Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của biển Thiên Cầm
Biển Thiên Cầm được mệnh danh là ‘khúc nhạc trời’ của mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng và gió.
Nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ với nước biển trong xanh cùng những bãi cát trắng trải dài vô tận, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những giây phút bình yên, thư giãn.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km, biển Thiên Cầm tọa lạc trên địa phận của huyện Cẩm Xuyên. Đây là một trong những bãi biển được đánh giá là đẹp và thơ mộng nhất của Hà Tĩnh. Biển Thiên Cầm nằm giữa hai núi Đầu Voi và Thiên Cầm, tựa như hình cánh cung dài tầm 3km. Cùng với Cùm Con (núi bé) và Cùm Nậy (núi lớn) tạo thành những phím đàn trời chắn ngang suối Kỳ La, để con suối xanh trong này uốn lượn rồi chảy ra biển.
Vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của biển Thiên Cầm đã chinh phục được trái tim của nhiều tín đồ yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, bởi nơi đây chưa bị đưa vào khai thác du lịch quá nhiều, nên vẫn giữ trọn được nét nguyên thủy và hoang dã.
Vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của biển Thiên Cầm đã chinh phục được trái tim của nhiều tín đồ yêu thích vẻ đẹp tự nhiên.
Biển Thiên Cầm gây ấn tượng mạnh với du khách ngay từ cái tên rất nghe rất bay bổng “Thiên Cầm”. “Thiên Cầm” nghĩa là đàn trời. Tương truyền, vào thời Vua Hùng thứ 13, trong khi nhà vua cùng các quần thần đang đi tuần đã dừng chân nghỉ ngơi tại nơi đây. Khi màn đêm buông xuống, nhà vua nghe thấy tiếng sóng biển, tiếng lá thông reo cùng tiếng gió hòa vào nhau và dội vào vách núi đã tạo nên bản hòa tấu du dương, hấp dẫn đến khó tả. Nhà vua cứ ngỡ như đang có một nàng tiên đứng gảy đàn trên núi.
Sáng hôm sau khi thức dậy, nhà vua đã ra lệnh cho quân lính đi lên đỉnh núi để tìm kiếm người gảy đàn. Sau đó, quân lính đã đi lên tìm kiếm nhưng lại không tìm thấy ai, chỉ thấy phía dưới là một vùng non nước rất đẹp, lại nhìn rất giống chiếc đàn liền vội về bẩm báo cho nhà vua. Nhà vua sau khi nghe bẩm báo đã ngay lập tức hạ bút viết ba chữ “Thiên Cầm Sơn”. Cũng từ đó trở đi, ngọn núi đó đã được gọi là núi Thiên Cầm và bãi biển kề bên cạnh cũng mang tên Thiên Cầm, có nghĩa là “cung đàn biển”.
Du khách có thể đến biển Thiên Cầm du lịch vào tất cả các mùa trong năm. Nhưng vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7 là thời điểm biển đẹp nhất.
Du khách có thể đến biển Thiên Cầm du lịch vào tất cả các mùa trong năm. Nhưng vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7 là thời điểm biển đẹp nhất. Vào khoảng thời gian này, biển Thiên Cầm dịu êm với bầu trời trong xanh cùng những tia nắng vàng óng chiếu rọi xuống mặt biển, rất thích hợp để tắm biển và vui chơi. Tuy nhiên, du khách cũng có thể đến biển vào những thời điểm khác nhưng hãy xem trước dự báo thời tiết để việc di chuyển trong chuyến đi được thuận lợi.
Có rất nhiều phương tiện di chuyển để du khách có thể lựa chọn nếu muốn đến biển Thiên Cầm. Để đặt chân đến bãi biển xinh đẹp này, trước tiên, du khách hãy di chuyển đến trung tâm thành phố Hà Tĩnh. Tùy theo vị trí xuất phát, nhu cầu và điều kiện kinh tế, du khách có thể lựa chọn các phương tiện như: Xe máy hoặc ô tô. Hai loại phương tiện này thích hợp đối với những ai đến từ thủ đô Hà Nội hoặc sống gần khu vực biển Thiên Cầm. Du khách chỉ cần tra cứu trước các tuyến đường hoặc có thể sử dụng google maps để hỗ trợ.
Video đang HOT
Để đặt chân đến bãi biển xinh đẹp này, trước tiên, du khách hãy di chuyển đến trung tâm thành phố Hà Tĩnh.
Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất để đến biển Thiên Cầm. Chỉ sau khoảng 1 tiếng 30 phút, du khách đã đặt chân được đến bãi biển thơ mộng này. Tuy nhiên, có một điểm bất lợi đó là sau khi xuống đến sân bay, du khách vẫn phải đi xe ôm hoặc bắt taxi để ra biển.
Ngoài các phương tiện trên, du khách cũng có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển giá rẻ để tiết kiệm chi phí như xe khách hoặc tàu hỏa.
Là một trong những điểm đến nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh, tại biển Thiên Cầm ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn du khách khiến cho những ai chưa đến nơi đây đều muốn được một lần đặt chân tới, còn đối với những ai đến rồi lại không nỡ quay về.
So với các bãi biển khác ở khu vực phía Bắc, nước biển Thiên Cầm rất sạch và trong xanh. Du khách sẽ có cơ hội được hòa mình vào dòng nước mát lạnh dưới ánh nắng chói chang của vùng đất miền Trung. Bầu trời cao xanh ôm trọn bãi biển rộng lớn, những bãi cát trắng mịn mềm mại uốn lượn, để khi những con sóng vỗ vào bờ tựa như một dải lụa trắng đang bay phất phơ giữa muôn trùng.
Biển Thiên Cầm gồm ba bãi tắm. Trong đó, bãi tắm chính với chiều dài 3km được đánh giá là có chất lượng tốt nhất. Hai bãi tắm còn lại có chiều dài lên đến 10km. Những tảng đá lớn với vô số những hình thù đa dạng đã góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo, đầy lôi cuốn cho biển Thiên Cầm. Cảnh vật hiện lên vừa mộc mạc, hoang sơ lại vô cùng thơ mộng, thanh bình.
Còn gì tuyệt vời hơn khi được xả stress, vui chơi cùng gia đình và bạn bè trên bãi biển tuyệt đẹp này sau khoảng thời gian bộn bề với công việc, cuộc sống.
Còn gì tuyệt vời hơn khi được xả stress, vui chơi cùng gia đình và bạn bè trên bãi biển tuyệt đẹp này sau khoảng thời gian bộn bề với công việc, cuộc sống. Ngoài việc được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, được tắm mình dưới làn nước mát, du khách đến với biển Thiên Cầm còn được tham gia vào nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn. Nếu là một người yêu thích bầu không khí náo nhiệt, sôi động, du khách có thể chơi các môn thể thao trên bãi biển như: bóng chuyền, bóng đá hay kéo co, nhảy bao bố,… Ngoài ra, du khách cũng có thể rủ người thân và bạn bè đốt lửa trại, ngồi quây quần bên nhau bên ngọn lửa ấm áp, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Du khách hãy thử một lần chèo thuyền thúng hay câu mực đêm.
Nếu đã vui chơi mệt mỏi, du khách có thể lên bờ, ngả lưng trên những băng ghế có mái che để thư giãn. Ngắm nhìn biển cả mênh mông, tận hưởng những cơn gió biển mát lạnh, nhâm nhi món đồ nhắm yêu thích và trò chuyện cùng người thân, bạn bè thì bao muộn phiền cũng sẽ đều tan biến.
Bạn Hoàng Nga, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Mình rất thích đi biển và mình đã chọn biển Thiên Cầm là điểm đến cho chuyến du lịch lần này. Bãi biển này có không gian yên tĩnh, khí hậu mát mẻ, môi trường sạch sẽ. Mình và gia đình có thể vừa ngắm biển, tham gia các hoạt động vui chơi và cắm trại. Mình cũng đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị tại bãi biển này.”
Một địa điểm tham quan khác mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến du lịch tại biển Thiên Cầm chính là hai hòn đảo, Hòn Én và Hòn Bớc.
