Về “Hoa quả sơn” nơi đại ngàn Chư Mom Ray
Những mạch nước từ rừng nguyên sinh, len lỏi qua các khe đá, nhập thành dòng chảy. Bất chợt khựng lại rồi đổ xuống từ trên cao gần 30 mét, tạo ánh sắc cầu vồng lấp lánh.
Thác Ya Ray mang dáng vẻ nguyên sơ, kỳ bí như “Hoa quả sơn” giữa đại ngàn Chư Mom Ray hùng vĩ.
Trung tâm “Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật” thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm cách thị trấn Sa Thầy (Kon Tum) khoảng 8 km. Phía trước Trung tâm, chiếc cổng lớn được làm bằng bê tông giả gỗ, dáng sần sùi già nua nghiêng mình đón khách. Một khoảng sân rộng rợp bóng mát của các loài cây được gắn biển tên khoa học và cách gọi thông thường, tạo cảm giác rất gần với thiên nhiên.
Thác Ya Ray (Vườn quốc gia Chư Mom Ray).
Sau thủ tục hành chính khá đơn giản là khai báo số lượng thành viên, nội dung, mục đích chuyến đi của đoàn. Chúng tôi được anh Trần Quốc Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm hướng dẫn tham quan các khu nhà kỹ thuật, trong đó có nhà lưới nhân giống lan rừng Chư Mom Ray. Anh cho biết: “Hiện nay tại đây đã nhân giống thành công khoảng 120 loài lan rừng, trong đó có những loài rất quý hiếm như Giả hạc, Hoàng phi hạc, Long tu lào…”.
Anh bạn cùng đi trong đoàn của chúng tôi nói vui: “Lan ở đây nhiều và đẹp quá, không biết đã có cây nào đột biến chưa? Nếu có Trung tâm nên sớm mở phiên đấu giá, bởi thị trường lan đột biến đang sôi động lắm”. Anh Tuấn cười hào sảng: “Giá trị thực của lan đột biến chưa chắc bằng lan của của bọn em đâu anh”. Quan sát kỹ, màu sắc và cấu tạo hoa của các loài lan này khá độc đáo, ẩn chứa những bí mật của tạo hóa. Đây chắc chắn sẽ là những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa và hài lòng đối với những du khách mê lan.
Video đang HOT
Giống lan Long tu lào đã được nhân giống thành công tại Trung tâm “Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật” Vườn quốc gia Chư Mom Ray.
Với mục đích tận hưởng cảnh quan thiên nhiên, chúng tôi kiểm tra lại ba lô hành lý cá nhân, đi bộ men theo lối mòn hướng lên thác Ya Ray. Qua cây cầu bê tông nhỏ vắt ngang con suối cạn, hai bên đường là những trà Sa nhân tím. Đây là mô hình phát triển cây dược liệu dưới tán rừng của huyện Sa Thầy. Nay đã cho những chùm quả căng tròn sắp vào kỳ thu hoạch.
Đi bộ khoảng 15 phút, chúng tôi đến Trạm Sấu dừng chân giữa rừng. Nơi đây đã xây dựng hai căn nhà sàn, mái lợp tôn, lát đá hoa sạch sẽ, các phía đều để trống thoáng mát. Dòng suối nhỏ nước trong vắt uốn quanh, những cây cổ thụ lừng lững, gốc rễ xù xì. Đã nhiều năm nay, vào các dịp ngày lễ, tết, kỷ niệm… có rất nhiều đoàn tổ chức vào đây dã ngoại.
Địa điểm này xe ô tô và xe máy đều có thể đến tận đây, nhưng như vậy sẽ không còn sự kỳ thú của chuyến đi, nên hầu hết mọi người đều chọn phương án đi bộ. Chúng tôi ngồi tựa lưng vào lan can nhà sàn vừa uống nước, nghỉ ngơi và ngắm cảnh núi rừng. Anh Tuấn kể: “Những ngày cao điểm như mùng 8 tháng 3 hay 20 tháng 11 hằng năm, có khi cả hàng trăm người đến đây. Trung tâm cũng phải cử cán bộ đến để nhắc nhở giữ vệ sinh, nhất là tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ và phòng chống cháy rừng”. Từ đây đến thác Ya Ray khoảng gần một km, có lối mòn đi bộ được lát bằng những viên đá tự nhiên, .
