Vẻ đẹp tựa phim cổ trang tại Làng văn hóa dân tộc Mông giữa lòng Hà Giang
Như một thế giới thu nhỏ yên bình mà sống động, thơ mộng mà hùng vĩ, đơn sơ mà gần gũi, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ được xem là một trong những điểm đến thú vị dành riêng cho những ai muốn tìm kiếm những phút giây yên ả giữa nhịp sống xô bồ của thời đại.
Pả Vi Hạ – Đóa hoa nở rộ giữa cao nguyên đá
Nằm cách trung tâm Mèo Vạc, Hà Giang khoảng tầm 4km và cách trung tâm thành phố Hà Giang tầm 160km, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ nằm trên con đường Hạnh Phúc nối hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn. Đây là một trong những điểm nhấn thú vị nơi miền đá Mèo Vạc, tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông sống quanh khu vực này.
Quanh năm tọa lạc yên bình dưới chân đèo Mã Pí Lèng hùng vĩ, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông khá gần những điểm đến là danh lam, thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi gắn với những truyền thuyết ly kỳ như: Mê cung đá; Chuyện tình chàng Ba và nàng Út; Sự tích vách đá trắng trên đỉnh núi cô Tiên… Từ đây, du khách có thể tham quan một số di tích văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, như: Danh thắng Mã Pì Lèng, Hóa thạch huệ biển, Hang Rồng…
Đầu tiên, đến với Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ, du khách sẽ ấn tượng ngay với chiếc cổng chào có hình dáng tựa chiếc khèn Mông khổng lồ. Đặc biệt, nơi đây còn thu hút du khách bởi những homestay được xây dựng đúng phong cách của đồng bào dân tộc Mông. Nhà làm bằng tường đất, cột kèo bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương hai tầng. Mỗi homestay được bố trí xây dựng trên diện tích khoảng 300m2, có hàng rào bằng đá xếp xung quanh. Ngoài ra, khuôn viên các nhà đều được trồng nhiều loại hoa đặc trưng của núi rừng hoang sơ, tạo cho du khách cảm giác như lạc giữa đại ngàn, giữa chốn cảnh sắc thiên nhiên đẹp đến nao lòng.
Ấn tượng ở Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông còn bởi 2 khoảng sân hình lục giác vô cùng độc đáo, những ngôi nhà trong làng theo đó cũng được xây dựng ôm trọn lấy khoảng sân này. Nếu nhìn từ trên cao xuống, bạn có thể tưởng tượng khoảng sân này như hình một bông hoa 6 cánh đang bung tỏa đón ánh nắng mai.
Video đang HOT
Mặt khác, nhiều người đến đây lại cảm nhận khúc sân được thiết kế như một “trận địa”, mang một ý nghĩ tâm linh kỳ bí nào đó của đồng bào dân tộc Mông. Song, dù được cảm nhận theo nhiều góc nhìn khác nhau, không thể phủ nhận rằng 2 khoảng sân lục giác này chính là một trong những điểm nhấn quan trọng, góp phần làm tăng thêm vẻ cổ kính, uy nghi của một ngôi làng đậm chất điện ảnh cổ trang, khiến bao du khách phải tò mò, thích thú như đang lạc vào những mẩu chuyện, thước phim đã từng xem trên màn ảnh nhỏ.
Với kiểu khí hậu đặc trưng, riêng biệt, nhiệt độ trung bình năm ở làng khoảng 18C cùng một mùa Đông kéo dài tới 8 – 9 tháng, dường như không có mùa nóng. Đặc biệt, từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau là thời điểm lạnh nhất trong năm, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0C. Mùa Đông lạnh như vậy, nhưng mùa Hè ngắn chỉ 2 – 3 tháng với nhiệt độ trung bình từ 19 – 23C. Điều kiện thời tiết ở Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ khiến ta liên tưởng về một Đà Lạt thơ mộng thu nhỏ tại Hà Giang.
Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
Hiện nay, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ không chỉ là nơi để khám phá, trải nghiệm những nét đặc sắc của văn hóa người Mông, nơi đây còn được biết đến như một thiên đường nghỉ dưỡng, thư giãn, gần gũi với thiên nhiên. Được xây dựng theo mô hình hợp tác công – tư với diện tích hơn 46.000m2 gồm 3 khu vực chính và hơn 26 hộ dân tộc đang sinh sống, ngôi làng là nơi huyện Mèo Vạc đầu tư cơ sở hạ tầng và cho các hộ gia đình tự xây dựng homestay để làm du lịch.
Trong khoảnh khắc đầu tiên đặt chân đến làng, bạn sẽ như được bước vào một thế giới mới tách biệt hoàn toàn với nhịp sống hiện đại ngoài kia. Từ đây, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy những trái ngô được phơi trên xà nhà, cùng với đó là hình ảnh cần cù lao động của những người dân thật thà, chân chất đang khoác lên mình những bộ váy áo thổ cẩm sặc sỡ được may tinh tế. Bằng sự mến khách và đối đãi chân tình, du khách phương xa đến đây sẽ được trải nghiệm cuộc sống giản dị của dân địa phương: dệt lanh, may vá thổ cẩm, nấu rượu và đan lát…
Nhận thức được mục tiêu làm du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc, ở làng hiện nay còn có nhà văn hóa thôn, khu nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, khu sân chơi – vốn là nơi tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa và văn nghệ truyền thống. Đặc biệt hơn, nếu đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ vào đúng dịp tổ chức Lễ hội Gầu Tào Hà Giang, bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt và sôi động của mùa lễ hội. Theo đó, du khách sẽ được tận hưởng những món ăn dân dã, mang hương vị núi rừng; thưởng thức những tiết mục văn nghệ với tiếng khèn réo rắt của những chàng trai Mông, những điệu múa xòe hoa dập dìu; chìm đắm trong không gian đậm màu sơn cước cùng với một loạt những hoạt động và trò chơi dân gian nổi bật khác.
Đứng từ những dãy núi đá tai mèo lởm chởm nhìn xuống, Làng văn hóa dân tộc Mông nép mình bên dòng Nho Quê xanh ngắt với dáng vẻ uốn lượn tựa tấm lụa đào mềm mại, uyển chuyển, tạo nên cảnh sắc thơ mộng nơi vùng đất cao nguyên đá vôi địa đầu tổ quốc. Cũng từ đây, trong lòng con người ta bỗng lại rạo rực một tình yêu quê hương, đất Việt, tình yêu cho những di sản, giá trị truyền thông cổ xưa đến nay vẫn vẹn tròn.
Mùa vàng ở Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nậm Hồng
Làng văn hóa cộng đồng thôn Nậm Hồng, cách trung tâm xã Thông Nguyên 3km, trung tâm huyện Hoàng Su Phì khoảng 40 km, nơi sinh sống của 100% hộ gia đình dân tộc Dao.
Nậm Hồng mùa nào cũng đẹp, nhưng có lẽ vào độ cuối tháng 9 đầu tháng 10 là lúc Nậm Hồng đẹp nhất khi khoác lên mình màu vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang lúa đang vào độ chín vàng trải dài bên những sườn núi. Đứng quan sát từ xa, Nậm Hồng trông như một thảm lụa vàng với hương thơm ngọt ngào của lúa chín hòa quyện trong làn gió. Dưới những tia nắng nhẹ nhàng cuối thu, Nậm Hồng mang vẻ mộng mơ, vẻ đẹp của những thảm lúa vàng cùng mây trời đan xen khiến nơi đây đẹp như bức tranh.
Nậm Hồng như một bức tranh.
Đường cong mềm mại bên sườn núi...
Du khách chụp ảnh bên những thửa ruộng bậc thang.
Vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 Nậm Hồng như một thảm lụa màu vàng với hương thơm ngọt ngào của lúa chín
Những bungalow vừa là nơi nghỉ ngơi vừa là điểm ngắm cảnh lý tưởng cho du khách.
Cuối thu, Nậm Hồng bước vào độ chín vàng của những bậc thang lúa.
Trải nghiệm văn hóa miền Tây Nam Bộ tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam Từ ngày 01 - 31/10/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 10 với chủ đề "Ấn tượng miền Tây" với các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu về không gian văn hóa, du lịch miền Tây; các nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào,...