Về đồng ăn cá lóc nướng muối
Những cơn mưa xuất hiện dày đặc hơn, đoạn cuối con sông Thu Bồn (Quảng Nam) nước đầu nguồn đổ về trở nên đục ngầu. Đấy cũng là thời điểm cá đồng xuất hiện nhiều.
Hấp dẫn cá lóc nướng muối
Bạn từ phương xa về thăm quê, vừa tới nhà đã điện thoại í ới gọi đến quán bình dân mái lá ven sông để cùng hàn huyên và thưởng thức món cá lóc nướng muối.
Nâng chén rượu nếp nhấp môi rồi đưa lát thịt cá vừa nóng vừa ngọt vị đậm đà dân dã, bạn gật gù: “Lâu rồi mới được ăn cá lóc nướng muối quê hương, sao ngon quá. Lại thấy khỏe và nhẹ cả người”. Nhìn bạn nhai giòn tan, hít hà vì “đã” cái miệng mới biết dù chỉ đơn giản là một món ngon quê nhà nhưng lại trở thành nỗi nhớ nhung trên từng bước đường của người xa hương.
Những con cá lóc cỡ bằng cổ tay người lớn được chủ quán mua từ một chiếc thuyền của ngư dân đánh cá trên sông. Cá đem về nhanh tay rống nước vào thùng để thải bớt chất bẩn trong ruột. Cá lóc còn sống, tươi nguyên, làm sạch vảy, giữ lại bộ lòng. Sả cùng lá chanh được rửa sạch đập dập rồi đem nhồi dọc theo thân cá. Muối hột ngoài là gia vị còn là phương pháp nấu đặc biệt để nén chặt hương vị vào bên trong của món ăn. Sau đó, cá được bọc kín trong lớp vỏ muối. Nếu thích có thể thêm một ít bột mì và lòng trắng trứng sẽ giúp kết dính các hạt muối lại với nhau hơn.
Cần chuẩn bị bếp than trước khi nướng cá. Sử dụng than hoa không khói và dùng lượng than vừa phải để nướng cá. Đảm bảo nhiệt độ của bếp than không quá cao hoặc quá kém nhiệt khiến cá bị cháy khét hay lâu chín. Đặt vỉ nướng lên bếp cho nóng lên sau đó mới cho cá vào nướng. Trở mặt cá để cá chín đều, thơm lừng. Chỉ cần một ít rau thơm vườn nhà là đủ đầy hương vị hồn quê.
Cá lóc nướng muối đúng điệu khi cá thơm đặc trưng mùi nướng, thoang thoảng hương sả, thịt cá dai, ngọt, đậm đà vị muối. Đây là món ăn dân dã, nhưng sang trọng. Sang vì nó quý hiếm, không phải nơi nào cũng có được đúng loại cá lóc đồng.
Người biết thưởng thức cá lóc nướng chọn đúng thời điểm thong dong vì nếu vội vàng sẽ mất hết một nửa hứng thú. Cứ tà tà gắp, nhâm nhi một miếng chỉ nhỉnh hơn đầu đũa đã thấm vị đậm đà. Cứ thế nhâm nhi mà cả bạn và tôi đều quên cả lối về.
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Món ngon miền Tây no căng mà vẫn thèm
Về Mỹ Tho ăn hủ tiếu, ghé Cần Thơ ăn bánh cóng, tiện dừng chân ở Bạc Liêu chén cơm ba khía muối rồi mua chút bánh pía làm quà ở Sóc Trăng.
Ngoài đặc sản là sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, miền Tây còn lừng danh bởi những món ăn khiến du khách 'đi dễ khó về'.
Cá lóc nướng trui Vĩnh Long
Cá lóc nướng cuốn với bánh tráng là món ăn tuyệt hảo. Ảnh: Huấn Phan
Ngoài đặc sản trái cây bốn mùa, cá lóc nướng trui đậm vị đồng quê là món ăn du khách không nên bỏ lỡ khi về Vĩnh Long. Cá lóc nướng trui được nướng theo kiểu 'rừng rú' nhưng ăn một lần là ghiền bởi phải khéo tay và nướng đúng điệu thì cá ăn mới thơm, thịt mới ngọt.
Dùng một que tre tươi chuốt nhọn đầu rồi đâm xuyên từ miệng đến đuôi cá. Sau đó cắm que xuống đất, phủ rơm lên và đốt. Thoạt tiên trông có vẻ giản đơn nhưng không phải ai cũng nướng được cá ngon mà không bị khét hoặc sống. Phải phủ rơm vừa đủ, rơm ít cá sẽ sống, khi ăn có mùi tanh còn rơm nhiều quá cá khét thì ăn bị đắng.
Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Cá lóc nướng trui thường dùng với bánh tráng, rau thơm, khế, húng lủi, giá sống, chuối chát, dưa trèo... và chấm kèm với nước mắm tỏi ớt, me.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long, song hủ tiếu Mỹ Tho là danh bất hư truyền, bởi dù chỉ ăn một lần cũng làm người ta nhớ mãi. Món ăn được nấu từ sợi hủ tiếu khô cùng với nước lèo từ thịt bằm nhỏ, lòng và xương tủy heo. Hủ tiếu Mỹ Tho được ăn kèm với giá, hẹ, xà lách và một số loại rau sống khác. Nước chấm đi kèm là nước tương tỏi ớt pha chút giấm đường, giúp tô hủ tiếu thêm thơm ngon, bắt mắt.
