Vẻ đẹp mùa nước nổi đầu nguồn
Màu nâu đỏ phù sa hòa quyện trong hoàng hôn vàng rực là nét đặc trưng của mùa nước nổi vùng đầu nguồn An Giang.
Bộ ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Phúc Hậu thực hiện, giới thiệu đến độc giả những cánh đồng nước mênh mông tại vùng Châu Đốc và Tịnh Biên của tỉnh An Giang.
An Giang là tỉnh giáp với biên giới Campuchia qua những huyện như Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú và TP.Châu Đốc. Nơi đây cũng là vùng đất đầu nguồn con sông Hậu chảy vào ĐBSCL. Trong ảnh là cống đập ngăn lũ Trà Sư ở Tịnh Biên
An Giang cùng Đồng Tháp là nơi đón nước lũ sớm nhất của miền Tây. Trong khi An Giang là lũ sông Hậu thì Đồng Tháp là lũ sông Tiền. Những cánh đồng nước lên ngập trong màu phù sa đỏ quạnh là nét đẹp của vùng lũ đầu nguồn An Giang
Vẻ đẹp của lũ ngày nay không chỉ là hình thức, lũ còn đem cá tôm về vùng đất này, bồi đắp phù sa cho cánh đồng thêm màu mỡ, tốt tươi. Trong ảnh là cảnh giăng câu bắt cá trên cánh đồng mùa lũ Vĩnh Tế, Châu Đốc
Ngày trước, khi chưa làm bờ bao (đê bao) chống lũ, nước dâng cao hơn nhiều. Mùa lũ vì thế cũng là mùa sinh nhai với nhiều sản vật địa phương. Từ khi có bờ bao ngăn lũ, nước tràn đồng ít hơn vì thế tôm cá cũng vơi đi. Nhưng bù lại, cuộc sống người dân cũng đỡ cơ cực
Đàn vịt được quây lại bên gò đất cao trên cánh đồng ngập nước ở Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên
Video đang HOT
Thôn nữ hái bông điên điển dọc bờ kênh Vĩnh Tế, Châu Đốc. Mùa nước lên cũng là mùa bông điên điển, mùa cá linh và nhiều đặc sản khác. Điên điển mọc hoang dại bên bờ kênh hay ao cá, mỗi mùa nước lên lại nở bông, trở thành món ăn ưa thích của nhiều người
Chiều xuống trên đồng nước Trà Sư, Tịnh Biên. Một bên là cánh đồng ngập nước, một bên lúa đang xanh. An Giang là vựa lúa lớn nhất ĐBSCL và cũng lớn nhất cả nước, với sản lượng gần 4 triệu tấn lúa hàng hóa/năm
Cống đập Trà Sư là công trình thủy lợi giúp điều tiết và kiểm soát nước lũ cho khu vực tứ giác Long Xuyên. Chính nhờ đầu tư hệ thống thủy lợi mà vùng tứ giác Long Xuyên từ hoang hóa, nhiễm phèn nặng trở thành vùng canh tác lúa trù phú
An Giang nổi tiếng với du lịch tâm linh, khi hàng năm du khách về lễ hội chùa Bà ở núi Sam, Châu Đốc hay tham quan núi Cấm, Tịnh Biên kết hợp với khám phá cảnh sắc mùa nước nổi
An Giang cùng là tỉnh có điều kiện tự nhiên khác biệt ở ĐBSCL khi có núi rừng bạt ngàn và đồng lúa cò bay thẳng cánh. Từ cánh đồng ngập nước ở vùng lũ Tịnh Biên du khách có thể thấy dãy núi Cấm phía xa
“Vũ điệu” cất vó lúc hoàng hôn trên cánh đồng ngập nước Tha La tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp
Cảnh sắc như vẽ
Sông nước yên bình, đẹp nao lòng
Những bức ảnh khơi gợi cho độc giả nhiều kỷ niệm về vùng nông thôn yên bình của Việt Nam.
