũ với sự lấp lánh của hàng triệu tinh thể khi ánh sáng chiếu vào bất cứ ai cũng phải trầm trồ, kinh ngạc.
Tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bên Hồ treo thanh tịnh
Tại khoang thứ 4 trong lòng Động, cách cửa khoảng 2km là một "Bức tường Việt Nam" phiên bản thu nhỏ của Hang Sơn Đoòng. Bức tường thạch nhũ được tạo ra do thác nước róc rách chảy xuống từ thành hang vào mùa mưa. Đến mùa khô khối thạch nhũ như một bức tường thành tráng lệ đóng băng lấp lánh hùng vĩ cao vời vợi. Bức tường là biểu tượng của sự vững chắc, kiên cố, tin tưởng.
Bức tượng Phật trên một nhũ đá. Ảnh: Cu Porter, Vương Sơn
Điều đặc biệt, tại một góc của bức tường Việt Nam có "Hồ treo thanh tịnh" với nguồn nước trong vắt quanh năm chưa bao giờ vơi cạn. Giữa hồ có hai cột nhũ đá rất độc đáo một cao, một thấp, cách nhau khoảng 1 mét. Giữa cột nhũ đá cao nếu nhìn từ góc nghiêng khoảng 45 độ, với lòng thành tâm chúng ta sẽ chiêm ngưỡng được bức tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hay còn gọi là Phật Bà được tự nhiên khắc họa tinh vi, nghệ thuật. Trên tay Phật Bà một bên cầm thùy dương liễu hướng lên trên, một tay cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ hướng xuống dưới. Lọ nước cam lồ có chiều nghiêng xuống như rót nước thanh tịnh tạo thành một chiếc Ao Tiên nhỏ trong vắt giữa lòng hang động. Quán Thế Âm có nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.
Tự nhiên đã vô cùng khéo léo trong một xác suất hy hữu có một đoạn thạch nhũ bị gãy từ trần hoặc vách hang vô tình rơi vào giữa hai cột nhũ đá, đoạn thạch nhũ đó có chiều ngang đúng bằng khoảng cách giữa hai cột nhũ đá tạo thành một cây cầu kết nối hai cột nhũ đá với nhau. Có người gọi đó là cầu mẫu tử, có người thì gọi là cầu nhân duyên, cầu tình duyên... nhưng dù gọi dưới tên nào cũng có hàm nghĩa sự kết nối, gắn kết trong tình cảm của con người. Ngồi bên hồ treo thanh tịnh, hay còn gọi là Ao Tiên, hướng về đức Phật dường như mọi buồn khổ tiêu tan, những mong muốn về hạnh phúc, tình duyên, cầu tự sẽ được Phật Bà hữu duyên phổ độ. Chính vì vậy, từ nhiều đời nay, những người già trong bản kể lại với con cháu rằng động của bản rất linh thiêng, nên căn dặn con cháu của bản khi vào động không được đập phá thạch nhũ, không làm điều gì vấy bẩn trong động. Vậy nên cho dù đã được phát hiện từ rất lâu nhưng đến nay Động Chin Chu Chải được bảo vệ gần như nguyên vẹn.
Hồ treo thanh tịnh. Ảnh: Cu Porter, Vương Sơn
Càng đi sâu khám phá, Động Chin Chu Chải càng mở ra những vẻ đẹp kỳ bí, độc đáo và hoang sơ. Mỗi khoang động đều ẩn chứa rất nhiều khối thạch nhũ với hình thù độc đáo. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp kỳ vĩ của một hang động phá vỡ nhiều giới hạn của những hang, động đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Động có nhiều thạch nhũ kỳ vĩ, độc đáo. Ảnh: Cu Porter, Vương Sơn
Động Chin Chu Chải đang thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách muốn đến thăm quan, khám phá. Tuy nhiên, hiện nay động chưa được công nhận là điểm di tích, điểm du lịch, chưa được đầu tư các hạ tầng cơ bản. Để đảm bảo giữ gìn hiện trạng hang động phục vụ đánh giá, khảo sát, công nhận điểm di tích, du lịch, UBND huyện Tam Đường đã ban hành văn bản tạm dừng các hoạt động thăm quan, khám phá Động Chin Chu Chải. Việc khảo sát, đo đạc Động Chin Chu Chải đang được chính quyền và các ngành chức năng thực hiện để "viên ngọc quý" của Lai Châu được xác định đúng giá trị, tầm vóc và sớm lộ sáng. Khi nào động đủ điều kiện đón du khách chính quyền địa phương sẽ có thông báo cụ thể.
Việt Nam từ trên cao: Nét hoang sơ của 'vịnh Ta Gia' ở Lai Châu Được xem là "cửa ngõ" của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, xã Ta Gia là điểm đến còn mới lạ, hoang sơ và chưa nhiều du khách tìm đến. Theo trang TTĐT huyện Than Uyên, xã Ta Gia sở hữu nhiều cảnh quan hùng vĩ như khu vực hồ thủy điện, các dãy núi đá vôi và hang động... có tiềm năng...