Một tô hủ tiếu ngon thì sợi hủ tiếu phải trong và dai, không bị bở hay mềm. Hủ tiếu Mỹ Tho ngày nay có mặt khắp khắp nơi ở miền Tây, song về Tiền Giang thì phải ăn món này mới đúng điệu.
Canh chua cá linh bông điên điển Đồng Tháp
Lẩu cá linh ăn cùng bông điên điển là món ăn yêu thích của du khách.
Bông điên điển là loài cây mọc hoang đặc trưng ở miền Tây. Bông hoa nhỏ, màu vàng, thường được chế biến theo kiểu luộc hay xào tỏi. Nhưng bông điên điển ngon nhất vẫn là khi được nấu món canh chua với cá linh mùa nước nổi. Cá linh bằng ngón tay, thân có nhiều xương, vảy cá cứng. Từ khoảng tháng 11 âm lịch, nước rút, lúc này cá về nhiều ăn không hết, ngoài nấu canh chua, người dân tích trữ thành nhiều món như làm mắm, ủ thành nước mắm ăn dần.
Bông điên điển với cá linh là một sự kết hợp độc đáo, rất miền Tây và có nhẽ chỉ ở xứ sở này người ta mới có thể tìm thấy món ngon như thế. Vị ngọt từ cá linh, vị chua chua, thơm, giòn và bùi của bông điên điển chấm với nước mắm mặn pha ớt... khiến cho những ai từng ăn món này đều phải gật gù khen ngon.
Kẹo dừa Bến Tre
Kẹo dừa Bến Tre vốn nức tiếng từ lâu bởi nơi đây được mệnh danh là xứ dừa với những cánh đồng dừa bạt ngàn Bất tận. Về Bến Tre chẳng những được uống nước dừa thả ga, du khách còn có dịp thưởng thức món kẹo dừa thơm ngon, béo ngậy.
Nguyên liệu chính để làm kẹo dừa là cơm dừa khô, nếp, đường và đậu phộng. Ngày nay kẹo dừa phong phú về chủng loại bởi đã được người dân sáng tạo ra nhiều hương vị như kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa cacao... để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
Bánh cống Cần Thơ
Bánh cống dùng kèm rau cải, xà lách.
Cái tên lạ tai của loại bánh này khởi hành từ hình dạng như cái cống sâu. Bánh cống là một món ăn dân dã của người Cần Thơ với nguyên liệu chính từ bột, thịt băm, đậu xanh và tôm tươi.
Khi chế biến, bột bánh trộn đều với đậu xanh, thịt băm (đã được xào chín trước đó) và cho vào khuôn, để tôm tươi lên trên, sau đó đem cho vào chảo dầu nóng chiên đến khi chín thì vớt ra. Bánh cống ăn nóng để giữ độ giòn và thơm, thường dùng kèm với rau sống như cải xanh, xà lách, diếp cá... và chấm nước mắm tỏi ớt.
Rượu đế Gò Đen, Long An
Rượu đế Gò Đen là đặc sản lừng danh của Long An nói riêng và của miền Tây nói chung. Tên gọi Gò Đen của loại rượu này khởi hành từ địa danh ba 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức. Đây là địa danh tập hợp nhiều lò nấu rượu nhất từ hơn 100 năm trước.
Rượu đế Gò Đen được nấu 100% từ nếp nguyên chất và men gia truyền để đảm bảo không cồn và vị thơm, ngon, ngọt khi uống. Bí quyết để rượu thơm ngon và chất lượng nằm ở khâu chọn nếp, thường là nếp cái, nếp mỡ hay nếp than được trồng tại địa phương. Vì thế, rượu đế Gò Đen là loại thức uống mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch về Long An.
Ba khía muối Bạc Liêu
Không phải ngẫu nhiên mà loài ba khía đi vào âm nhạc với bài hát Anh ba khía. Bởi lẽ loài ba khía là thực phẩm dân dã, hình dáng không đẹp nhưng thịt thì ngon ngọt, đặc trưng cho ẩm thực miền Tây.
Đặc biệt, món ba khía muối là món ăn không thể bỏ qua khi đến xứ sở của công tử Bạc Liêu. Ba khía muối mua ở chợ về đem gỡ bỏ vỏ, trộn đều với tỏi ớt, đường và chanh. Đợi ba khía ngấm gia vị tầm 30 phút là có thể ăn được. Dân sành ăn thường trộn ba khía sẵn để hôm sau mới ăn cho thấm hết gia vị, ăn sẽ đậm đà hơn. Ba khía muối ăn với cơm là hết sảy, nước ba khía mằn mặn ứa ra hòa trộn với vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt rất thú vị.
Theo Asiabooking
Cá lóc nướng mỡ hành Cá lóc nướng mỡ hành với thịt cá được được nướng chín bùi thơm, thêm mỡ hành béo ngậy và hấp dẫn, mang đến cho bạn bữa cơm gia đình ngon. Nguyên liệu làm cá lóc nướng mỡ hành (cho 4 Phần ăn) Cá lóc 1 con Dầu hào 1 muỗng canh Mật ong 1 muỗng cà phê Dầu mè 1 muỗng cà...