Vẽ đường cho thực phẩm “bẩn”?
Bộ NN&PTNT vừa đề xuất Chính phủ cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh. Đáng nói, loại thực phẩm này trong nước không thiếu, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP, vốn vẫn bị gọi là thực phẩm “bẩn” vì được tẩm ướp hóa chất bảo quản độc hại.
Nội tạng ít giá trị dinh dưỡng nhưng nguy cơ “đầu độc” lại cao
Lý do không thỏa đáng
Công văn do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám ký gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đề xuất Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được nhập trở lại đối với sản phẩm nội tạng trắng đông lạnh. Bộ NN&PTNT cho biết, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), số lượng thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu tăng nhanh chóng, đa dạng, gồm thịt bò, trâu, lợn, gia cầm và các sản phẩm động vật. Trong đó, chỉ tính riêng nội tạng đỏ như tim, gan… nhập khẩu năm 2011 là 915,49 tấn và 2012 là 986,99 tấn. Tuy nhiên, sau khi phát hiện một số lô hàng nội tạng có vấn đề về ATTP, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn 1152 ngày 7-7-2010 yêu cầu Bộ NN&PTNT tạm dừng kiểm dịch mặt hàng nội tạng trắng. Nhưng sau hơn 2 năm, không hiểu lý do vì sao, Bộ NN&PTNT lại kiến nghị cho nhập khẩu trở lại loại thực phẩm không cần thiết lại mang nhiều nguy cơ về ATTP này? Dù mới là kiến nghị Chính phủ, nhưng đề xuất của Bộ NN&PTNT đã gặp sự phản ứng của các chuyên gia thú y và người tiêu dùng cả nước.
Lý giải nguyên nhân đề xuất nhập khẩu trở lại loại thực phẩm này, Bộ NN&PTNT cho rằng, việc ngừng nhập khẩu nội tạng trắng kéo dài đang tạo ra những khó khăn trong quan hệ thương mại của nước ta với các đối tác lớn trong WTO. Thêm đó, khối lượng nội tạng trắng nhập về trước đây cũng không phải lớn và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính như sách trâu bò, dạ dày, tràng, ngẩu pín, tinh hoàn, mề gà. Số lượng nhập theo Cục Thú y năm 2009 là 447,78 tấn, năm 2010 là 22,57 tấn. Hơn nữa, năng lực và biện pháp kiểm soát ATTP đối với sản phẩm động vật nhập khẩu của Việt Nam đã được cải thiện hơn trước.
Không được đầu độc người dân
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam bày tỏ, không nên cho phép nhập khẩu nội tạng, đặc biệt lại là nội tạng trắng. Theo ông Vang, nội tạng luôn chứa hàm lượng cholesterol cao khả năng tồn dư các độc tố rất lớn, không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. “Tôi khẳng định, nếu Bộ NN&PTNT tham khảo ý kiến các nhà khoa học, người dân thì chắc chắn họ đều phản đối”.
Một chuyên gia đầu ngành Thú y, từng là Cục trưởng Cục Thú y cho biết, nội tạng trắng không có giá trị dinh dưỡng thiết thực đối với con người trong nước không thiếu lại rất khó quản lý ATTP, nhất là quản lý về bảo quản. “Không nên cho nhập trở lại loại thực phẩm này khi mình chưa quản lý, kiểm soát được. Hiện, chỉ quản lý nhập lậu chúng ta cũng làm chưa tốt, còn lộn xộn, vậy cho nhập khẩu nữa thì sẽ quản lý kiểu gì?”. Cũng theo chuyên gia này, khâu kiểm dịch ATTP cửa khẩu từ lâu đã là nỗi lo chung, đến nay chúng ta vẫn chưa đủ năng lực để làm tốt việc này. Lý do một số nước trong WTO gây áp lực mà Bộ NN&PTNT đưa ra, được chuyên gia này cho rằng, quá khiên cưỡng, không thỏa đáng. “Bộ NN&PTNT phải có trách nhiệm xem xét mức độ ảnh hưởng quan hệ như thế nào, giải trình thêm cho thấu đáo”. Và, cuối cùng, vị chuyên gia đầu ngành thú y phản ánh: “Cần cân nhắc, xem xét kỹ giữa cái lợi và tác hại, năng lực quản lý trong nước, tránh gây áp lực thêm cho công tác đảm bảo ATTP trong bối cảnh hiện nay”.
Video đang HOT
Phần lớn các nước, người dân không sử dụng nội tạng làm thực phẩm cho người, mà chỉ dùng chế biến cho chăn nuôi thì Việt Nam lại cho nhập khẩu về làm thực phẩm. Đáng nói, loại hàng hóa này không có giá trị về mặt dinh dưỡng, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP rất cao. Các lô hàng lòng, tràng, dạ dày… tẩm ướp hóa chất bảo quản, vận chuyển hàng tháng trời trên biển đã từng được phát hiện. Tại sao Việt Nam phải nhập những thứ đó về tiêu thụ? “Một số nước ngày càng tạo sức ép và áp dụng các biện pháp tác động đến xuất khẩu của ta như Hoa Kỳ ngày càng kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với một số sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam, nhiều lô hàng vi phạm đã bị buộc tái xuất… Hay EU cũng áp dụng biện pháp kiểm dịch chặt chẽ với rau gia vị Việt Nam…Cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng sẽ giúp Việt Nam xử lý những vướng mắc này”, Bộ NN&PTNT khẳng định.
Để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, xu hướng chung của tất cả các nước là xây dựng rào cản kỹ thuật. Do đó, lý do mà Bộ NN&PTNT đưa ra là khó có thể chấp nhận được.
