Vẻ đẹp hút hồn của tân trợ lý báo chí Nhà Trắng
Caroline Sunshine, 22 tuổi, người từng tham gia các bộ phim của kênh truyền hình nổi tiếng Disney, đã thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận sau khi được chọn làm trợ lý báo chí Nhà Trắng.
Cô Caroline Sunshine, 22 tuổi, từng nổi tiếng khi tham gia bộ phim “Shake it off” của kênh truyền hình Disney. Cô vừa chính thức có một vị trí trong văn phòng Tổng thống Mỹ sau khi được bổ nhiệm trở thành trợ lý báo chí Nhà Trắng. (Ảnh: Shutterstock)
Cô Sunshine tốt nghiệp trường cao đẳng Claremont McKenna, chuyên ngành kinh tế và quan hệ quốc tế. Dù tham gia diễn xuất từ sớm nhưng Sunshine vẫn luôn tập trung vào việc học. (Ảnh: Wire Image)
Trước khi nhận vị trí mới tại Nhà Trắng, cô từng làm nhân viên thực tập trong các văn phòng và cơ quan của đảng Cộng hòa và Nhà Trắng. (Ảnh: Shutterstock)
Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Lindsay Walters, cô Sunshine đã đăng ký vào vị trí thực tập từ trang web của Nhà Trắng. Sunshine cũng từng tham gia vào nhiều tổ chức sinh viên và các hoạt động ngoại khóa. Sau khi tốt nghiệp, cô nộp đơn xin làm việc tại văn phòng lãnh đạo phe đa số Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy và Ủy ban Quốc gia của Trường Cao đẳng Cộng đồng và cơ quan đảng Cộng hòa California. (Ảnh: Flash News)
Video đang HOT
Với công việc mới này, cô Sunshine được kỳ vọng sẽ giúp đỡ thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders. (Ảnh: Splash News)
Dù không hoạt động tích cực trên mạng xã hội nhưng danh tiếng từ bộ phim Shake it off đã khiến Sunshine được nhiều người yêu thích. Cô có hơn 500.000 người theo dõi trên mạng xã hội Twitter, 235.000 người theo dõi trên mạng xã hội Instagram. (Ảnh: Facebook)
Sunshine là nhân viên mới nhất của Nhà Trắng có xuất thân từ lĩnh vực truyền hình. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyển ông Larry Kudlow, người dẫn chương trình đài CNBC làm cố vấn kinh tế, hay ông John Bolton của đài Fox News làm cố vấn An ninh quốc gia. (Ảnh: Facebook)
Thông tin Sunshine trở thành nhân viên Nhà Trắng được công bố trong bối cảnh văn phòng tổng thống Mỹ đang có nhiều xáo động về mặt nhân sự khi nhiều gương mặt cấp cao lần lượt xin từ chức hoặc bị sa thải như: cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson, cựu Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, cựu Giám đốc truyền thông Hope Hicks. (Ảnh: Getty)
Đức Hoàng
Theo Dantri
Ai có thể là người tiếp theo rời khỏi Nhà Trắng?
Sau khi sa thải cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson, Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ rằng ông có thể sẽ tiếp tục cho các quan chức và trợ tá khác nghỉ việc. Hãng tin AFP đã có bài viết dự đoán về những nhân vật dường như đang bị ông Trump đưa vào "tầm ngắm" trong cuộc cải tổ nhân sự.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster (Ảnh: AFP)
Tướng 3 sao - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster dường như luôn ngồi trên "ghế nóng" trong suốt 1 năm qua kể từ ngày nhậm chức. AFP đánh giá ông McMaster giống một trọng tài có nhiệm vụ phân định và hòa hợp giữa Lầu năm góc, Bộ Ngoại giao, CIA và các cơ quan chính phủ khác.
Quan điểm cứng rắn của ông về vấn đề sử dụng sức mạnh quân sự với Iran và Triều Tiên giúp ông có thêm những người đồng chí hướng trong vòng tròn quyền lực của ông Trump như Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis hay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joe Dunford.
Tuy nhiên, theo một số nguồn thạo tin trong Nhà Trắng, Tổng thống Trump dường như đang tìm kiếm những ứng viên thay thế ông McMaster do có một số khác biệt rõ rệt về mặt chiến lược và tư tưởng. AFP cho rằng ông McMaster nên tìm nơi "hạ cánh an toàn", một vị trí có thể giúp ông thăng hạng trở thành tướng 4 sao. Và vị trí chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc nên được ông McMaster đưa vào "tầm ngắm".
Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly (Ảnh: AFP)
"Người giữ cửa" Nhà Trắng - Chánh văn phòng Kelly cũng được cho là đang trong tình thế nguy hiểm. Được bổ nhiệm vào văn phòng tổng thống Mỹ, ông Kelly được kỳ vọng sẽ thiết lập lại trật tự vào thời điểm nội bộ Nhà Trắng đang có dấu hiệu "rối ren".
Tuy nhiên, ông Kelly được cho là có quan điểm đối ngược với ông Trump về những quyết định có thể thay đổi thế giới một cách "chớp nhoáng" của tổng thống Mỹ. Ngoài ra, ông Kelly dường như cũng có nhiệm vụ trấn an các nhân sự trong Nhà Trắng trong bối cảnh họ tỏ ra hoang mang với cuộc điều tra về những cáo buộc liên quan tới việc Nga can thiệp bầu cử. Giới quan sát nhận định với những đồn đoán về mâu thuẫn giữa ông Trump và ông Kelly, việc ông Kelly từ chức có thể sẽ xảy ra chỉ trong "một sớm, một chiều".
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions (Ảnh: AFP)
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions có lẽ là một trong những nhân vật bị ông Trump đưa vào "tầm ngắm" từ năm ngoái, sau sự việc ông Sessions tuyên bố rút khỏi cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Đây được coi là quyết định mở đường cho Thứ trưởng Tư pháp Rod J. Rosenstein ký văn bản bổ nhiệm Công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiếp nhận vụ điều tra.
Ông Sessions được cho là đã từng ít nhất một lần muốn từ chức sau khi bị ông Trump chỉ trích công khai trên mạng xã hội Twitter về cách làm việc. Tuy nhiên, ông Sessions đã tự cứng rắn bảo vệ chính mình và tuyên bố ông sẽ thực thi nhiệm vụ bằng tất cả phẩm giá và danh dự cũng như bảo đảm Bộ Tư pháp cũng sẽ tiếp tục công việc một cách công bằng tuân thủ luật và hiến pháp.
Dù ông Sessions là người trung thành với những chính sách của chính quyền ông Trump như chống lại vấn đề di dân bất hợp pháp, hay bổ nhiệm các thẩm phán có quan điểm bảo thủ, nhưng, AFP cho rằng ông Trump dường như vẫn còn khúc mắc với ông Sessions nhất là sau vụ việc ông Muller tiến hành cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Các vấn đề cựu binh Mỹ David Shulkin (Ảnh: AFP)
Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Ben Carson cũng được cho là có thể bị sa thải sau cáo buộc rằng quan chức này tính mang 31.000 USD tiền thuế của người dân đi mua bàn ăn cho văn phòng của ông. Ngoài ra Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke cũng nhận những cáo buộc tương tự khi nguồn tin cho rằng ông Zinke dường như đã duyệt chi 139.000 USD để sửa 3 cánh cửa văn phòng, cũng như bê bối sử dụng tiền công quỹ đi máy báy riêng.
Hồi cuối năm ngoái, báo Washington Post nói Bộ trưởng Bộ Các vấn đề cựu binh Mỹ David Shulkin đã có chuyến đi nghỉ kết hợp công việc kéo dài 10 ngày ở châu Âu. Tuy nhiên, ông Shulkin cũng đưa vợ cũng đi trong chuyến đi này, và khoản tiền 122.000 USD công tác phí xuất phát từ tiền thuế của người dân.
Ông Trump dường như cảm thấy rất không hài lòng với những bê bối có thể làm ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của nội các Mỹ trong mắt báo giới và đây có thể là một trong những yếu tố cân nhắc để ông Trump đưa ra quyết định liên quan tới nhân sự nếu ông tiến hành cải tổ bộ máy chính phủ, theo AFP.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Sau Ngoại trưởng, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bị sa thải Nhà Trắng đã công bố quyết định sa thải Thứ trưởng Ngoại giao Steve Goldstein chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Rex Tillerson rời khỏi chính quyền Tổng thống Donald Trump. Thứ trưởng Steven Goldstein (Ảnh: NBC) NBC dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết Steve Goldstein, phát ngôn viên của cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson và là nhà ngoại...