Vẻ đẹp khác thường của những loài động vật máu lạnh
Nhiều loài động vật máu lạnh như rắn vảy, ếch Dendrobates leucomelas… sở hữu vẻ đẹp dị thường. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn nhiều mối nguy có thể gây chết người.
Động vật máu lạnh hay động vật biến nhiệt là thuật ngữ chỉ những sinh vật luôn duy trì nhiệt độ cơ thể dựa hoàn toàn vào môi trường xung quanh. Nhóm động vật này cần lượng thức ăn gấp đôi động vật máu nóng để duy trì sự sống. Trong ảnh, loài rắn Popeia fucata với nọc độc được xếp vào hàng “cực kỳ nguy hiểm”. Chúng có kích thước khoảng 40-60 cm, thường săn mồi theo kiểu “phục kích” trước khi tung ra một đòn cắn nhanh gọn.
Atheris hispida là loài rắn sống trong những khu rừng mưa ở Trung Phi. Chúng nổi tiếng với đôi mắt to cùng lớp da với những miếng vảy nhỏ xếp chồng lên nhau. Loài này ít khi tấn công con người và các động vật lớn. Tuy nhiên, nọc độc của nó đủ sức giết chết một người trưởng thành.
Dendrobates leucomelas là một loại ếch nguy hiểm bậc nhất thế giới. Lượng nọc độc trong một con ếch giống này có thể giết chết hơn 2.000 người. Dendrobates leucomelas thường được tìm thấy trong vùng rừng rậm Amazon. Thổ dân trong vùng thường bắt những con ếch này để dùng làm độc tẩm trên mũi tên.
Rhinella thuộc họ cóc, có hình dạng được ví như “người ngoài hành tinh”.
Thằn lằn Plumed basilisk được mệnh danh là “ông hoàng trên mặt nước”. Chúng có thể chạy với vận tốc lên tới 1,5 m/s trên bề mặt nước. Loài này không nguy hiểm và thường được nuôi làm cảnh.
Cự đà lam là loài đặc hữu của đảo Grand Cayman (thuộc quần đảo Cayman). Chúng là một trong những loài thằn lằn sống lâu nhất thế giới (có thể lên tới 70 năm).
Pseudotriton ruber thường sống trong các khu rừng ôn đới hoặc rạch nhỏ, suối… Chúng là loài đặc hữu của Mỹ, thường ăn côn trùng, nhện và những loại kỳ nhông nhỏ hơn. Loài này đang đối diện với nguy cơ mất môi trường sống nghiêm trọng.
Rắn ngô thường được nhìn thấy ở miền Trung hoặc Đông Nam nước Mỹ. Trong ảnh, một con rắn ngô 2 đầu thuộc dạng “hiếm”. Các nghiên cứu chỉ ra cứ 10.000 con rắn được sinh ra thì mới xuất hiện một trường hợp 2 đầu. Tuy nhiên, rất ít con rắn 2 đầu có thể sống sót.
Trimeresurus insularis là một loài đáng sợ du khách có thể bắt gặp khi đến Bali (Indonesia). Chúng sống chủ yếu ở đất nước vạn đảo và Timor Leste. Đa số cá thể thuộc loài này đều có màu xanh lá, chỉ số ít ở Indonesia sở hữu màu lục lạ mắt. Nọc độc của chúng thường không giết chết người nhưng sẽ gây đau đớn, hoại tử.
Cá sấu bạch tạng là một loại siêu hiếm. Chúng thiếu sắc tố melanin (có tác dụng bảo vệ da khỏi bức xạ UVB) nên rất khó sống sót trong tự nhiên. Loài này thường được nuôi trong các khu bảo tồn với điều kiện chăm sóc nghiêm ngặt.
Loài vật không phải rắn nhưng vết cắn có nọc độc đáng gờm
Caecilian, loài vật lưỡng cư không có chân với hình dáng bên ngoài giống rắn, chính là loài vật có xương sống đầu tiên trên cạn có thể tiết nọc độc sau vết cắn của chúng.
Theo New York Times, nếu như có một con vật nào đó lai giữa giun và rắn, có lẽ nó sẽ trông giống như một con caecillian. Đây là động vật không có chân, không phải giun và cũng chẳng phải rắn, và là loài lưỡng cư sống trong đất được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn cầu.
Gần như dành phần lớn cuộc sống ở dưới đất, caecilian rất hiếm được phát hiện, và vì vậy chúng ta biết rất ít về chúng. Đây là lý do mà Carlos Jared một nhà sinh học ở Viện Butantan tại thành phố Sao Paulo, Brazil, dành gần 3 thập kỷ qua để nghiên cứu về loài vật bí ẩn này.