“Nếu Chính phủ cho phép nhập trở lại loại thực phẩm này thì chúng tôi, với chức năng là cơ quan kiểm soát thú y vùng (thuộc Cục Thú y) sẽ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu không làm được thì chúng tôi cũng sẽ đi thuê người, máy móc để làm. Nhưng, tại cửa khẩu Lào Cai, nội tạng động vật chưa bao giờ được nhập khẩu chính ngạch”, ông Hoàng Chính Phương – Phó Chi cục trưởng phụ trách – Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai cho biết.
Chiều 11-1, phóng viên An ninh Thủ đô đã liên hệ với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, người trực tiếp ký công văn gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải xin nhập trở lại nội tạng trắng để tìm hiểu. Tuy nhiên, ông Vũ Văn Tám từ chối vì bận họp và lý do đã được nêu đầy đủ trong công văn.
Theo ANTD
Thịt bẩn tràn vùng biên
Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xích, chả cá, nội tạng heo, cá tầm, gà cay, khô "hổ", bim bim... đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa tiêu thụ.
Lợi dụng hàng chục km đường sông biên giới, các đầu nậu đã thuê cửu vạn hoặc dân buôn nhỏ lẻ dùng thuyền qua biên giới mua nhiều loại thực phẩm "bẩn" mang về Việt Nam tiêu thụ.
Ngày càng tinh vi
Nổi danh từ nhiều năm trước với việc phát hiện số lượng lớn nội tạng động vật nhập lậu từ bên kia biên giới thì nay tại Lào Cai, lực lượng chức năng đã phát hiện thêm nhiều loại thực phẩm "bẩn" mới như xúc xích, chả cá, cá tầm, gà cay (đóng gói), khô "hổ", bim bim...
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Đội phó Đội Kiểm soát - Cục Hải quan Lào Cai, phương thức nhập cá tầm được dân buôn lậu thực hiện rất tinh vi bằng cách cho vào rọ thả xuống sông rồi dùng thuyền kéo qua biên giới. Do việc bảo quản không đúng nên khi bị lực lượng chức năng phát hiện, nhiều mẻ cá tầm đã đến giai đoạn phân hủy.
Lực lượng chức năng tiêu hủy hàng trăm gói gà cay Trung Quốc
Xác định đây là thời điểm các đầu nậu gom hàng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2013, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Lào Cai đã cắt cử các lực lượng bám sát trên các địa bàn phức tạp như TP Lào Cai, huyện Bát Sát, Mường Khương, Bảo Thắng... Sau nhiều giờ mật phục, chiều 25-12-2012, Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi cục Quản lý thị trường Lào Cai) đã bắt giữ được lô hàng xúc xích có nguồn gốc Trung Quốc tại phường Cốc Lếu, TP Lào Cai. Đến ngày 31-12-2012, lực lượng chức năng tiếp tục bắt giữ một ô tô chở 130 kg xúc xích đã chảy nước, bốc mùi hôi thối. Chủ xe khai nhận số hàng này được mua từ Trung Quốc và đang vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ.
Lực lượng chức năng thu giữ chả cá nhập lậu
Mới đây nhất, ngày 2/1, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai bắt giữ được một lô hàng gồm 70 kg xúc xích, gần 100 kg chả cá, hàng trăm gói gà cay, hàng chục kg chim cút mổ sẵn....
Ông Hoàng Chính Phương, quyền Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, cho biết trong năm 2012, lực lượng chức năng đã tiêu hủy hơn 16.000 tấn thủy sản, thịt đông lạnh nhập lậu...
"Tân trang" bằng hóa chất
Theo ông Lê Hải Đăng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, thời gian gần đây, tại Lào Cai nổi lên tình trạng nhập lậu xúc xích từ Trung Quốc. Xác minh cho thấy xúc xích nhập lậu từ Trung Quốc thường được chế biến từ heo chết đã phân hủy. Sau khi tuồn vào nội địa, số hàng này sẽ được "tân trang" bằng hóa chất khử mùi và đóng nhãn mác giả rồi đưa đi tiêu thụ. "Xúc xích nhập lậu rất giống các loại xúc xích trong nước sản xuất nên rất khó phân biệt" - ông Đăng nói.
Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Lào Cai cho biết thủ đoạn của các đối tượng buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm lậu là lợi dụng những con đường mòn rồi tập kết mang đi tiêu thụ. Khi lực lượng chức năng phát hiện, các đối tượng vận chuyển thường thả gà vào các trang trại của người dân ven biên giới.
Do Lào Cai cách xa Hà Nội, đường lại khó đi nên thay vì vận chuyển gia cầm còn sống thì các đầu nậu đã giết mổ gà, chim cút từ bên kia biên giới rồi thuê cửu vạn vận chuyển về hoặc nhồi nhét giữa nhiều mặt hàng được phép nhập khẩu khác.
Vô tư ăn hàng bẩn
Hằng ngày, TP Lào Cai, thị trấn Sa Pa, Bắc Hà và nhiều nơi khác của tỉnh Lào Cai có đến hàng trăm quán ăn phục vụ người dân và du khách.
Đáng lưu ý, tại các quán đồ nướng này, thực khách tha hồ thưởng thức các mặt hàng thực phẩm nhập lậu như chả cá, xúc xích, nội tạng, trứng gia cầm, giò heo...
Theo 24h
Phát hiện xe tải chở 400kg nội tạng ôi thối Ước tính khoảng 400kg lòng, mề, dạ dày của lợn, trâu bò...được mua từ nhiều lò mổ để mang bán ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Hà Nội. 3 giờ sáng 27.12, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội phối hợp với Thanh tra chuyên ngành Sở NNPTNT Hà Nội tiến hành...