Vẻ đẹp ruộng bậc thang Miền Đồi
Khung cảnh đẹp, nên thơ, xao xuyến lòng người của ruộng bậc thang Miền Đồi (Lạc Sơn) ngày càng thu hút nhiều người.
Chúng tôi đến Miền Đồi vào hạ tuần tháng 6, đúng mùa lúa chín, bà con đang tranh thủ gặt lúa. Người dân cho biết, vùng cao Miền Đồi thời tiết khá mát mẻ nên bà con cấy muộn và cũng gặt muộn hơn những nơi khác.
Một góc ruộng bậc thang Miền Đồi (Lạc Sơn).
Nhiều bạn trẻ đến vùng cao Miền Đồi để khám phá ruộng bậc thang. Có lẽ đây là điểm duy nhất của tỉnh Hòa Bình có những triền đồi với những thửa ruộng bậc thang thoai thoải dưới nền trời xanh thẳm, màu xanh của rừng già, màu vàng của lúa chín, những ngôi nhà sàn ở chân đồi xa tạo nên vẻ đẹp nên thơ. Những bậc cao niên kể rằng, Miền Đồi là vùng đất lành, địa thế thoai thoải, nhiều nơi độ dốc lớn, để sản xuất người dân khai hoang, vỡ ruộng và tạo nên cánh đồng ruộng bậc thang như ngày nay, tổng diện tích lên tới hàng trăm ha. Nghe trong không gian bao la núi đồi xanh mướt văng vẳng câu hát: Ruộng bậc thang lượn quanh sườn núi/ Lửa bập bùng xòe hoa em múa, rượu cần anh nhìn ngắm men tình/ Mình về vùng cao để kết duyên lành… Ruộng bậc thang Miền Đồi mùa nào cũng đẹp nhưng có lẽ dễ phải lòng vùng cao Miền Đồi khi đến vào tháng 6 và tháng 11 – thời điểm mùa lúa chín vàng.
Anh Lưu Trọng Đạt, phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam chia sẻ: Ruộng bậc thang xã Miền Đồi được đánh giá có cảnh quan, cấu trúc ruộng đẹp bậc nhất của tỉnh và không thua kém so với những vùng đất vốn đã rất nổi tiếng về ruộng bậc thang như Lào Cai, Yên Bái… Đây có lẽ là điểm duy nhất của tỉnh Hòa Bình có những triền đồi khung cảnh đẹp như mơ. Ruộng được xếp lớp tự nhiên với những thửa ruộng bậc thang trải dài từ đỉnh đồi xuống chân đồi, tạo ra nét hùng vỹ trong không gian rộng lớn của núi non, rừng cây còn nguyên sơ, thanh bình.
Để di chuyển đến xã Miền Đồi, từ trung tâm thành phố Hà Nội theo QL 6 lên thành phố Hoà Bình, qua huyện Cao Phong đến ngã ba thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), đi thẳng QL12B đến Ngã Ba Xưa, rẽ vào đường đi xã Miền Đồi. Đường đến Miền Đồi chủ yếu là đường bê tông, việc di chuyển khá dễ dàng bởi địa hình không quá phức tạp, các điểm có thể ngắm ruộng bậc thang đều có thể di chuyển đến bằng ô tô hoặc xe máy. Vẻ đẹp của ruộng bậc thang xã Miền Đồi là tiềm năng để huyện Lạc Sơn phát triển các loại hình du lịch gắn với bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc Mường.
Video đang HOT
Miền Đồi là xã thuộc vùng Cộng Hòa của huyện Lạc Sơn, 99% là đồng bào dân tộc Mường còn lưu giữ những nét văn hóa bản địa đặc sắc trong sinh hoạt và đời sống. Nơi đây có địa hình tương đối cao, khí hậu khá mát mẻ, dễ chịu, con người thân thiện, dễ gần, thích hợp cho những người thích khám phá đời sống thực tế của người Mường vùng cao. Đặc biệt ở đây có nhiều sản vật nổi tiếng, trong đó phải kể đến gạo nếp Trứng Khe thơm ngon là sản phẩm OCOP, mật ong rừng, vịt cổ xanh, gà, lợn bản địa, măng rừng… Đây là cơ hội lớn để địa phương phát triển các sản phẩm du lịch riêng có thúc đẩy KT-XH.
Nhằm tạo cơ hội cải thiện đời sống nhân dân xã Miền Đồi, tỉnh đã chỉ đạo lồng ghép triển khai các chương trình, dự án; các giải pháp cụ thể giữ gìn, khai thác cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Miền Đồi để quảng bá tiềm năng, du lịch, thu hút đầu tư phát triển KT-XH; triển khai Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Mường; giữ gìn văn hóa truyền thống, đời sống sinh hoạt, sản xuất của người Mường. Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ cho huyện Lạc Sơn phối hợp với Sở VH-TT&DL, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội ruộng bậc thang Miền Đồi, huyện Lạc Sơn năm 2024 (dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10, đầu tháng 11/2024) với các hoạt động trải nghiệm văn hóa bản địa và giới thiệu cảnh quan, vẻ đẹp ruộng bậc thang Miền Đồi; giới thiệu sản vật địa phương gắn với ẩm thực của đồng bào dân tộc Mường; các hoạt động khám phá như trải nghiệm bay dù lượn; tổ chức Giải chạy bán marathon Miền Đồi.
Chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở miền biên giới xứ Thanh
Thời gian này, đến với huyện biên giới Mường Lát, nhiều người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mê mẩn của những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, bao quanh là những ngồi làng nép mình bên sườn núi, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Mường Lát là huyện xa nhất của xứ Thanh, cách thành phố Thanh Hóa hơn 220km, tiếp giáp với nước bạn Lào, nơi đây có địa hình đồi núi hùng vĩ, với con sông Mã chảy quanh co. Ảnh: Quách Du
Cũng do địa hình đồi núi cao, nên ruộng lúa nơi đây chủ yếu là ruộng bậc thang. Ảnh: Quách Du
Vào thời gian này, ruộng lúa nơi đây "đương thì con gái" xanh mướt, nhìn từ trên cao, các thửa ruộng bậc thang trông tuyệt đẹp. Ảnh: Quách Du
Những ruộng bậc thang chồng chồng, lớp lớp bên dòng sông Mã (ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện Mường Lát). Ảnh: Quách Du
Bên dòng suối Sim (ở xã Quang Chiểu), cánh đồng ruộng bậc thang phủ một màu xanh mướt. Ảnh: Quách Du
Một ngôi nhà nép mình bên sườn núi, bên cạnh là những ruộng lúa bậc thang "đang độ con gái", trông đẹp đến nao lòng. Ảnh: Quách Du
Những ngôi làng ở xã Quang Chiểu nằm nép mình bên sườn núi, hướng mắt ra dòng suối Sim hiền hòa, với hai bên bờ ruộng lúa xanh mát. Ảnh: Quách Du
Mỗi khi chiều buông, người dân, trẻ nhỏ miền biên giới Mường Lát lại thỏa sức vui đùa, dạo chơi trên con đường dài tít tắp, với hai bên là ruộng lúa rộng mênh mông. Ảnh: Quách Du
Pờ Yầu: Làng trên núi Dịp cuối tuần, tôi muốn đến một nơi còn đậm chất Tây Nguyên, một làng xa thực sự. Sau vài lời tư vấn, bạn chở tôi đến Pờ Yầu-ngôi làng xa nhất của xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Pờ Yầu nằm ẩn sâu trong những cánh rừng già. Đó có lẽ là làng xa nhất mà tôi được đặt...