Vẻ đẹp thoát tục của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam
Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần một nghìn năm tuổi, vừa mang đến cho du khách một cảm giác vô cùng bình yên, thanh tịnh.
Chùa Long Đọi (thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam)-một ngôi cổ tự gắn với tháp Sùng Thiện Diên Linh nổi danh từ thời Lý. Đây là di tích có giá trị quan trọng về mặt lịch sử – văn hóa, khảo cổ học và là một biểu tượng văn hóa của trấn Sơn Nam xưa cũng như Hà Nam hiện nay. Trải qua gần 1000 năm tuổi, ngôi chùa Long Đọi Sơn (thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) không chỉ là Di tích quốc gia đặc biệt, mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh quý giá của dân tộc mà còn là kho sử liệu quý giá với thế hệ trẻ ngày nay.
Nằm trên đỉnh núi Long Đọi, xung quanh cảnh sắc sơn thủy hữu tình, ngôi chùa lọt thỏm giữa rừng cây xanh mát, không gian khoáng đạt, bởi vậy chùa Long Đọi Sơn mang vẻ đẹp vô cùng an yên, tĩnh mịch và huyền bí. Theo sử sách ghi chép lại, chùa Long Đọi Sơn do vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054. Đến năm 1121, vua Lý Nhân Tông tiếp tục tôn tạo và xây bia bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh.
Chùa Long Đọi Sơn có địa thế vô cùng đắc địa và đặc biệt. Ngôi chùa tọa lạc trên 10.0000m2 của núi Long Đọi, lưng tựa vào núi iệp với ba dòng sông bao quanh, quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà người dân vẫn gọi là chín mắt rồng.
Để lên đến chùa, du khách phải leo gần 373 bậc đá xẻ, đá phiến lớn men theo triền núi. Không gian xanh mát, tĩnh lạng của ngôi chùa tạo cho phật tử, du khách cảm giác an yên, thoát khỏi nhịp sống xô bồ bên ngoài.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính, linh thiêng, mang đậm phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Lý. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, phản ánh một thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo trong lịch sử dân tộc và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Cổng Tam quan của ngôi chùa nhuốm màu cổ kính, rêu phong được bao quanh giữa không gian xanh mát của những cây cổ thụ.
Vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của ngôi chùa không chỉ đem đến cảm giác bình yên cho phật tử, du khách bốn phương, mà còn tạo cảm hứng cho các bạn trẻ yêu thích điểm đến tâm linh đến vãn cảnh, chụp ảnh.
Video đang HOT
Ngay cổng chính trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh – ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tấm bia được khắc chữ cả hai mặt với nhiều thông tin lịch sử quan trọng và giá trị như: ca ngợi công lao tài trí của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước, phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo, tình hình Phật giáo thời Lý…
Ngoài tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, chùa hiện còn bảo lưu nhiều di vật quý mang đậm giá trị văn hóa truyền thống và dấu ấn lịch sử như: tượng Di Lặc bằng đồng, 6 pho tượng kim cương, tượng đầu người mình chim Kinari, nhiều mảng chạm trang trí bằng đất nung, gạch hoa văn thời Lý…
Tòa Tam Bảo của ngôi chùa với 7 gian bái đường và 3 gian Thượng điện, thờ Đức Phật Di Lặc ở chính giữa, chư vị Phật, đức Hộ Pháp.
Hai bên hành lang chùa sau tòa Tam bảo là 18 gian thờ thập bát La Hán. Với những giá trị lịch sử văn hóa hiếm có và vẻ đẹp vừa uy nghi, cổ kính, vừa thanh tịnh, nhẹ nhàng, chùa Đọi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Lễ hội chùa Đọi Sơn thường được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách bốn phương. Ngày nay, không chỉ vào dịp lễ hội, Tết, nhiều du khách và phật tử bốn phương vẫn hành hương Đọi Sơn, vãn cảnh chùa Long Đọi, để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất, gửi gắm những nguyện vọng, mong ước của họ trong năm mới.
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Địa Tạng Phi Lai
Đến chùa Địa Tạng Phi Lai sau cơn mưa mới cảm nhận được hết vẻ đẹp như 'tiên cảnh' của ngôi chùa.
Tọa lạc tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai thu hút hàng nghìn du khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh.
Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở vị trí đắc địa trên một quả đồi, có thế tựa lưng vào núi, phía sau là đồi thông xanh rì rào, phía trước là ruộng lúa mênh mông, tách biệt hẳn với khu dân cư nên vô cùng tĩnh lặng.
Đặt chân đến chùa Địa Tạng Phi Lai, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao, tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Không gian mộc mạc với những trải nghiệm giản dị tìm về đời sống xưa khiến bất kỳ ai cũng thấy an lạc.
Trong chùa lưu giữ nhiều cổ vật quí thiêng liêng, từng cổ vật ẩn chứa những bí mật lịch sử nghìn năm trước của thời đại Lý - Trần.
Các vườn thiền có thể là trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý.
Trong khuôn viên chùa có rất nhiều bãi cỏ, có đặt bàn ghế cho du khách ngồi nghỉ chân.
Cây cảnh trong khuôn viên chùa được cắt tỉa, chăm sóc xanh mướt.
Không gian yên tĩnh, vẻ đẹp cổ kính và thanh bình khiến du khách đến đây đều cảm thấy thư thái.
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị chân - thiện - mỹ.
Bất kỳ góc nhỏ nào nơi đây cũng đều được nâng niu, mang những nét an tịnh lan tỏa tới lòng người.
Nơi dừng chân thanh bình, thư thái.
Đặc biệt, sự cân đối, hài hòa với thiên nhiên chính là phong cách nổi bật tại chùa Địa Tạng Phi Lai.
Nét độc đáo, cuốn hút du khách ở chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam) Là một trong những cơ sở tôn giáo tin ngưỡng cổ kính, có bề dày lịch sử văn hóa, lại nằm trong cái nôi của vùng văn hóa Liễu Đôi (Thanh Liêm, Hà Nam), chùa Địa Tạng Phi Lai được nhiều người biết đến, tìm về chiêm bái và ngắm cảnh. Nằm gọn trong vùng non xanh trầm tích Phi Lai, chùa Địa...