Nơi đây không chỉ có biển Thiên Cầm bao la, mênh mông như hòa cùng thiên nhiên đất trời, khu du lịch này còn có cả ngọn núi Thiên Cầm nguy nga, sừng sững giúp du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Ngọn núi này cũng chính là nơi ngắm nhìn được bãi biển Thiên Cầm một cách rộng mở và bao quát nhất. Núi Thiên Cầm nằm gần ngay các bãi tắm nên du khách có thể đi bộ tới chân núi rồi leo lên đỉnh. Chiều cao của núi vào khoảng 108m nhưng quá trình leo lên đỉnh cũng vô cùng thú vị và đáng để trải nghiệm. Bởi sau một hành trình nỗ lực, chắc chắn du khách sẽ cảm thấy hài lòng trước khung cảnh thơ mộng, kỳ vĩ của biển Thiên Cầm khi nhìn từ trên cao. Trên đỉnh núi cũng có rất nhiều cây xanh nên bầu không khí luôn mát mẻ, thoáng đãng giúp xua bớt đi cái nắng oi ả trong những ngày hè.
Một địa điểm tham quan khác mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến du lịch tại biển Thiên Cầm chính là hai hòn đảo, Hòn Én và Hòn Bớc. Đảo Hòn Én ở xa biển và có kích thước nhỏ hơn Hòn Bớc. Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo này giống như một bàn tay đang bao bọc lấy làng chài nhỏ, giúp ngư dân tránh mưa, tránh gió. Trong khi đó đảo Hòn Bớc lại ở gần bờ hơn, nơi đây nổi bật với những hòn đá có hình thù kỳ lạ. Những hòn đảo này còn khá hoang sơ, như chưa từng có bàn tay can thiệp của con người nên vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên.
Đến với biển Thiên Cầm, du khách còn có thể tham quan và vãn cảnh chùa. Một ngôi chùa linh thiêng nằm ngay trên ngọn núi Thiên Cầm. Tương truyền vào thế kỷ XIII, ngôi chùa là nơi thờ hai cha con Hồ Quý Ly. Đến nơi đây, du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp trước dấu chân của người khổng lồ, hiện rõ ngay trên tảng đá lớn trước cổng chùa. Chùa được thiết kế với lối kiến trúc đơn giản, gồm một nhà thờ Tổ, gian thờ chúng sinh và khu nhà Tăng. Hiện tại, chùa vẫn còn lưu giữ và trưng bày nhiều cổ vật có giá trị lịch sử. Đoạn đường di chuyển từ chân núi Thiên Cầm đến chùa được xây hơn 400 bậc thang nên việc đi lại cũng khá dễ dàng.
Hay du khách cũng có thể ghé thăm khu du lịch sinh thái Đồng Nôi. Đến nơi đây, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm dân dã mà vô cùng hấp dẫn như câu cá, tham quan đầm sen hay trượt cá, thử làm nông dân,…
Không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, đến với bãi biển Thiên Cầm, du khách còn được thưởng thức những món đặc sản thơm ngon, hấp dẫn.
Không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, đến với bãi biển Thiên Cầm, du khách còn được thưởng thức những món đặc sản thơm ngon, hấp dẫn. Đầu tiên là những món hải sản biển. Vì khi đã đi biển thì hải sản chắc chắn sẽ là lựa chọn đầu tiên đúng không nào. Hải sản tươi ngon sau khi được bắt lên bờ, có thể đem đi hấp, sốt bơ hoặc nướng. Từng sớ thịt mọng nước, rắn chắc, giòn giòn dai dai mang đậm hương vị của biển cả. Các món hải sản nổi tiếng có thể kể đến như: mực ống, bề bề, cá thu,…
Ngoài ra, đến với Hà Tĩnh, những món bánh đặc sản như: bánh bèo, bánh mướt hay cháo canh,…, cùng những món thịt như: thịt chim, thịt dê,… thơm ngon bổ dưỡng cũng đang chờ du khách đến khám phá, thưởng thức.
Với vẻ đẹp tự nhiên đầy hoang dại và cuốn hút, biển Thiên Cầm chính là một điểm đến thú vị dành cho những ai muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ và tận hưởng không gian yên bình, thư thái của biển cả.
Chị Thùy Linh, một du khách đến từ Thái Bình chia sẻ cảm nhận khi đến biển Thiên Cầm du lịch: “Bãi biển này đẹp và yên tĩnh. Tôi cảm thấy rất thư giãn và thoải mái khi đến nơi đây, gia đình tôi đã tắm biển, chèo thuyền và đi dạo. Tôi còn có thể đi tham quan được nhiều địa điểm khác và ăn những món đặc sản của Hà Tĩnh. Gia đình tôi sẽ quay lại biển Thiên Cầm một lần nữa”.
Đến với biển Thiên Cầm, du khách cũng có thể mua các loại hải sản khô hoặc những món bánh đặc sản trên về làm quà cho người thân, bạn bè.
