Vẻ đẹp huyền ảo của hồ Karakul ở Tân Cương, Trung Quốc
Lọt vào top 10 hố thiên thạch lớn nhất Trái đất, hồ Karakul là địa điểm nổi tiếng với phong cảnh mờ ảo và mặt nước trong veo, màu nước hồ có thể chuyển từ xanh đậm sang ánh xanh trong suốt mùa hè.
Hồ Karakul nằm ở dãy núi Pamir, trong Vườn Quốc gia Tajikistan. Đây là một trong những vị trí đẹp và xa xôi nhất ở Trung Á. Hồ nằm ở độ cao 3.900m so với mực nước biển. Được bao quanh bởi các dãy núi cao, nên thung lũng ít khi có mưa, bình quân chỉ có khoảng 30mm một năm, làm cho nơi đây trở thành một trung những nơi khô hạn nhất ở Trung Á.
Hồ Karakul có hai lưu vực cách nhau bởi một bán đảo ở phía nam và một hòn đảo ở phía bắc. Hòn đảo này dài 8 km và rộng 4 km. Có ba con sông chảy vào hồ Karakul, nhưng không có chỗ thoát, nước rất mặn.
Hồ được cho là hình thành nhờ một thiên thạch rơi vào trái đất khoảng 25 triệu năm trước, tạo thành một hố lớn và làm cho nước từ những ngọn núi xung quanh tràn vào đầy, kết quả sinh ra hồ Karakul có đường kính 25km như ngày nay.
Vào giữa tháng 10 đến tháng 5 hàng năm, nhiệt độ ở khu vực xuống thấp, hồ Karakul hoàn toàn đóng băng trắng xóa, mặt hồ như một tấm gương lớn phản chiếu hình ảnh đất trời.
Video đang HOT
Xung quanh bờ hồ Karakul là nơi tập trung sinh sống của hơn 140.000 người thuộc tộc Kyrgyz, vốn là những người dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ từ Kyrgyzstan di cư tới Trung Quốc từ nhiều năm về trước và định cư ở đây.
Vào những ngày hè nóng nực, người Kyrgyz dựng “yurt” (một loại lều đặc trưng) ở bên bờ hồ Karakul phẳng lặng, gần đường cao tốc Karakoram để sinh sống cho mát mẻ. Về mùa đông, họ xây những ngôi nhà bằng đá ở bờ bên kia của sông. Khách du lịch khi đến vùng đất của người Kyrgyz có thể trải nghiệm cảm giác được sống trong những ngôi lều của các gia đình dân tộc bên hồ Karakul.
Bên cạnh đó, du khách còn được tham gia vào những chuyến chăn cừu trên thảo nguyên, nhặt củi để đốt cháy sưởi ấm cho mùa đông. Về đêm, còn gì thú vị hơn việc ngồi bên đống lửa, nhâm nhi một cốc trà đặc trưng của người Kyrgyz cùng một bát mỳ nóng hổi hoặc thưởng thức đặc sản địa phương.
Hồ Karakul ở vùng đất Tân Cương mang một vẻ đẹp huyền bí, kì ảo nhưng rất yên bình, là một nơi mà du khách sẽ chẳng thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác trên Trái Đất. Ghé thăm Tân Cương trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách hãy dành thời gian để được chiêm ngưỡng màu xanh mênh mông, kỳ thú của hồ nước này nhé!
Vẻ đẹp của thành phố cổ dưới lòng hồ Qiandao, Trung Quốc
Qiandao hay còn được gọi là Hồ Ngàn Đảo nằm ở Chiết Giang, cách thành phố Hàng Châu 150km, vốn là một hồ nước nhân tạo, được hình thành sau khi các trạm thủy điện sông Xin An được xây dựng.
Hồ nổi tiếng với nguồn nước sạch, được sử dụng để sản xuất ra thương hiệu nước khoáng nổi tiếng Nongfu.
Đúng như tên gọi, Hồ Ngàn Đảo gồm 1.078 các hòn đảo lớn và vài nghìn đảo nhỏ hơn nằm rải rác trên khắp lòng hồ. Hồ Ngàn Đảo có diện tích là 573km2 và có dung lượng nước lưu trữ 17,8 km khối. Các đảo trong hồ có tổng diện tích vào khoảng 86km2.
