Vẻ đẹp vịnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi cao
Leo lên núi Bài Thơ hay Ti Tốp, bạn sẽ có những góc nhìn khác biệt về di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long là điểm du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Trên hình là một góc có tầm nhìn bao quát thành phố.
Núi Bài Thơ là một trong những điểm đến hấp dẫn. Nơi đây còn lưu lại bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông, khắc trên đá vào năm 1468. Đứng từ trên núi, bạn có thể quan sát vịnh Hạ Long và toàn bộ thành phố. Đường dẫn lên núi nằm ở số nhà 104A Lê Thánh Tông, mở cửa miễn phí từ 5h30 đến 19h. Bạn cũng có thể chọn một hướng đi khác trên phố Long Tiên, cạnh chùa Long Tiên.
Sau khi leo lên đỉnh núi Bài Thơ, bạn sẽ dễ dàng quan sát được cầu Bãi Cháy. Công trình này mới được trang bị hệ thống đèn led chiếu sáng đổi màu và phía xa hơn là cảng nước sâu Cái Lân.
Bạn sẽ thấy con đường mới mở Trần Quốc Nghiễn với nhiều xe cộ qua lại, và núi Cô Tiên nằm bên trái.
Phong cảnh vịnh Hạ Long được quan sát từ độ cao 200 m. Nơi đây nổi bật với hệ thống đảo đá nhiều hình dáng và các hang động. Tất cả quần tụ tạo cảnh quan sinh động và huyền bí cho thành phố.
Video đang HOT
Những ngôi nhà của phường Hồng Hải cũng trở nên nhỏ bé khi nhìn từ trên cao. Thời điểm chụp ảnh đẹp nhất ở núi Bài Thơ là 6h sáng hoặc 4h30 chiều.
Ngoài núi Bài Thơ, du khách có thể lựa chọn lên đỉnh Ti Tốp để ngắm cảnh. Điểm đến này cũng khá nổi bật, được đưa vào nhiều lịch trình tour tham quan vịnh. Đường lên núi có những bậc thang đá tiện lợi di chuyển. Với độ cao khoảng 100 m, hành trình leo không quá vất vả với nhiều người.
Một góc vịnh Hạ Long được quan sát từ động Hang Cỏ.
Theo VNE
Top 10 cây cầu nổi tiếng nhất Việt Nam
10 cây cầu nổi tiếng được du khách thích chụp ảnh nhất đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đánh giá xếp loại và công bố.
1. Cầu Long Biên (Hà Nội)
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902).Cầu Long Biên được ví như gạch nối với lịch sử, nối Thành Cổ Loa với Hoàng thành, nối xưa với nay. Trong các phương án bảo tồn cầu Long Biên có ý kiến cho rằng nên biến cầu thành cầu đi bộ đẹp nhất của Việt Nam và thế giới.
2. Cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội)
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua Sông Hồng được khánh thành tháng 9 năm 2010. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m). Tổng chiều dài gần 15 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m.
3. Cầu Pá Uôn (Lai Châu- Sơn La)
Cầu Pá Uôn là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Toàn cầu có 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Cầu nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, sát ngay thị trấn Phiêng Lanh, "thủ phủ" mới của huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Cầu khánh tháng thàng 8 năm 2010 được ví như một món quà ân tình dành cho người dân Tây Bắc - những người sống bên sông Đà đã hi sinh nhà cửa, ruộng vườn cho thủy điện Sơn La.
4. Cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến. Cầu khánh thành và đi vào sử dụng tháng 12 năm 2006.
5. Cầu Rồng (Đà Nẵng)
Cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Cầu Rồng là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hàn.
6. Cầu Thuận Phước (Đà Nẵng)
Được khởi công xây dựng vào ngày 16-1-2003 với vốn đầu tư ngân sách thành phố gần 1.000 tỷ đồng, sau khi khánh thành ngày 19-7-2009, cầu Thuận Phước trở thành cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam với 1.856m. Ý tưởng thiết kế ánh sáng cho cầu Thuận Phước mang hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn, biểu tượng cho ý chí, khát khao phát triển không ngừng của con người Đà Nẵng
7. Cầu Thị Nại (Bình Định)
Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai. Phần chính của cầu dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m. Cầu gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m. Tính cả phần hệ thống đường gom, cầu dài 6960 m với 5 cầu ngắn.
8. Cầu Phú Mỹ (TP.HCM)
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của TP. Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư 2076 tỷ đồng. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới.
9. Cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang- Vĩnh Long)
Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước Australia và Việt Nam, một công trình giao thông có kiểu dáng kiến trúc duyên dáng trên quốc lộ 1A, thu hút khách du lịch mọi miền. Tổng chiều dài là 1.535 m, bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
10. Cầu Cần Thơ (Vĩnh Long- Cần Thơ)
Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Theo ngôi sao
Leo núi Cô Tiên - Nha Trang Nằm ở phía Tây Bắc thành phố, dãy núi Cô Tiên cao sừng sững như bức bình phong chắn gió bão cho Nha Trang, nơi đáng sống ở Việt Nam. Nhắc đến Nha Trang (Khánh Hòa), người ta nghĩ ngay đến nắng vàng cát trắng và biển xanh ngút ngàn. Nhưng ít ai biết rằng ngoài những bãi biển đẹp được xếp hạng...