Con đường nhỏ ngoằn nghèo, uốn quanh các gốc cây đại thụ ngàn năm, thân khoảng 7-8 người ôm. Không gian trong lành, tĩnh lặng tạo cảm giác nhẹ thênh, thư thái. Lối đi vượt dốc lên mãi, những người ít kinh nghiệm và vội vã thường hay phải dừng chân nghỉ từng quãng ngắn. Ngước nhìn tàn cây trên cao đến mỏi cổ, le lói chút ánh nắng đậu trên tán lá bằng lăng, đinh hương… Thỉnh thoảng vọng xuống tiếng chim Hồng hoàng tìm bạn, tiếng lào xào của những chú sóc chuyền cành.
Đoạn đường dù ngắn nhưng đủ để thử sức dẻo dai của mỗi người. Những tảng đá nguyên sơ đồ sộ bên phải lối đi, thường là nơi dừng chân sớm cho những du khách dễ hài lòng và chưa đủ quyết tâm chinh phục.
Thác Ya Ray hay còn gọi là thác khỉ.
Thác Ya Ray nằm ở độ cao khoảng 700 mét so với mặt nước biển. Người dân địa phương quen gọi bằng cái tên “Thác Khỉ”, bởi mỗi khi vắng người là đàn khỉ lại kéo đến nô đùa, có khi lên đến hàng trăm con. Chúng hái các loại trái cây như mận rừng, chôm chôm, dâu đất… rồi tranh nhau chiếm lĩnh các phản đá ung dung tọa thưởng. Khi có tiếng động lạ, lập tức chúng phóc lên các cây cao chót vót và “chửi bới” kẻ xâm phạm inh ỏi. Vì vậy nhiều người quả quyết nơi đây chẳng khác nào “Hoa quả sơn” trong “Tây du ký”.
Từ trên cao khoảng gần 30 mét, vào mùa khô dòng nước đổ xuống thành hai dòng, ba chặng liền nhau mềm mại. Đương nhiên mùa mưa thì chỉ còn một chặng và ào ào như giông bão. Đá rêu phong, nước và không gian âm u làm cho chúng ta như hòa quyện với thiên nhiên hoang sơ.
Đặc biệt, nhiệt độ ở đây thường thấp hơn so với khu vực trung tâm thị trấn Sa Thầy từ 5-7 oC. Nếu mang theo vài chai nước uống, chúng ta có thể “lắc-xê” bằng cách thả xuống suối đá trong vòng 10 phút. Sau đoạn đường vượt dốc, ngả lưng tựa vào những tảng đá, thả đôi chân mệt mỏi cho dòng nước mơn man, ngắm nhìn không gian kỳ vĩ… chắc chắn sẽ là sự trải nghiệm không dễ gì có được.
Chả trách “Tôn Ngộ Không” xưa chẳng màng danh vọng, vinh hoa.
Thác Lơ Tu (Gia Lai) huyền ảo giữa đại ngàn
Lọt thỏm giữa bạt ngàn cây cối, thác Lơ Tu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) mang một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí.
Từ làng Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang), 2 nhân viên bảo vệ rừng của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chiêng điều khiển xe máy chở chúng tôi đi xuyên qua những cánh rừng trồng hướng về làng Pờ Yầu để vãn cảnh thác Lơ Tu. Khi còn cách làng Pờ Yầu chừng 5 km, chúng tôi rẽ vào con đường mòn ngược núi lên ngọn thác đẹp nhất nhì xã Lơ Pang. Từ ngọn núi phía đối diện nhìn qua, thác Lơ Tu như một dải lụa trắng bềnh bồng giữa ngàn xanh cây cối. Nước tràn qua những tảng đá, đổ xuống con suối dưới thung lũng rồi chảy về hạ nguồn.