Với vẻ đẹp tự nhiên đầy hoang dại và cuốn hút, biển Thiên Cầm chính là một điểm đến thú vị dành cho những ai muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ và tận hưởng không gian yên bình, thư thái của biển cả.
Ngỡ ngàng Đăk Sing
Mang nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thác Đăk Sing, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) như một bức tranh thủy mặc, thật sự là một điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm.
Thác Đăk Sing nằm cách UBND xã Văn Lem chừng 3km. Từ xã men theo con đường nhỏ độc đạo, chúng tôi đi về hướng thác Đăk Sing. Càng tiến sâu vào hướng thác, chúng tôi gặp rừng thông, rồi đến rừng cây hỗn giao còn nguyên sinh phủ xanh hai bên đường đi. Khí trời ở gần thác mát mẻ, làm dịu đi cái nắng oi bức của tiết trời tháng 7, khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Sau gần 20 phút chạy xe, chúng tôi gặp đường xuống thác với những bậc bê tông. Tại địa điểm này, cũng là lúc chúng tôi phải để lại xe máy và bắt đầu đi bộ để từng bước tiếp cận thác. Theo quan sát, dường như đã từ lâu rồi, đường nơi đây không có người lui tới. Có lẽ vì vậy, nên hai bên đường xuống các bậc bê tông vào thác bị những nhánh cây tua tủa đâm ngang. Những bậc thang hướng xuống chân thác bị rêu phong phủ kín và rất trơn trượt. Càng xuống sâu, đường đi càng trở nên dốc hơn. Mỗi bước đi, chúng tôi đều phải hết sức cẩn thận, nhìn trước ngó sau để tránh trượt ngã.
Đi xuống tầm 200 bậc thang, chúng tôi đã có thể nghe rõ tiếng dòng nước đổ xuống thác chảy ầm ầm, tiếng róc rách của những khe suối hòa với tiếng chim rộn rã như một bản hòa tấu sống động. Điều này, càng làm cho chúng tôi trở nên phấn khích lạ thường, bởi đích đến đã ở ngay trước mặt.
Chúng tôi "chinh phục" thác Đăk Sing.
Dẫn đường cho chúng tôi là A Minh (thôn Tê Rông, xã Văn Lem). Sinh ra và lớn lên tại địa phương, A Minh hiểu rất rõ về mảnh đất này. Anh cho biết, bao quanh thác Đăk Sing là rừng nguyên sinh, hoang vắng, tách biệt hẳn với bên ngoài. Càng vào trong thác, cảnh vật càng đa dạng và phong phú. Dọc theo suối là rừng trúc, tre, nứa xen lẫn rừng hỗn giao. Ngày trước, bà con và nhiều du khách vẫn thường ghé thăm thác Đăk Sing. Khi ấy, nơi đây trở nên nhộn nhịp và có lúc đông vui lắm. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, mấy năm trở lại đây, dường như thác Đăk Sing bị lãng quên một cách đáng tiếc.
Vừa đi vừa trò chuyện, chẳng mấy chốc chúng tôi đã đến được chân thác Đăk Sing. Từ dưới nhìn lên thác, dòng nước đổ xuống trắng xóa tựa như một tấm dải lụa. A Minh "bật mí", theo những người già trong làng kể lại, thác Đăk Sing có từ lâu lắm rồi. Thác được hình thành trên dòng suối Đăk Sing nên bà con đặt tên thác trùng với tên suối. Dòng suối từ trong rừng sâu chảy ra, lại lọc qua các khe đá, rễ cây rừng nên luôn trong vắt. Nước từ trên cao đổ xuống từng bậc đá, tung bọt trắng xóa, tựa như những tầng mây huyền ảo.
Khu vực dưới chân thác là cả một khoảng rộng mênh mông nước và vô vàn những mô đá nhấp nhô. Dọc theo thác có nhiều tảng đá lớn, tạo nên một bức tranh sống động. Không khí xung quanh lúc nào cũng mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu.
Thác Đăk Sing cao khoảng 100m, ở mỗi điểm địa hình phân bậc, dòng nước lại tạo ra một điểm thác nhỏ. Điều này tạo ra điểm nhấn lạ, hấp dẫn, càng làm người ta thích khám phá hơn. Cũng chính vì thế mà có người từng ví thác Đăk Sing tựa như một cuốn sách hay, càng đọc lại càng bị cuốn hút cho đến khi tận cùng. Có lẽ cũng chính vì điều này, chúng tôi bị cuốn hút khi chinh phục đỉnh thác Đăk Sing.
