Vẻ đẹp trù phú của vùng nước Tam Giang – Cầu Hai
Vùng nước Tam Giang – Cầu Hai và rừng ngập mặn Rú Chá, hệ sinh thái vừa được UBND Thừa Thiên Huế thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai.
Hoàng hôn trên phá Tam Giang – Ảnh: KELVIN LONG
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước này gồm 2 phân vùng là Ô Lâu, Cồn Tè – Rú Chá và 23 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nằm trong ranh giới hành chính của 23 xã, thị trấn thuộc 5 huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích khu bảo tồn là 2.071,5ha.
Việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước này nhằm phục hồi sinh cảnh, các hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, gồm hệ sinh thái thảm cỏ biển tại khu vực Cồn Tè (Hương Trà); thảm thủy sinh nước ngọt tại cửa sông Ô Lâu (Phong Điền); hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Rú Chá (Hương Trà).
Việc thành lập Khu bảo tồn giúp cho việc giữ gìn và phát huy hết tiềm năng của vùng phá Tam Giang – Cầu Hai, đặc biệt trong việc đẩy mạnh các tour du lịch về đây.
Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ngày mới – Ảnh: KELVIN LONG
Một góc đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong một buổi chiều – Ảnh: KELVIN LONG
Video đang HOT
Một con thuyền rẻ sóng về bờ sau một ngày đi thả lưới ở phá Tam Giang – Cầu Hai – Ảnh: KELVIN LONG
Hoàng hôn buông xuống – Ảnh: KELVIN LONG
Những chiếc ghe, ngư cụ thân quen của người dân ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai – Ảnh: KELVIN LONG
Ngư dân gắn liền với cuộc sống trên những chiếc ghe nhỏ bằng nghề đánh bắt thủy hải sản ở đầm phá – Ảnh: KELVIN LONG
Thành quả sau một đêm đánh bắt trên đầm phá – Ảnh: KELVIN LONG
Món bánh xèo cá kình nổi tiếng ở khu đầm phá Tam Giang – Cầu Hai – Ảnh: KELVIN LONG
Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Rú Chá (Hương Trà) – Ảnh: KELVIN LONG
Dù diện tích không lớn nhưng hệ thực vật ở Rú Chá khá đa dạng – Ảnh: KELVIN LONG
Rú Chá chỉ cách trung tâm TP Huế chừng 10km về phía đông, rất thuận tiện cho du khách – Ảnh: KELVIN LONG
Tham quan Rú Chá đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế
Cái tên Rú Chá do người dân địa phương gọi từ đời này sang đời khác, vì trên vùng đất ngập nước này cây chá mọc dày đặc, như một bình phong án ngữ che chắn cho đất liền trước biển Thuận An (Thừa Thiên Huế).
Từ cảng cá Thuận An, có thể đi chơi Rú Chá bằng ghe hoặc tàu đánh cá. Sau khi vượt qua cửa biển, đến cuối thôn Thuận Hòa (xã Hương Phong, huyện Hương Trà), Rú Chá hiện ra trước mắt du khách với một màu xanh trải dài.
Ở vị trí đối diện với làng Thai Dương Hạ, Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh đang được phục hồi và bảo vệ với diện tích gần 5 ha.
Kể từ khi được đưa vào tour du lịch sinh thái của đầm phá Tam Giang, Rú Chá được biết đến nhiều hơn. Các trường học đưa học sinh về Rú Chá tham quan, khảo sát thực địa về một vùng đất ngập mặn có giá trị sinh thái đặc biệt.
Đặt chân xuống Rú Chá, men theo lối mòn của các đìa nuôi tôm, du khách bắt đầu tiến sâu vào khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại ở vùng phá Tam Giang.
Luồn lách dưới những vòm cây chá, trong không gian mát rượi của rừng cây và gió biển, sẽ phát hiện ra những cây chá tuy không cao nhưng lại có bộ rễ thật to, bám chặt vào lòng đất, nơi những chú còng dùng làm nơi trú ẩn, sống chung với loài chá còn nhiều loài cây rừng ngập mặn khác.
Trên đường đi dạo trong rừng, bạn sẽ tận mắt nhìn thấy quang cảnh của vùng đầm phá Tam Giang với những chiếc thuyền câu mỏng manh trên mặt nước trong xanh, những chiếc vó cá dăng dăng...
Và giữa sóng nước mênh mông đó, nổi lên một chiếc thuyền làm bằng bê tông cốt sắt, là ngôi đền thờ thần biển - nơi ngư dân đến cầu an trước mỗi chuyến ra khơi: Những ngày đẹp trời, đứng ở Rú Chá có thể ngắm cảnh biển Đông, qua cửa biển Thuận An. Đêm ở Rú Chá nhìn ra sóng nước, thấy dàn đèn của những chiếc tàu đánh cá tỏa sáng lung linh như nghìn vì sao.
Ngày xưa vì nghèo khó, người dân chặt phá cây chá, để làm củi, hay để lấy đất làm hồ nuôi tôm. Từ khi Nhà nước quy vùng bảo vệ, người dân bắt đầu có ý thức bảo vệ rừng chá, từ sau trận lũ năm 1999.
Bây giờ, Rú Chá là nơi cư trú thường xuyên của nhiều loài chim diệc, vạc, cò, chim cu... và cũng là địa điểm trú ẩn an toàn cho các đàn chim di trú vào cuối đông, đầu xuân.
Phong cảnh và môi trường thiên nhiên của Rú Chá chính là điểm hấp dẫn nhất. Các loại hải sản bày bán ở đây khá rẻ, còn tươi roi rói, có những thứ hết sức quý hiếm như con lệt sữa màu trắng đục như sữa bò, hay loài lệt huyết toàn thân đỏ hồng như máu...
Các loài cá chình, cá mú sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, chất lượng cao hơn các loại cá nuôi thả trong nhà hàng thành phố.
Đi theo tour phá Tam Giang, sau khi rời Rú Chá, du khách sẽ lên thuyền ra cửa biển Thuận An, đến tắm biển ở bãi biển yên tĩnh của làng Dừa (xã Hải Dương, huyện Hương Trà).
Trên đường về, không gì thú bằng khi vừa dùng hải sản trên thuyền, vừa ngắm hoàng hôn trên phá Tam Giang. Đường đến Rú Chá hôm nay hết sức thuận tiện, vì đã có cầu Thảo Long nối liền với QL 49, chỉ cách trung tâm thành phố Huế 10 km. Rú Chá thu hút rất đông du khách quốc tế, do vẻ đẹp nguyên sơ của nó.
Đến đây, thuê một chiếc thuyền nan nhỏ, chèo thuyền len lỏi trong rừng, tự mình khám phá khu rừng nguyên sinh ngập tràn tiếng hót của chim muông quý hiếm.
Rú Chá hồi sinh Nằm ở hạ nguồn sông Hương, Rú Chá thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn sót lại trên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Khu rừng này có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai và được xem như...