Vẻ đẹp nơi thượng nguồn sông Tranh, Quảng Nam
Đi dọc theo QL40B, từ thành phố Tam Kỳ ( Quảng Nam) sang Đắk Tô (Kon Tum) rồi lên mạn rừng núi Tây Nam xứ Quảng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những phong cảnh kỳ thú của nơi này.
Ruộng bậc thang ở Nam Trà My. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Phần QL40B trên địa phận Quảng Nam vốn là đường ĐT616 được mở rộng và nâng cấp lên vào cuối năm 2013, xuất phát từ thành phố Tam Kỳ, đi qua các huyện Phú Ninh, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My rồi tiếp nối với phần QL40B trên đất Kon Tum (vốn được mở rộng, nâng cấp từ đường ĐT672) từ địa phận huyên Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, Tiên Phước, ngay ven đường QL40B. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Qua khỏi Tiên Phước là sang địa phận huyện Bắc Trà My, nơi này có nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 nổi tiếng. Đập thủy điện Sông Tranh 2 nổi bật từ xa giữa trưa hè, ngay từ thị trấn Bắc Trà My đã dễ dàng nhận ra.
Một góc hồ thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Qua khỏi hồ chứa nước của nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 là bắt đầu sang đất Nam Trà My, con sông Tranh chảy quanh co cặp sát với QL40B. Vào địa phận Nam Trà My một chút, sẽ gặp cây cầu treo Trà Leng – lâu nay đã ít người sử dụng, vì cầu bê tông Trà Leng to lớn đã được xây dựng xong gần đó từ lâu.
Một khúc thượng nguồn sông Tranh, nhìn từ cầu treo Trà Leng. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Tiếp tục đi xuyên qua huyện vùng cao Nam Trà My, con đường uốn lượn, lên xuống theo các triền núi, đẹp không thua kém những con đường đèo ở miền Trung nối giữa QL1A dưới duyên hải lên QL14 trên Tây Nguyên.
Thác 5 tầng – một ngọn thác nhỏ và đẹp ven đường. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Video đang HOT
Nam Trà My nằm dưới chân khối núi Ngọc Linh nổi tiếng, từ QL40B trên đất Nam Trà My có nhiều con đường nhánh dẫn vào khối núi Ngọc Linh, trong đó con đường từ Trà Linh, theo cầu Trà Linh vượt qua sông Tranh vào chân núi.
Cầu Trà Linh dẫn từ QL40B (bên phải ảnh) vào núi Ngọc Linh. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Xã Trà Nam là xã cuối của huyện Nam Trà My, tiếp giáp với đất Kon Tum. Tại Trà Nam cũng là đoạn cuối QL40B chạy dọc theo sông Tranh, bởi vì sau đó con sông thu hẹp lại như một nhánh suối trên núi mà thôi.
Ruộng bậc thang xứ Quảng ở xã Trà Nam tuyệt đẹp. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Nhưng khu vực này lại là nơi có phong cảnh đẹp nhất của đoạn QL40B trên đất Quảng Nam, bới những thửa ruộng bậc thang xanh mướt trên sườn núi trong cái nắng đầu hè – một chút hình ảnh ruộng bậc thang Tây Bắc giữa vùng núi non hiểm trở Tây Nam xứ Quảng.
Cầu Đăk Psi (giữa tấm ảnh) ranh giới Quảng Nam – Kon Tum trên QL40B. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Một chòm bản nhỏ trong một thung lũng xanh mướt ở Trà Nam. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Đất nước Việt Nam, dù ở bất cứ đâu cũng đều rất đẹp. Chỉ cần thu xếp được thời gian và công việc để đi, sẽ luôn có những bất ngờ thú vị về phong cảnh khắp nơi.
Danh thắng Bàn Than ở Quảng Nam bị rác thải bủa vây
Cụm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa ở tỉnh Quảng Nam là điểm thu hút du khách nhưng thường xuyên bị bủa vây bởi rác thải.