Anh Nguyễn Vũ Hữu Ảnh cho hay: "Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, tràn qua các tảng đá dội xuống phía dưới phát ra những thanh âm như tiếng trống vang vọng, bọt tung lên trắng xóa một vùng. Thi thoảng còn xuất hiện cầu vồng nơi chân thác tạo nên một khung cảnh lung linh tuyệt đẹp. Mùa nắng, nước có vơi đi đôi phần, êm đềm xuôi về hạ nguồn. Mỗi lần tuần tra rừng ngang qua thác này, anh em chúng tôi thường dừng lại ngắm cảnh, chụp hình lưu niệm".
Nhìn từ xa, thác Lơ Tu như một dải lụa trắng. Ảnh: Thiên Di
Chúng tôi tiếp tục men theo đường mòn ở lưng chừng một quả đồi đi lên phía thượng nguồn của thác Lơ Tu. Nằm kế bên thác là cánh đồng rộng chừng 10 ha với 3-4 nhà đầm lợp mái xanh đỏ, dựng dưới tán mấy gốc cây ở sát mép ruộng. Nắng nhuộm vàng những thửa ruộng còn trơ gốc rạ vụ mùa gặt. Thoảng hoặc, từng lớp mây trắng đuổi nhau bay ngang qua. Chiêm ngắm cảnh sắc yên bình, lòng người trở nên thư thái lạ thường.
Nơi đỉnh thác Lơ Tu, nước trong văn vắt, soi rõ mặt người. Cảm giác mát rượi lan tỏa khắp người khi chúng tôi dùng tay vốc từng vốc nước lên rửa mặt. Không khí trong lành, mát mẻ. Phía trên cao, chim chuyền cành hót líu lo. Quan sát thì thấy, đá ở đây chủ yếu là loại đá tảng, bằng phẳng và có màu sắc khá bắt mắt. Đặc biệt là những tảng đá có đường vân màu vàng đỏ xen lẫn nhau. Chúng tôi chọn một phiến đá bằng phẳng, bẻ ít củi khô và nhặt rơm nhóm lửa nướng thịt heo mang theo trước đó. Mùi rơm cháy quyện với mỡ heo nóng chảy xì xèo trên than lửa hồng gợi nhiều ký ức.
Nước tràn qua đá đổ xuống hạ nguồn tạo hình ảnh đẹp mắt. Ảnh: Thiên Di
Ông Ghép - Trưởng thôn Pờ Yầu - chia sẻ: "Quanh làng có 2 ngọn thác đẹp, nhưng thác Lơ Tu là đẹp nhất. Vì nằm sâu trong rừng nên chưa nhiều người biết đến. Khách đến ngắm cảnh chủ yếu là người trong huyện. Đám thanh niên làng cũng hay lên đây ngồi chơi. Mùa nắng mà lên đây thì thích lắm vì mát rượi. Mấy hộ làm rẫy trên đó cũng làm hệ thống dẫn nước từ thác về tưới cho cây trồng và nấu nước vì rất sạch".
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Ngọc Hải - Chủ tịch UBND xã Lơ Pang - cho biết: "Lơ Tu là ngọn thác đẹp, hoang sơ, phù hợp để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đường vào thác khá khó đi vì chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp. Huyện đang xây dựng phương án để Pờ Yầu trở thành làng du lịch cộng đồng. Khi đó, thác Lơ Tu và cánh đồng lúa cùng tên cũng sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên".
Đại ngàn trên cao nguyên Dân tộc Pu Péo ngày xưa còn có tên là Ka Beo, Pen Ty Lô Lô, là một trong những tộc người có số dân ít trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, khoảng trên dưới 600 người và từng được xem là những cư dân đầu tiên khai phá vùng núi non hiểm trở. Dân tộc Pu Péo chỉ có...