Vẻ đẹp “kỳ quan thiên nhiên thứ 8″ bị xóa sổ vì núi lửa
Hai hồ nước Rotomakariri và Rotomahana ở New Zealand từng được mệnh danh là “ kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới” nhưng đáng tiếc một đợt phun trào của núi Tarawera đã phá hủy kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Hai hồ nước nhỏ được người Maori địa phương gọi tên là Rotomakariri (hồ lạnh) và Rotomahana (hồ nóng) nằm ở huyện Rotorua, phía bắc New Zealand.
Bờ hồ nước Rotomahana được bao quanh bởi những bậc thang đá hoa ngoạn mục nhất thế giới, được tạo thành bởi sự lắng đọng của các khoáng chất từ suối nước nóng gần đó. Cũng bởi thế, nơi đây từng được gọi là “ kỳ quan thiên nhiên thứ 8” của thế giới và là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của New Zealand cho đến cuối thế kỷ 19.
Hình ảnh những bậc thang tuyệt đẹp ở hồ Rotomahana trong một bức họa của John Barr Clarke (1835-1913)
Bức tranh của Charles Bloomfield vẽ bậc thang Hồng năm 1893
Bức tranh của Charles Bloomfield vẽ bậc thang Trắng năm 1893
Những bậc thang đầy màu sắc rất hấp dẫn khách du lịch thế kỷ 19
Sau này, đợt phun trào của núi Tarawera đã phá hủy kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Ở hồ Rotomahana, có hai hệ thống bậc thang, trong đó bậc thang Trắng (White Terraces) lớn hơn, còn được gọi là Maori as Te Tarata, nằm ở phía bắc hồ Rotomahana, bao phủ diện tích 3 ha và có tổng cộng 50 bậc thang trước khi dội xuống bờ hồ 40 mét bên dưới. Dưới ánh nắng mặt trời, mặt hồ được chiếu sáng sẽ hiện ra sắc màu trắng nhiều hơn.
Bậc thang còn lại là bậc thang Hồng (Pink Terraces), người địa phương gọi là Otukapuarangi, là các bậc thang dội từ độ cao 30 mét qua khoảng cách 75 mét. Nước hòa tan các khoáng chất kết tinh qua hàng trăm năm và khi ánh mặt trời chiếu rọi, nó hiện lên màu sắc tuyệt đẹp.
Cả hai bậc thang tuyệt đẹp đều được cung cấp nước thường xuyên nhờ hai mạch nước phun nằm trên hồ Rotomahana.
Thế kỷ 19, các nhà truyền giáo và thương nhân châu Âu đã được tận mắt nhìn thấy những bậc thang màu hồng và trắng tuyệt đẹp ở “kỳ quan thiên nhiên thứ 8″, họ đã rất ngạc nhiên bởi kích thước và hình dáng của nó.
Video đang HOT
Hình ảnh kỳ quan sau khi núi lửa Tarawera phun trào
Vẻ đẹp của hồ nước với những bậc thang đầy màu sắc được các du khách truyền tai nhau đến cả những du khách ở xa như Anh và Canada. Họ thậm chí đã thực hiện các chuyến đi dài để nhìn thấy những cấu trúc tự nhiên tuyệt đẹp này.
Khi đó, đất nước New Zealand vẫn còn khá khó đi lại và để đến đó người ta phải mất vài tháng đi bằng tàu. Tiếp theo đó là những chuyến đi bộ, đi xuyên rừng, đi thuyền qua Hồ Tarawera, và cuối cùng là một chuyến đi thuyền độc mộc mới đến hồ Rotomahana.
Vẻ đẹp của những bậc thang đã biến nơi đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của New Zealand. Dân làng Maori sinh sống gần đó đã phát triển du lịch bằng cách cung cấp xuồng, làm hướng dẫn viên và lái thuyền cho du khách. Họ cũng xây dựng khách sạn nhỏ và có dịch vụ giải trí cho khách với các màn nhảy múa và ca hát.
Hồ Rotomahana ngày nay
Vách đá bên bờ Hồ Rotomahana
Dân làng Maori đã tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch rất phát triển, nhưng tất cả thay đổi chỉ trong một đêm ngày 10.6.1886 khi núi lửa Tarawera phun trào. Vụ nổ lớn tràn qua khu trung tâm của hồ Rotomahana và ném hàng tấn bùn cát xuống hồ.
Sau khi vụ phun trào xảy ra, “kỳ quan thiên nhiên thứ 8″ của thế giới bị chôn vùi trong lớp bùn dày. Ngày nay chúng ta chỉ có thể ngắm nhìn hai hệ thống bậc thang này qua những bức ảnh trong các cuốn sách, như cuốn “The Wonderland of the Antipodes and other sketches of travel in the North Island of New Zealand” của J Ernest Tinne năm 1873.
Hồ Rotomahana giờ đây rất vắng vẻ, không còn du khách nào đến đây, ngoại trừ nhóm các nhà nghiên cứu vẫn đến thăm dò cho các bậc thang đã biến mất.
Một vài hình ảnh khác về những bậc thang tuyệt đẹp trong cuốn sách “The Wonderland of the Antipodes and other sketches of travel in the North Island of New Zealand”
Theo 24h
Cảnh bình minh, hoàng hôn lộng lẫy trên thế giới
Nhiếp ảnh gia Paul Reiffer đã dành nhiều năm đi tới các điểm du lịch nổi tiếng để canh khoảnh khắc chụp được ảnh hoàn hảo nhất.
