Vẻ đẹp mùa vàng ở Sơn La
Là điểm săn lúa chín nức tiếng ở Sơn La, Xím Vàng đang vào những ngày thu đẹp nhất với các thửa ruộng bậc thang phủ sắc vàng óng ả.
Xím Vàng là một trong những xã ở vùng cao của huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La), nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. Du khách khám phá mùa lúa chín nơi đây có thể kết hợp săn mây ở sống lưng khủng long Tà Xùa và tham quan nhiều điểm đến khác trong khu bảo tồn.
Dân cư ở đây chủ yếu là người đồng bào dân tộc Mông. Đối với bà con các tỉnh vùng cao nói chung và người Mông ở Xím Vàng nói riêng, ruộng bậc thang không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chính, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần từ bao đời nay.
Xím Vàng là một trong những xã có diện tích ruộng bậc thang lớn nhất của huyện Bắc Yên. Hầu hết ruộng tại đây chỉ cấy một vụ. Người Mông bắt đầu cấy từ tháng 5-6 và thu hoạch vào khoảng tháng 9-11 hàng năm.
Năm nay, lúa ở Xím Vàng lác đác chín từ đầu tháng 9. Đến giữa tháng, nhiều sườn đồi phủ màu vàng óng xen lẫn sắc xanh, trong khi một số ruộng đã được gặt, phơi đầy rạ. Theo người dân địa phương, vì thời tiết ít mưa, họ trồng lúa ở chỗ có nước trước mà không cấy đồng loạt, do đó lúa chín không đều.
Khung cảnh núi non hùng vĩ cùng sắc vàng lúa chín trải dài trên các sườn đồi mang đến vẻ đẹp tráng lệ, cuốn hút đôi chân của những du khách mê trải nghiệm và các nhiếp ảnh gia tìm về. Bạn có thể chiêm ngưỡng ruộng bậc thang tuyệt đẹp tại các bản như Háng Gò Bua, Cúa Mang, Sồng Chống.
Video đang HOT
Khác với Mù Cang Chải (Yên Bái) hay Hoàng Su Phì (Hà Giang) nhộn nhịp du khách kéo về, mùa lúa chín Xím Vàng có phần bình yên hơn. Giữa sắc xanh của núi rừng, những thửa ruộng lúa ngả vàng như tô điểm cho bức tranh vùng cao thêm phần rực rỡ. Từng bông lúa nặng trĩu mang theo hương thơm đồng nội, lung lay trước gió.
Du khách muốn săn lúa chín rộ Xím Vàng vẫn có thể lên kế hoạch ghé thăm nơi đây trong những ngày tới. Xuất phát từ Hà Nội, bạn bắt xe ở bến Yên Nghĩa hoặc Mỹ Đình lên Bắc Yên. Đến thị trấn, bạn có thể thuê xe máy để chạy vào Xím Vàng.
Đường lên Xím Vàng có nhiều khúc cua gấp, nhìn từ xa như dải lụa vắt ngang giữa núi rừng Tây Bắc. Dọc cung đường, khung cảnh hoang sơ, chủ yếu là đồi núi, ruộng bậc thang và xen lẫn những ngôi nhà của người dân tộc Mông.
Bạn cũng có thể lựa chọn ở qua đêm để ngắm ruộng bậc thang mờ ảo trong sương vào sáng sớm. Tuy nhiên, Xím Vàng chưa phát triển các dịch vụ lưu trú, bạn cần di chuyển đến xã Tà Xùa, nơi có khá nhiều khách sạn, nhà nghỉ và homestay.
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, người dân thân thiện cùng những trải nghiệm thú vị ở Xím Vàng sẽ mang đến du khách một hành trình khám phá miền rẻo cao Tây Bắc khó quên.
Mùa lúa chín ở Mù Cang Chải
Những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải tràn ngập sắc vàng óng của cây lúa chín tạo nên vẻ đẹp riêng biệt, thu hút đông đảo khách du lịch.
Giữa tháng 9, nhiều địa phương thuộc vùng cao Tây Bắc bắt đầu vào vụ lúa chín với những thửa ruộng bậc thang rộ sắc màu vàng rực, thu hút đông đảo du khách từ thành phố đổ về vui chơi.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) là một trong những địa điểm đẹp nhất dịp này. Nơi đây gây ấn tượng mạnh với du khách phương xa bởi những gam màu rất riêng, khi những biển lúa vàng ươm trải dài ngút tầm mắt xen giữa màu xanh lá của cây rừng tạo nên vẻ đẹp độc đáo.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là di sản văn hóa độc đáo và rất riêng của người dân bản địa nơi đây gây dựng nên qua nhiều thế hệ. Đồng bào người Mông giỏi trèo đèo vượt núi đã khéo léo khai khẩn, đắp bờ, chia nước, biến từng vạt đồi thành những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, trở thành một trong những điểm nhấn của tuyến du lịch Tây Bắc.
Mùa lúa chín ở Mù Cang Chải đẹp nhất thường diễn ra trong khoảng từ ngày 15/9 đến 20/10. Đây cũng là thời điểm nơi này thu hút đông khách du lịch nhất.
Ruộng bậc thang trập trùng uốn lượn theo sườn núi tạo nên nét thi vị đặc biệt mà thiên nhiên con người xứ Tây Bắc đem lại.
Những thửa ruộng bậc thang vàng ươm màu lúa trải dài phủ khắp các triền núi.
Gia đình chị Lù (Mù Cang Chải, Yên Bái) đã canh tác tại thửa ruộng này từ nhiều đời nay, việc đồng áng của đồng bào người Mông không chỉ cung cấp lương thực cho gia đình mà giờ đây họ còn góp phần giữ gìn vẻ đẹp danh thắng biểu tượng của quê hương.
Ruộng bậc thang không phải tự nhiên sinh ra mà đó là cả một quá trình công phu đòi hỏi nhiều công sức của đồng bào dân tộc Mông.
Người Mông sẻ nước từ các khe suối vào các thửa ruộng quanh một quả đồi, tuy nhiên không nối liền mạch nhằm hạn chế độ màu của đất bị rửa trôi khi có mưa lũ hoặc dòng chảy mạnh. Những chỗ gồ ghề sẽ cào bằng thêm, chỗ cao sẽ san bớt đi.
Cứ như vậy, những công việc đó được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác và tạo thành một vùng ruộng bậc thang rộng lớn tựa như những kiệt tác nghệ thuật.
Công việc đồng áng ngày mùa vất vả, kéo dài từ sáng sớm tới tối muộn nên đồng bào người Mông thường ăn trưa và nghỉ ngơi ngay trên những thửa ruộng bậc thang.
Lên Mù Cang Chải, ngắm đệ nhất ruộng bậc thang Việt Nam Đã từ lâu lắm, những thửa ruộng bậc thang sóng sánh trong sắc vàng mùa lúa chín tuyệt đẹp, những sườn đồi uốn lượn chuyển dần sang gam màu sắc thu trầm ấm, những thung lũng với các ô màu đối lập sang trọng mà mạnh mẽ đã trở nên quen thuộc với du khách trong nước và quốc tế. Hoàng hôn trên...