Bên trái thác Đăk Sing, có một nhánh thác nhỏ đã cạn nước. Theo A Minh, chỉ khi mưa lớn, nhánh thác bên này mới có nước chảy lại. Nếu muốn ngắm nhìn từng tầng thác Đăk Sing, thì đây chính là con đường lý tưởng nhất để leo lên đến đỉnh thác. Muốn lên, chúng tôi phải có đủ sức bền và luôn cẩn trọng trên từng bước chân. Bởi những phiến đá này đều có độ nghiêng, cộng với môi trường ẩm ướt nên phủ đầy rêu phong.
A Minh dẫn đầu cả nhóm đi trước, chúng tôi bám theo sau để leo lên. Băng qua từng tảng đá, bước qua những khe nước, đu mình vào những cành cây, A Minh thoăn thoắt tựa như một chú sóc rừng. Còn chúng tôi thì ngược lại, ai nấy đều mệt lả, dò từng bước chân vì sợ trượt ngã, khuôn mặt đầm đìa mồ hôi dù cuộc hành trình chỉ đang ở chặng đầu lên đỉnh thác. Tuy nhiên, không ai trong chúng tôi có ý định muốn bỏ cuộc sớm, mọi người liên tục động viên nhau để quyết tâm hướng tới đỉnh thác Đăk Sing.
Dừng lại bên một tảng đá lớn để chúng tôi nghỉ lấy sức, A Minh chỉ tay về phía giữa thác, rồi tâm sự: Theo người trong làng truyền tai nhau, ở giữa thác Đăk Sing có một hang động thông với đỉnh đồi Cỏ Cháy - đồi cao nhất ở xã Văn Lem. Ngày xưa mỗi lần xảy ra động đất hoặc nước dâng, muông thú trong rừng sẽ chui vào hang, lần theo con đường này để lên đồi lánh nạn. Thậm chí, có người trong làng từng bắt gặp tảng đá gần cửa hang có hằn vết chân trâu. Chi tiết này, càng làm cho câu chuyện huyền bí trở nên thuyết phục. Vậy nên, bà con trong làng rất nhiều người tin và truyền miệng kể lại cho con cháu đời sau nghe.
Sau chừng 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi đến được điểm cao nhất của thác Đăk Sing. Ai nấy đều đã mệt lả. Tuy nhiên đổi lại, từ đây chúng tôi có thể phóng tầm mắt bao quát trọn vẹn cảnh quan xung quanh thác Đăk Sing. Đó là màu xanh của cây rừng, màu trắng của dòng thác, màu vôi của đá... tất cả tạo nên một bức tranh thủy mặc. Bức tranh đó giao hòa với những âm thanh của núi rừng, làm cho mỗi chúng tôi đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Có lẽ, đó chính là niềm vui nhất khi chúng tôi chinh phục thác, được ngắm nhìn thỏa thích những cảnh đẹp hiếm thấy.
Trên đường trở ra, gạt qua những mệt mỏi, cả nhóm chúng tôi trò chuyện rôm rả. Chủ đề chính vẫn là vẻ đẹp của thác Đăk Sing. Mặc cho cơn mưa rừng rơi xuống mỗi lúc một nặng hạt, rồi như trút nước, nhưng cả nhóm chúng tôi đều cảm thấy vui sướng, hạnh phúc vì chuyến đi khám phá lần này.
Trong thâm tâm tôi cũng như mọi người trong nhóm đều mong muốn một ngày không xa, thác Đăk Sing sẽ được "đánh thức" để phát triển điểm du lịch sinh thái, trải nghiệm. Và khi ấy, sẽ có nhiều người được biết đến thác hơn, được trải nghiệm thực tế, ngắm nhìn những cảnh đẹp đến ngỡ ngàng của thác Đăk Sing.
Sông Đà mùa ngọc bích Người ta gọi sông Đà là dòng sông mẹ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết đó là mỗi khi tiết trời độ cuối Thu, không còn con nước lũ tiểu mãn từ thượng nguồn đổ về, con sông Đà hùng vĩ dần chuyển từ cái Người ta gọi sông Đà là dòng...