Bình minh trên nhà hát Opera Sydney, Australia: Không ngủ được vì mệt mỏi sau chuyến bay dài, Paul Reiffer quyết định tới The Rockes để xem Sydney như thế nào vào 4h ngày Boxing: "Thật kỳ quặc khi lang thang một mình vào Giáng sinh, nhưng còn lạ hơn khi có cả cảng Sydney cho riêng tôi".
Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc: Thị trấn Quế Lâm chìm trong màn sương mỏng manh của buổi sáng. Reiffer đã ở đây 3 ngày, gần như không ngủ để thực hiện bức ảnh này.
Hoàng hôn ở Horseshoe Bend, Arizona, Mỹ: Những mảng mây lững lờ trên mặt trời, ánh sáng rực rỡ xuống hẻm núi tạo ra khung cảnh như ở một hành tinh khác.
Hoàng hôn ở tòa nhà Empire State, New York, Mỹ: Mặt trời đã lặn sau tòa nhà biểu tượng của New York, với ánh sáng dần tắt nhường chỗ cho màn đêm.
Hoàng hôn ở cầu Bay, San Francisco, Mỹ: Cầu Bay lộng lẫy trên nền trời và màu cam của hoàng hôn. Bức ảnh được chụp từ đảo Treasure, một công trình nhân tạo được xây dựng để du khách có thể chiêm ngưỡng San Francisco.
Venice, Italy: Reiffer thức dậy trước bình minh và tới Piazza San Marco vào một buổi sáng tháng 1 lạnh giá. San Giorgio tạo ra một phông nền tuyệt đẹp với những chiếc thuyền gondola ngược xuôi trên dòng nước.
Tảng sáng trên tháp Tokyo, Tokyo, Nhật Bản: Ánh sáng cam đỏ từ tòa tháp nổi bật giữa nền trời xanh. Reiffer đã tìm ra chỗ đứng lý tưởng để chụp được thành phố châu Á này.
Hoàng hôn trên núi Bonsai, hồ Tahoe, California, Mỹ: Một nền trời nhạt màu trên núi Bonsai tạo cho bức ảnh một cảm giác bí ẩn, bình yên. Reiffer đã mất 3 giờ lái xe để tới đây giữa trời bão. Khi anh bắt đầu lên đường ra bờ hồ, bầu trời xám xịt đã nhường chỗ cho ánh sáng kỳ diệu.
Hoàng hôn ở Pigeon Point, California, Mỹ: Thường chìm trong màn sương, hải đăng được chuyển thành nhà nghỉ này nằm ở bờ Tây California. Ánh sáng vàng cam của bầu trời hòa với màu xanh tím của biển tạo ra vẻ lãng mạn cho khung cảnh. Reiffer đã ở khách sạn này tới 6 lần để chụp được bức ảnh ưng ý.
Bình minh trên Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc: Từ góc tây bắc của công trình nổi tiếng này, ánh sáng màu hồng dịu bao trùm các tòa tháp cổ xưa. Hào nước bao quanh phản chiếu bầu trời phía trên.
Bình minh trên Cobb, Lyme Regis, Anh: Ánh nắng xuyên qua màn mây và tỏa xuống bờ biển nước Anh, với những con sóng tạt vào bờ kè đá cổ.
Hoàng hôn trên núi Pulpit, Portland, Dorset, Anh: Pulpit không thể tồn tại mãi trước sự xói mòn của sóng biển. Nhiếp ảnh gia phải cố gắng giữ thiết bị không bị ướt khi sóng tràn lên chỗ anh đứng để ghi lại khoảnh khắc này.
Bình minh Sydney, Australia: Chụp từ một trong những điểm cao nhất Sydney, Reiffer chụp lại bầu trời khi màn đêm đang nhường chỗ cho buổi sáng, khi người dân đang dần thức dậy.
Jetty, đảo Huvafen Fushi, Maldives: Huvafen Fushi tạo ra một phông nền hoàn hảo cho bức ảnh bình minh, với làn nước xanh biếc đặc trưng của Maldives.
Bình minh ở quận Tài Chính, New York, Mỳ: Bức ảnh này được chụp trước khi mặt trời mọc, nhưng quận Tài Chính đã thức giấc. Ánh sáng cam lan tỏa trên nền trời, màu xanh của biển hòa với màu trời trước khi màn đêm tan biến.
Hậu trường ở Thung lũng Tử Thần, California, Mỹ: Reiffer chụp ảnh mặt trời trước khi lặn xuống ở một trong những nơi khô nhất, nóng nhất và thấp nhất thế giới. Đeo balô nặng khoảng 15-18 kg, anh giữ thăng bằng trên điểm cao, nhìn xuống sa mạc khô cằn trải rộng phía dưới.
Hoàng hôn trên các tảng đá Moeraki, Otago, New Zealand: Truyền thuyết kể rằng các tảng đá này là những gì còn lại của giỏ bắt lươn trôi dạt vào bờ từ một thuyền cổ. Reiffe ghi lại khoảng khắc mặt trời lặn sau những tảng đá bí ẩn, với các đám mây màu hồng phía trên.
Hoàng hôn trên hồ Wanaka, Otago, New Zealand: Cây cô đơn trên mặt hồ được vây quanh bởi những màu sắc rực rỡ. Reiffer chỉ có bài phút để chụp lại khoảnh khắc hoàn hảo nhất.
Theo Zing News
Những quy tắc bỏ túi cần biết trước khi đi du lịch các nước Đến mỗi nước trên thế giới, bạn sẽ có những quy tắc bỏ túi không hề giống nhau. Dưới đây là những quy tắc bỏ túi cơ bản ở một số nước giúp bạn tránh không bị hớ. Trải nghiệm du lịch các nước trên thế giới sẽ vô cùng thú vị và cũng tốn kha khá ngân sách của bạn. Thế nhưng,...