Cách thành phố Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam khoảng 40 km về phía Đông Nam, xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) biệt lập với đất liền bởi 4 phía là nước, gồm một mặt giáp biển và ba mặt còn lại giáp sông Trường Giang.
Cảnh Bàn Than đẹp mê hồn nhưng xung quanh bị rác bủa vay nhếch nhác
Nơi đây còn giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, khung cảnh hữu tình. Du khách đến đây không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh biển, bãi cát trắng, rừng dừa xanh ngắt, mà còn được ngắm những bãi đá trầm tích có tuổi đời hàng triệu năm nằm xếp tầng tầng lớp lớp, tạo nên những hình thù kỳ bí, lạ mắt của cụm thắng cảnh Bàn Than, Hòn Mang, Hòn Dứa...
Rác thải bủa vây
Dù vậy, tình trạng rác thải từ đất liền theo dòng Trường Giang trôi đến, dạt vào các bãi biển thực sự là bài toán nan giải của chính quyền và người dân nơi đây.
Theo ghi nhận của chúng tôi, sau các đợt mưa lũ vừa qua, bờ biển dài khu vực ghềnh đá Bàn Than trở thành tụ điểm của rác thải. Từ túi ni lông đến chai nhựa, ly nhựa... đều có mặt trên khắp bãi biển.
Ông Nguyễn Văn Chuẩn (59 tuổi, thôn Thuận An, xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành) cho biết, rác thải trôi vào bãi biển rất nhiều và khó xử lý, nhiều lần thanh niên tình nguyện tổ chức thu dọn nhưng sáng hôm sau sóng biển lại đưa rác vào bờ.
"Rác thải của người dân vứt xuống biển rồi bị sóng đánh vào bờ, nơi đây được xem như "túi đựng rác". Hôm nay dọn xong đến sáng mai sóng lại đánh rác trôi vào bờ. Chính quyền có tổ chức thu dọn nhưng chưa thể xử lý dứt điểm. Người dân sống cạnh bờ biển phải chịu cảnh rác thải ngập tràn, ruồi muỗi khắp nơi, rất khổ sở" - ông Chuẩn nói.
Được biết, để xử lý tình trạng rác thải do nơi khác chảy đến và rác thải sinh hoạt của người dân ở xã đảo Tam Hải, ngành tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Nam đã đề xuất triển khai dự án nhà máy đốt rác thải tại địa phương này. Tuy vậy, do người dân phản ứng vì lo ngại lò đốt rác gây ô nhiễm cùng với việc không đảm bảo về khoảng cách với khu dân cư so với quy định nên đến nay dự án không được triển khai.
Hiện nay, rác thải tại xã đảo Tam Hải sau khi thu gom phải vận chuyển bằng phà vào đất liền để xử lý nên gặp rất nhiều khó khăn.
Một số hình ảnh do Báo Người Lao Động ghi lại:
Địa điểm thu hút khách du lịch nay trở thành "vịnh chứa rác" khiến nhiều người không khỏi xót xa
Rác thải có mặt khắp nơi trên bãi biển, chủ yếu là bao ni lông, chai nhựa...
Người dân sinh sống cạnh biển phải chịu cảnh sống chung với rác
Ngư dân làm nghề chài lưới thường xuyên bị rác thải bám vào lưới
Rác thải bủa vây mặt biển
Từ rác thải sinh hoạt cho đến rác thải xây dựng... đều được đem vứt tại đây
Người dân treo biển với mong muốn mọi người ý thức hơn khi xả rác
Ngư dân đánh cá phải đi ngang qua bãi rác
Nhiều người không khỏi thất vọng khi chứng kiến cảnh rác thải bủa vây danh thắng Bàn Than
4 con đường bích họa đẹp bậc nhất Việt Nam nhất định phải ghé thăm 1 lần Những con đường được tô vẽ với mỗi bức họa là một câu chuyện như đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Như một nguồn cảm hứng bất tận, biến những bức tường bạc màu, cũ kỹ trở thành những bức tranh đa sắc màu tuyệt đẹp. Những ngôi làng, những con đường bích họa vẫn chưa bao...