Vẻ đẹp thơ mộng cầu Trà Khúc 3 giữa làng quê thanh bình
Cầu Trà Khúc 3 có thiết kế vòm thép độc đáo bắc ngang sông Trà Khúc nối hai huyện Tư Nghĩa và Sơn Tịnh ( Quảng Ngãi) thơ mộng, hữu tình.
Công trình hoàn thành mở ra cơ hội phát triển kinh tế- xã hội, rút ngắn thời gian đi lại cho người dân, kết nối phát triển các khu du lịch sinh thái và hình thành vùng đệm đô thị phía Tây thành phố Quảng Ngãi.
Sau hơn 2 năm khởi công, công trình có tổng vốn đầu tư 850 tỷ đồng, gồm các hạng mục cầu và đường dẫn, tổng chiều dài 2,5 km sắp đến ngày hoàn thành.
Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư với mục tiêu nối quốc lộ 24B với tỉnh lộ ĐT 623B cũng như kết nối cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1, hình thành mạng lưới giao thông, kết nối trung tâm huyện Sơn Tịnh qua huyện Tư Nghĩa và ngược lại.
Cầu sắp hoàn thành có 15 nhịp, rộng 22,9 m với kết cấu gồm 3 nhịp vòm ống thép và 12 nhịp dẫn, dài 38 m bằng bêtông cốt thép. Ba nhịp vòm ống thép được sơn màu đỏ, tạo thành điểm nhấn kiến trúc độc đáo trên sông Trà Khúc. Các vòm màu đỏ phản chiếu dưới lòng sông như cầu vồng.
Cầu Trà Khúc 3 khi hoàn thành sẽ là cầu đường bộ thứ 6 qua sông Trà Khúc sau Trà Khúc 1, Trà Khúc 2, Thạch Bích, Cổ Lũy và cầu trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Đường dẫn phía huyện Tư Nghĩa dài 1,3 km, gồm cầu dài hơn 110 m nối với đường huyện Nghĩa Thuận – Nghĩa Kỳ (đường ĐH.23C). Tuyến đường nối với cầu đi qua ruộng lúa chín vàng hiện đã rải đá cấp phối.
Theo thiết kế, đường dẫn hai đầu cầu được thiết kế rộng 26 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5 m lát gạch; hệ thống cống thoát nước, cây xanh trồng hai bên. Dải phân cách giữa đường rộng 2 m, có bố trí trồng cây xanh tán thấp, trụ đèn chiếu sáng được bố trí chạy dọc tuyến.
Khi hoàn thành, ngoài phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai địa phương, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế – xã hội, kết nối thúc đẩy phát triển các khu du lịch suối khoáng Hà Mỹ Á, suối mơ… Cầu Trà Khúc 3 còn là một cú huých quan trọng để xây dựng Trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh đạt chuẩn đô thị loại V và hướng đến thành lập thị trấn Sơn Tịnh vào cuối năm 2025.
Công trình góp phần tạo đà phát triển đô thị, dịch vụ và khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai tại các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thắng và Nghĩa Lâm thuộc huyện Tư Nghĩa; đồng thời thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống người dân huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và hình thành vùng đệm đô thị phía Tây thành phố Quảng Ngãi.
Khám phá ngôi làng tuyết phủ thơ mộng, là 'cái nôi' của mèo máy Doraemon
Ít ai biết rằng cảm hứng sáng tạo ra Doraemon lại đến từ một ngôi làng nhỏ bé nằm sâu trong nước Nhật.
Nằm tại tỉnh Gifu, Shirakawa-go từ lâu đã nổi tiếng với những ngôi nhà truyền thống Gasshō-zukuri độc đáo, có mái nhà lợp bằng rơm nghiêng rất dốc. Kiến trúc đặc biệt này không chỉ giúp chống chọi với lượng tuyết dày đặc vào mùa đông mà còn tạo nên một khung cảnh làng quê Nhật Bản vô cùng nên thơ.
Khung cảnh nên thơ của ngôi làng vào mùa hè. (Ảnh: ISenpai)
Có giả thuyết cho rằng, vẻ đẹp bình yên, mộc mạc của Shirakawa-go đã truyền cảm hứng cho tác giả Fujiko F. Fujio sáng tạo nên nhân vật Doraemon. Có thể hình dung, chính những ngôi nhà Gasshō-zukuri đã trở thành nguyên mẫu cho những ngôi nhà trong truyện Doraemon, nơi Nobita và Doraemon thường xuyên lui tới.
Làng cổ Shirakawa-go nhìn từ trên cao. (Ảnh: ISenpai)
Kiến trúc Gasshō-zukuri không chỉ mang vẻ đẹp thẩm mỹ độc đáo mà còn là một kỳ tích về kỹ thuật xây dựng. Mái nhà dốc cao giúp tuyết dễ dàng trượt xuống, bảo vệ ngôi nhà khỏi những trận tuyết rơi dày đặc của mùa đông. Mái nhà Gasshō-zukuri được xây dựng bằng hàng trăm thanh gỗ lớn, kết nối với nhau bằng dây thừng và phủ một lớp rơm dày tới 40-80cm.
Ngôi làng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. (Ảnh: Japan Dramatic Scene)
Lớp rơm này không chỉ giúp giữ ấm cho ngôi nhà vào mùa đông mà còn giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của thời tiết. Tuy nhiên, để duy trì được vẻ đẹp và độ bền của mái nhà, người dân trong làng phải thường xuyên thay thế lớp rơm này. Đó là một công việc đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, được truyền lại từ đời này sang đời khác
Mùa đông đến, ngôi làng được phủ đầy tuyết trắng đẹp tựa cổ tích. (Ảnh: Asoview)
Vào mùa đông, Shirakawa-go khoác lên mình một tấm áo trắng tinh khôi, trở thành một bức tranh tuyệt đẹp khiến bao người say đắm. Những ngôi nhà cổ kính ẩn hiện trong màn tuyết trắng xóa, tạo nên khung cảnh lãng mạn và huyền ảo. Còn vào mùa xuân và hè, ngôi làng lại tràn đầy sức sống với những cánh đồng lúa xanh mướt, những vườn hoa rực rỡ sắc màu.
Du khách check-in cùng vẻ đẹp của ngôi làng. (Ảnh: An Lê)
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1995, Shirakawa-go thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Đến với ngôi làng này, du khách như lạc vào một thế giới cổ tích với những ngôi nhà gỗ ấm cúng, những con đường lát đá nhỏ nhắn và những dòng suối trong vắt.
Mái nhà gassho-zukuri được xây dựng giống như bàn tay đang cầu nguyện. (Ảnh: Japan Dramatic Scene)
Với vẻ đẹp tự nhiên và những giá trị văn hóa độc đáo, Shirakawa-go trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Hàng năm, có hàng triệu du khách đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi làng và tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương.
Tháng 5, về La Chữ ngắm hoa sen đua nở Cứ vào mỗi độ tháng 5, hoa sen ở làng La Chữ (phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thi nhau nở rộ, tạo nên một khung cảnh yên bình và nên thơ. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 11km về phía Bắc, làng La Chữ (phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) mang...