Vẻ đẹp như cổ tích của rừng hoa sơn tra cổ thụ lớn nhất Việt Nam
Mỗi độ tháng 3 về, rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La ( Sơn La) lại thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan.
Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La có 2.565 ha cây sơn tra, trong đó có hơn 1.400 ha đã cho hoa, quả; được xác lập kỷ lục là rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam.
Đặc biệt ở xã Ngọc Chiến có những rừng cây sơn tra cổ thụ hàng trăm năm tuổi, mỗi độ xuân về lại khoe sắc trắng tinh khôi, trải khắp trên các sườn núi, bao quanh các bản làng, tạo nên cảnh sắc nên thơ, hữu tình.
Anh Lường Văn Xiên, Giám đốc HTX du lịch cộng đồng Ngọc Chiến, cho hay, từ cuối tháng 2, khi đất trời bước sang mùa xuân, là lúc những bông hoa sơn tra bắt đầu nở. Đến giữa tháng 3, là lúc hoa sơn tra nở rộ đẹp nhất.
Trong ảnh là bản Nậm Nghẹp – thủ phủ hoa sơn tra tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La với hàng nghìn ha hoa Sơn tra đang thi nhau bung nở.
Từ đầu tháng 3 đến nay, Nậm Nghẹp đã đón hơn 20.000 lượt khách trải nghiệm ngắm hoa sơn tra. Riêng 2 ngày 9-10/3, trong khuôn khổ Lễ hội Hoa sơn tra, điểm du lịch này đã đón trên 10.000 lượt khách.
Hình ảnh sắc trắng tinh khôi ôm ấp lấy những mái nhà của người Mông nơi lưng chừng núi gây ấn tượng và níu chân những du khách gần xa đến với bản Nậm Nghẹp.
Đúng như những vần thơ của du khách miêu tả: “Ai về Nậm Nghẹp cùng ta/ Ngắm sơn tra trắng, đường xa hóa gần”.
Video đang HOT
Hoa sơn tra còn được biết đến với tên gọi khác là hoa của cây táo mèo. Hoa sơn tra nhìn kỹ có 5 cánh nhụy vàng, màu không trắng muốt như mận, mơ và lê mà hơi trắng ngà, khi nở thành từng chùm bông ôm trọn cành cây mộc mạc.
Loại cây này thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La…
Năm nay, để tạo thuận lợi cho du khách ngắm hoa sơn tra, xã Ngọc Chiến đã thành lập tổ công tác khảo sát lựa chọn các địa điểm check-in (chụp hình) rừng hoa sơn tra đẹp nhất với 10 địa điểm ngắm hoa, như: Vườn hoa sơn tra cổ thụ, điểm dân cư Ngam La, Home stay A Lệnh, Home stay A Vạng, quán cà phê The Love Hill…
Đồng thời, xã cũng khuyến khích các hộ gia đình mở thêm các dịch vụ ăn uống, cho thuê trang phục dân tộc, xe ôm để phục vụ nhu cầu của du khách.
Chị Thư – du khách đến từ Thái Bình – cho biết, đây là lần đầu tiên đến Nậm Nghẹp. Đoàn của chị Thư gồm 25 người đều thích thú và ấn tượng với rừng sơn tra nở rộ trắng tinh khôi, thơ mộng giữa núi rừng.
“Đây là kỷ niệm đáng nhớ và chắc chắn tôi sẽ giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất này cho đông đảo bạn bè, người thân quen của mình”, chị Thư chia sẻ.
Vợ chồng du khách đến từ Mộc Châu, chia sẻ, hoa sơn tra cũng có vẻ đẹp tinh khôi như hoa mận ở Mộc Châu, nhưng khác với hoa mận, tập trung ở thung lũng vùng thấp, những cây hoa sơn tra ở Nậm Nghẹp lại chịu được với nắng gió trên vùng cao.
Với anh chị, ngắm hoa sơn tra nở từ độ cao trên 2.000m là trải nghiệm thú vị và họ sẽ trở lại Nậm Nghẹp mỗi mùa hoa nở.
Một du khách nam đến từ TPHCM cho biết, anh biết đến Nậm Nghẹp qua mạng xã hội và đã trải qua hành trình hơn 2.000km để đến đây. “Tôi thực sự choáng ngợp trước cảnh rừng hoa sơn tra bung nở trắng tinh khôi mê đắm lòng người, bà con nơi đây rất nồng hậu, mến khách”, du khách này nói.
Tìm về rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam
Tháng Ba về, rừng sơn tra tại các nương đồi, thung lũng ở bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bung nở những chùm hoa trắng, tô đẹp bản làng.
Rừng hoa sơn tra bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến ở độ cao trên 2000 mét so với mực nước biển, những cây sơn tra cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tháng Ba về, hoa sơn tra khoe sắc, trải khắp trên các sườn núi. Ảnh: Quang Kiên
Rừng sơn tra bung nở, trải dài mênh mông khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Kiên
Anh Quang Kiên, người làm du lịch Mộc Châu (Sơn La), cho biết từ cuối tháng Hai hoa sơn tra bắt đầu hé nụ. Đến khoảng giữa tháng Ba, những cây sơn tra ở Nậm Nghiệp sẽ đồng loạt bung nở, khiến cả bản làng như bừng sáng. Hoa sơn tra nở theo chùm như hoa mận, màu trắng ngà, có nhụy màu vàng nâu. Ảnh: Quang Kiên
Ảnh: Quang Kiên
Đi sâu vào bản, những cây sơn tra như "phủ trắng" những nóc nhà, mái hiên của người Mông trong bản. Ảnh: Quang Kiên
Cận cảnh sắc hoa sơn tra. Ảnh: Quang Kiên
Trước đây, bà con ở Nậm Nghiệp trồng cây sơn tra với mục đích phủ xanh đất trống đồi trọc. Sau này, quả cây sơn tra được ứng dụng nhiều trong đời sống, nên cây sơn tra còn là cây có giá trị kinh tế, giúp đồng bào Mông xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Quang Kiên
Quả sơn tra tươi được dùng để ngâm rượu thành rượu táo mèo, ngâm đường thành thứ nước uống ngon. Ngoài ra, quả sơn tra còn được chế biến thành mứt, nước ngọt đóng chai, làm thành dấm táo... Ảnh: Quang Kiên
Vừa qua, hội kỷ lục gia Việt Nam cũng đã công nhận rừng hoa sơn tra bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến là "Rừng hoa sơn tra lớn nhất Việt Nam". Ảnh: Quang Kiên
Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, đến cuối năm 2023, xã Ngọc Chiến có 2.565 hec-ta cây sơn tra, trong đó có hơn 1.400 hec-ta đã cho hoa, quả. Ảnh: Quang Kiên
Lên Lùng Cúng ngắm rừng hoa sơn tra giữa lưng chừng trời Những ngày này ở Lùng Cúng (xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái), từng chùm hoa sơn tra (táo mèo) trắng tinh khôi bung nở sau nhiều tháng ngủ đông. Cứ đến độ tháng 3, những cây sơn tra (táo mèo) đồng loạt trổ hoa và sẽ nở rộ trong khoảng 20-30 ngày. Bản Lùng Cúng, xã Nậm Có - nơi...