An Giang cách TP.HCM 230 km, ngày nay không còn cách trở bởi những con phà qua sông Tiền sông Hậu nên đường đi thuận lợi. Đây là điểm đến có sự pha trộn độc đáo giữa miền núi và đồng bằng với các thắng cảnh núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp, núi Cô Tô, hồ Soài So, hồ Tà Pạ, hồ Ô Thum, rừng tràm Trà Sư… Bên cạnh đó, du khách cũng có thể khám phá làng Chăm Châu Phong với thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar Mosque, làng người Kh’mer với chùa Koh Kas, chùa Tual Prasat, miếu Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự… An Giang cũng có chợ nổi Long Xuyên, chợ biên giới Tịnh Biên, Châu Đốc với nhiều món ăn lạ và hấp dẫn.
Thơm ngon thốt nốt Châu Đốc vùng Bảy Núi
Có dịp về với vùng Bảy núi An Giang trên dọc đường đi ắt hẳn bạn sẽ thấy những hàng cây thốt nốt say quả, ghé vào những hàng quán bên đường thưởng thức một ly thốt nốt đá mát lạnh vào buổi trưa mang lại cho bạn một cảm giác sảng khoài không gì bằng.
Thốt nốt - loài cây gắn liền với bà con vùng đất Miền Tây
Cây thốt nốt thuộc loại họ cau, sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á, ở Việt Nam thì cây phân bố nhiều ở Miền Tây Nam Bộ. Thân cây to thẳng đứng, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ. Thốt nốt cho những chùm quả lớn hình hơi tròn màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Quả thốt nốt khi bổ ra là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, có mùi thơm rất lạ và cũng là một món ăn chơi, giải khát rất bổ được nhiều người ưa thích.
Cây thốt nốt cho những chùm quả lớn
Cơm thốt nốt màu trắng trong thơm dẻo
Cơm thốt nốt còn nguyên vỏ lụa
Nhiều người hay thắc mắc tại sao tên cây lại gọi là thốt nốt ?. Tên gọi "thốt nốt" có nguồn gốc từ tiếng Khmer là "th'not". Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt riết thành quen. Cây thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khmer như cây dừa với người Kinh vậy. Tất cả những bộ phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng, từ thân tới lá, quả.
Thốt nốt là món đồ uống quen thuộc của bà con Châu Đốc
Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế... Riêng trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt, bánh bò thốt nốt...
Mỗi thức quà được làm từ thốt nốt lại cho người ta cảm giác thơm ngon lạ thường. Ly nước thốt nốt mà người dân phải cất công đặt những ống nứa từ đêm tới sáng mai mới cho ra được thứ dịch thơm nồng, dùng chung với cơm trái thốt nốt và đá lạnh sẽ cho ra 1 hương vị thơm ngon lạ lùng rất riêng. Thiếu thứ nước ấy, cơm thốt nốt sẽ chẳng có mùi vị gì nữa bởi nó nhạt vô cùng. Nước thốt nốt đã hòa nhập vào cơm thốt nốt biến nó thành 1 thứ mềm dai và ngọt không thể tả. Nước thơm một hương vị rất riêng, mát lạnh và tinh khiết, vị ngọt thanh hơn nước dừa lửa, thơm như mùi hoa rừng dại, cơm giòn mềm dai như cơm dừa nước lại ngon hơn cả thạch. Nếu Có dịp du lịch tết Châu Đốc hãy ghé lại và thưởng thức cái bánh bò cùng 1 ly nước thốt nốt mát lạnh.
Cảnh đi đặt ống lấy nước thốt nốt lúc chiều tà
Ly nước thốt nốt cũng vì thế mà thêm phần thơm ngon
Vẻ đẹp Đà Nẵng về đêm trong mắt khách du lịch Được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, Đà Nẵng về đêm khoác lên mình sức hút kì lạ với những khu chợ đêm sầm uất, các cây cầu lấp lánh ánh đèn và những tụ điểm vui chơi ăn uống đầy mới lạ. Nếu muốn đi chơi vào buổi tối, du khách không thể bỏ qua các khu chợ...