Việc bắt một con caecilian thường mất nhiều giờ, theo ông Jared, vì bạn phải mất thời gian đào bới, nhưng phải xúc xuống đất một cách nhẹ nhàng vì nếu không thì rất có khả năng lưỡi xẻng sẽ vô tình cắt con vật làm hai.
Khi nhìn thấy một con, bạn phải "nhảy ngay vào nó", tiến sĩ Jared cho biết. Và thường ông sẽ phải vật lộn với con vật để nhét nó vào túi. Tùy vào nhánh, một con caecilian có thể dài từ 5 cm tới 1,5 mét, và nhiều lần chúng đã thoát khỏi tay ông Jared vào phút cuối, nhờ vào một chất nhờn được tiết từ da.
Một giống caecilian có tên khoa học là Siphonops annulatus. Ảnh: Carlos Jared.
Nhưng tiến sĩ Jared cũng cho rằng sự bí ẩn và những đặc điểm sinh học khó hiểu của caecilian khiến công cuộc săn lùng mệt mỏi này trở nên xứng đáng. Phát hiện mới nhất của nhóm do ông Jared đứng đầu, công bố trên chuyên trang khoa học iScience, cho thấy miệng của loài caecilians có thể bao gồm những chiếc răng có khả năng tiết nọc, giống như của loài rắn.
Phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên người ta tìm thấy nọc độc ở miệng của một loài lưỡng cư - lớp động vật mà lịch sử tiến hóa của chúng bắt đầu từ trước loài rắn hơn 100 triệu năm. Điều này cũng cho thấy caecilian là loài vật có khả năng bơm nọc độc vào đối tượng đầu tiên trên Trái Đất.
Cũng giống như nhiều loài lưỡng cư khác, caecilian từ lâu đã được cho là sở hữu nọc độc nhưng một cách bị động, tức là nếu có một con vật khác ăn chúng thì sẽ bị ngộ độc. Một số loài rắn được coi là có nọc độc chủ động, tức là chúng có thể bơm nọc độc vào đối tượng.
Vì vậy nên anh Pedro Luiz Mailho-Fontata, người đang làm nghiên cứu hậu tiến sĩ với ông Jared, cảm thấy bất ngờ khi phát hiện một chuỗi các túi đựng dung dịch ở dưới chân răng của loài caecilian.
"Điều này có vẻ khác biệt", anh Luiz nhớ lại.
Các túi chứa dung dịch phía bên dưới hàm răng của loài caecilian. Ảnh: Carlos Jared.
Sau khi nghiên cứu miệng của những con caecilian non, anh Luiz xác định rằng các túi chứa dung dịch này mọc ra từ cùng một mô tạo ra răng.
Mô răng cũng là điểm khởi đầu của tuyến nọc độc ở rắn, điều này có thể giúp giải thích mục đích của những túi chứa dung dịch mới được phát hiện. Do không có chi để chống lại kẻ săn mồi hoặc con mồi, những động vật như rắn và caecilian phải dựa rất nhiều vào đầu của chúng.
Tiến sĩ Jared và nhóm của ông chưa thực hiện một nghiên cứu để đào sâu phân tích cấu tạo của những dung dịch chứa trong các túi dưới răng của caecilian, mặc dù xét nghiệm sơ bộ cho thấy chúng chứa protein cùng loại với thứ được tìm thấy trong nọc độc của rắn và côn trùng.
Vài năm trước, trong chuyến tới thăm phòng thí nghiệm ở London, Marta Maria Antoniazzi, đồng tác giả của nghiên cứu, đã nhặt một con caecilian nhỏ xíu lên và ngay lập tức nó cắn vào tay cô.
"Đau ơi là đau", cô Antoniazzi nói và cho biết phải mất rất lâu để vết cắn nhỏ xíu đó kín miệng.
Top 5 loài động vật "dị thường" sống ở những nơi nóng nhất trái đất Kiến sa mạc Sahara, cáo Ruppell, chuột Greater Bilby, bọ gấu nước hay sâu Pompeii... là những loài động vật chịu nóng giỏi nhất trái đất. Chúng có khả năng sống sót và phát triển ở những nơi có môi trường khô hạn và khắc nghiệt nhất hành tinh. Kiến bạc chân dài (Cataglyphis bombycina) sống ở những đụn cát phía Bắc sa...