Với diện tích 90% được phủ xanh bởi những rừng cây tươi tốt và những hòn đảo lạ kì như đảo chim, đảo rắn, đảo khỉ, đảo khóa và vô số các hòn đảo lớn nhỏ khác Qiandao khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng với hệ sinh thái quá đa dạng mà nó đang sở hữu.
Hồ Ngàn Đảo nổi tiếng vì vẻ đẹp hùng vĩ nhưng ít ai biết rằng, sự kỳ vĩ đó không chỉ dừng lại ở trên mặt hồ mà còn ẩn giấu ở phần dưới đáy hồ. Ẩn sâu dưới đáy hồ này là cả một thành phố cổ ngập trong nước nhưng vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp cổ xưa. Công trình có nhiều đền đài được trang trí công phu bởi nhiều tác phẩm điêu khắc hình sư tử, phượng hoàng, hay các Hán tự cổ trên bức tường và được bảo tồn rất tốt. Chính vì không bị ảnh hưởng bởi mưa, nắng hay gió mà nơi đây còn được ví là "chiếc hộp thời gian".
Thành phố cổ này có tên là Shi Cheng hay Sư Thành nằm ở độ sâu 40m dưới hồ. Nơi đây được xây dựng từ được xây dựng hơn 1300 năm về trước (khoảng năm 25 - 200, thời Đông Hán), từng là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội phát triển vượt bậc thời kỳ đó.
Thành phố còn có tên là Sư Tử vì có ngọn núi Ngũ Sư nằm gần đó, nhưng từ khi nó bị chìm và rơi vào quên lãng thì ngày nay Shi Cheng được mệnh danh là "Atlantis của phương Đông". Atlantis là một quốc đảo vĩ đại và hùng cường, nhưng đế chế thống trị thế giới cổ đại của nó đột ngột chấm dứt chỉ sau một thảm họa thiên nhiên. Tuy vậy không giống Atlantis, thành phố Sư Tử không phải hứng chịu một thiên tai nào, nơi này được cho là đã bị ngập nặng vào năm 1959 khi nhà nước đang xây đập thủy điện và hồ nhân tạo.
Shi Cheng có 5 cổng, mỗi cổng thành có một tòa tháp lớn với diện tích tương đương với 62 sân bóng đá. Trước khi bị nhấn chìm dưới nước, Shi Cheng có sáu con đường chính xây bằng đá, được sử dụng để kết nối mọi ngõ ngách trong thành phố.
Trước khi Shi Cheng bị ngập nước, 290.000 người đã được di dời đi khỏi nơi mà tổ tiên họ đã sinh sống suốt 1.300 năm. Ít ai ngờ, nằm sâu bên dưới Hồ Ngàn Đảo từng là một trung tâm chính trị và kinh tế của khu vực.
Kể từ khi phát hiện được thành phố cổ dưới lòng hồ, rất nhiều khách du lịch phương xa đã hiếu kì kéo về đây để được tận mắt chiêm ngưỡng thành phố bị mất tích đã lâu khiến cho du lịch nơi này cực kì phát triển. Du khách tới đây tổ chức lặn thường xuyên vào các tháng 4 - 11 hàng năm vì nước ấm hơn. Rất nhiều kế hoạch thúc đẩy tiềm năng du lịch nơi đây đang được tiến hành như xây dựng đường hầm nổi để băng qua hồ. Và thành phố cổ này còn cuốn hút nhiều nhà khảo cổ học lẫn các đoàn phim tới ghi hình về những dấu tích cổ xưa.
Vẻ đẹp của cây cầu treo Hổ Môn ở Trung Quốc Cầu Hổ Môn là một cây cầu treo đầu tiên được xây dựng tại Trung Quốc. Cây cầu này bắc qua con sông Châu Giang thuộc Nam Sa, Quảng Châu. Cầu treo Hổ Môn nối liền quận Nam Sa với trấn Hổ Môn của Đông Hoản. Cây cầu được xây dựng từ năm 1991 và hoàn thành xây dựng vào 09/8/1997. Cầu Hổ...