Vẻ đẹp váy áo tiếp viên hàng không xưa
Các trang phục không chỉ riêng vest đứng đắn mà cón các chi tiết thời trang như găng tay hay bốt da
Thời gian gần đây, đồng phục đang là mối quan tâm lớn của ngành hành hàng không thế giới. Các hãng cố tìm cách đổi mới trang phục cho các tiếp viên nhằm tạo ra sức hút với khách hàng nhiều lớn. Trong khi hãngAll Nippon Airways phải “cậy nhờ” nhà thiết kế Prabal Gurung thì Virgin Atlantic lại tìm đến Dame Vivienne Westwood.
Thiết kế đồng phục của mỗi hãng hàng không vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, sự việc này khiến cho giới thời trang gợi nhớ những bộ trang phục mà các nữ tiếp viên hàng không từng khoác lên người trong quá khứ. Ngôi Sao xin điểm lại những mẫu đồng phục cuốn hút của tiếp viên hàng không trong quá khứ.
Tiếp viên của hãng hàng không America Airlines vào năm 1935 diện váy vest cùng sơ mi cực “xì tai”.
Mẫu đồng phục của Delta Airlines trong những năm 1965 đến 1968
Đồng phục của British United Airways vào năm 1967 được phối với mũ và găng tay cá tính.
Video đang HOT
Nhân viên hãng Southwest Airlines của Mỹ lại có đồng phục là váy ngắn cùng bốt da quyến rũ vào năm 1968.
Nữ tiếp viên của United Airlines lôi cuốn với bộ váy đỏ kẻ sọc trắng vào năm 1968.
Bên cạnh váy vest giống những công ty hàng không khác, Pan American còn sắm cho tiếp viên của mình áo măng tô. Bức ảnh được chụp vào năm 1970.
Đồng phục của National Airlines là một trong những mẫu thiết kế thời thượng nhất vào năm 1971.
Các mẫu đồng phục đầy màu sắc của America Airlines vào đầu những năm 70.
Đồngp phục của Air India năm 1971 được tô điểm bởi chiếc khăn choàng
Sự chuyển biến của đồng phục tiếp viên Japan Airlines (phải sang trái) trong các năm 1951-1954, 1954-1960, 1960-1967,1967-1970, 1970-1977, 1977-1987, 1988-1996.
Tiếp viên của Icelandic Air vào những năm 1960 sở hữu những chiếc mũ mang phong cách quân sự.
Đồng phục đầy màu sắc của các tiếp viên PSA Airlines khi xưa.
Các trang phục dành cho tiếp viên hàng không của hãng Hughes Airways một thời.
Theo VNE
Tiếp viên, phi công VNA lương cao nhưng vẫn buôn lậu vì... tham
Với mức thu nhập khá cao so với bình quân chung, nhưng một số phi công, tiếp viên vẫn lợi dụng đặc thù nghề nghiệp để buôn lậu, chuyển tiền bất hợp pháp kiếm lời.
Cuối năm 2008, phi công Đặng Xuân Hợp, cơ phó của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines (VNA) trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo (Nhật) đã bị Hải quan Nhật Bản tạm giữ điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép...
Trước đó, tháng 11.2008, VNA cũng đã buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt, người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc. Cũng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác của VNA là Trần Đình Đang cũng bị cơ quan an ninh Úc bắt tại sân bay do mang ngoại tệ vượt quá quy định (quá 10.000 USD). Phi công Trần Đình Đang đã bị kết án tù 4 năm rưỡi do vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam.
Với lợi thế không phải soi chiếu hành lý, nhiều phi công, tiếp viên đã tham gia vào đường dây vận chuyển tiền quy mô lớn hoặc buôn lậu các mặt hàng mang lại lợi nhuận lớn.
Giữa năm 2008, một nam tiếp viên của VNA là Nguyễn Hoàng Hải trên chuyến bay từ Đức về Việt Nam cũng đã bị hải quan TP.HCM bắt giữ do vận chuyển trái phép hơn 300.000 euro. Cũng đầu năm 2008, hai tiếp viên khác là Nguyễn Quý Hiển và Nguyễn Hoàng Hương Xuân bị Hải quan Hàn Quốc bắt giữ tại sân bay Incheon khi mang 300.000 USD Mỹ vào nước này.
Cuối năm 2011, siêu mẫu Vĩnh Thụy đã bị khởi tố vì liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ về TP.HCM thông qua một số tiếp viên của VNA. Bị khởi tố cùng Vĩnh Thụy có tiếp viên Thái Anh Tiến, đoàn tiếp viên VNA.
Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đã xác định hơn 30 tiếp viên hàng không đã tham gia các phi vụ vận chuyển trên do Đỗ Thanh Lâm cầm đầu.
Các bị cáo trong vụ án buôn lậu qua đường hàng không với hơn 30 tiếp viên hàng không được Bộ Công an xác định là có dính líu trong đường dây do Đỗ Thanh Lâm cầm đầu, tại phiên tòa xét xử hồi 24.7.2012 - Ảnh: Lê Nga
Thực tế, VNA nhiều lần khẳng định không bao che, dung túng cho các sai phạm cá nhân và kiên quyết xử lý mọi hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, mặc dù số vụ việc có giảm, nhưng tình trạng một số tiếp viên buôn lậu kiếm lời vẫn cứ âm thầm diễn ra. Mới đây nhất là vụ việc hôm 22.9, tiếp viên phó Bùi Ngọc Tuấn của VNA đã bị tạm giữ do "xách tay" 50 điện thoại di động iPhones 5S mà không khai báo hải quan.
Trao đổi với Thanh Niên Online, một lãnh đạo VNA thừa nhận, mặc dù đã tăng cường nhiều biện pháp quản lý với lực lượng tiếp viên, phi công nhưng hiện tượng buôn lậu, vi phạm pháp luật vẫn diễn ra. Vị lãnh đạo này cho biết, với các hành vi trên khi bị phát hiện, hãng đều áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc như điều chuyển công tác, buộc thôi việc với các cá nhân vi phạm.
Theo TNO
Tiếp viên hàng không 'xách tay' 50 iPhone 5S Trong chuyến bay từ Paris đến Nội Bài hạ cánh sáng 22/9, nhân viên an ninh đã phát hiện 1 tiếp viên hàng không mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S không khai báo. Theo đó, trong chuyến bay VN106 của Vietnam Airlines từ Paris đến Nội Bài hạ cánh lúc 6h25 sáng 22/9, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn bị nhân viên...