Vẻ đẹp hoang sơ của Pù Luông – ‘Sa Pa thu nhỏ’ ở Thanh Hóa hút khách quốc tế
Nấp sau những khu rừng, được bao bọc bởi những ngọn núi lớn, thung lũng Pù Luông có khí hậu mát mẻ quanh năm, được nhiều du khách ưa thích, ưu ái đặt tên la ‘ Sa Pa thu nhỏ giữa xứ Thanh’.
Pù Luông cách Hà Nội khoảng 170 km, nằm trên địa bàn huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nấp sau những khu rừng, được bao bọc bởi những ngọn núi lớn, thung lũng Pù Luông có khí hậu mát mẻ quanh năm, khung cảnh bình yên, hoang sơ. Vài năm trở lại đây, Pù Luông được nhiều du khách ưa thích, ưu ái đặt tên la “Sa Pa thu nhỏ giữa xứ Thanh”
Pù Luông là nơi sinh sống của cộng đồng người dân tộc Thái, Mường. Theo tiếng Thái, Pù Luông có nghĩa là đỉnh cao nhất của làng. Nơi đây có diện tích 17.662 ha, gồm rừng rậm, suối thác lớn nhỏ, hang động và núi non, xen lẫn những bản làng yên bình, những thửa ruộng bậc thang
Pù Luông thu hút đông du khách nhất là vào mùa lúa chín: Cuối tháng 4-6 hoặc tháng 9 – 11 hàng năm. Mùa lúa ở đây thường đến muộn và kéo dài hơn so với các điểm đến khác ở miền núi phía Bắc
Đầu tháng 11, tại Pù Luông vẫn còn rất nhiều thửa ruộng bậc thang trồng nếp cái hoa vàng chưa thu hoạch. Lúa vàng óng trong nắng mùa thu, tạo nên cảnh quan đẹp mắt. Hình ảnh ghi lại tại bản Báng. Đường vào bản Báng quanh co uốn lượn tựa như tranh vẽ
Hiện nay, Pù Luông là điểm đến thu hút khá nhiều du khách quốc tế bởi khí hậu mát mẻ, trong lành, thiên nhiên hoang sơ và những phong tục tập quán truyền thống của bà con địa phương
Ngoài ngắm mùa lúa chín đặc trưng, du khách còn thích thú khám phá bản Kho Mường, trải nghiệm hang Dơi. Chạy xe qua quãng đường dốc ngoằn ngoèo, hơi khó đi với một bên là vách núi, một bên là vực sâu, du khách có thể đến với khu bản Kho Mường với những mái nhà sàn, ruộng lúa, ngô trải rộng tít tắp
Đi bộ xuyên qua bản và cánh đồng lúa, du khách sẽ tới hang Dơi hay còn gọi là hang Kho Mường. Những khối nhũ đá vôi ở đây được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước Đây từng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi. Càng đi sâu vào lòng hang, du khách sẽ thấy một khoảng không rộng lớn bao trùm bởi những khối nhũ đá hình thù kì lạ
Tới Pù Luông vào dịp cuối tháng 11, du khách có cơ hội ghé thăm những vườn cam, qúyt mùa thu hoach. Theo bà con, loại cam, qúyt này được trồng hữu cơ nên sạch, an toàn, khi chín có vị ngọt, đậm đà
Tại Pù Luông có nhiều món ăn truyền thống của người dân bản địa, nổi tiếng như vịt Cổ Lũng, cá dốc, nộm rau rừng, ốc đá,… thưởng thức cùng rượu cần. Thịt vịt ở đây được người dân thả ở suối, đồng lúa, chỉ ăn ngô, lúa và rau rừng. Thịt vịt nạc, chắc và rất thơm. Khi luộc, đầu bếp không cần sử dụng bất cứ gia vị nào để khử mùi tanh. Còn với món vịt nướng sẽ được chế biến kì công, ướp với nhiều loại gia vị đặc trưng của Pù Luông
Du khách đến với Pù Luông rất thích trải nghiệm những buổi trình diễn giai điệu truyền thống của bà con dân tộc Thái. Anh Andy Decker (bên trái) và Reimund Ribarzik (bên phải) – du khách tới từ Đức hạnh phúc chia sẻ: “Những giai điệu ở đây thật tuyệt vời, nó khiến chúng tôi cảm thấy tràn đầy hứng khởi. Họ có những nhạc cụ mà tôi chưa từng thấy trước đây. Các thiếu nữ Thái xinh đẹp, khéo léo, múa uyển chuyển. Tôi cảm thấy tiếc nuối khi chỉ ở lại đây một đêm – thời gian quá ngắn để cảm nhận hết vẻ đẹp và văn hóa Pù Luông”
Andy Decker thưởng thức rượu cần của bà con người Thái tại Pù Luông
Hiện nay, nhiều điểm lưu trú tại Pù Luông bán combo gồm xe di chuyển khứ hồi Hà Nội – Pù Luông và phòng nghỉ giá từ 800.000 đồng/đêm/người. Ngoài ra, khách đi theo nhóm có thể thuê xe riêng trọn gói hoặc đón ôtô khách giá 300.000 đồng/người/vé khứ hồi, xe chất lượng cao hơn giá khoảng 500.000 đồng
Tại Pù Luông có nhiều khu nghỉ sang trọn như Central Hills Pù Luông Resort, Pù Luông Retreat, Pu Luong Eco Garden, Pu Luong Hillside Lodge… Những khu nghỉ này thường có tầm nhìn hướng ra ruộng bậc thang, có bể bơi vô cực, các tiểu cảnh check-in xinh xắn. Dạng lưu trú homestay và nhà sàn cộng đồng tập trung ở Bản Đôn và Bản Báng, có giá khoảng 100.000 – 400.000 đồng/người/đêm
Video đang HOT
Từ tháng 11, nhiệt độ sáng sớm và về đêm tại Pù Luông khá lạnh, du khách nên lưu ý mang theo trang phục ấm
10 ngày chinh phục Đông Bắc
Tháng 10 mùa hoa tam giác mạch nở cũng là thời điểm lý tưởng để tôi cùng những người bạn thực hiện chuyến đi chinh phục Đông Bắc hùng vĩ.
Sau chuyến đi Sa Pa - Hà Giang từ năm 2019 và trót phải lòng mảnh đất vùng cao, tôi quyết định quay trở lại Đông Bắc để khám phá nhiều hơn, đặc biệt vào thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ. Bởi đối với tôi, không một bức ảnh, một thước phim nào có thể lột tả được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của mảnh đất này, mà chỉ có thể tự cảm nhận bằng đôi mắt.
Từ những cung đường đèo quanh co, những thảm thực vật xanh mướt nối liền trên khắp đường đi, cho đến những bụi hoa dại mọc ven đường... hay cả con người ở vùng núi rừng Đông Bắc cũng mang một vẻ đẹp rất riêng, rất thú vị thôi thúc khám phá.
Lịch trình
Ngày 1: TP.HCM - Hà Nội - Hà Giang
Tôi cùng nhóm bạn bay từ TP.HCM tới Hà Nội, sau đó di chuyển bằng xe bus về trung tâm thành phố và nghỉ ngơi tại khách sạn để chuyển bị cho chuyến hành trình dài phía trước.
Xe khách đi Hà Giang có giá vé 250.000 đồng/người, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Xe xuất phát từ 21h30 và đến nơi khoảng 4h hôm sau.
Ngày 2: Hà Giang - Đồng Văn
6h, tôi thức dậy làm thủ tục thuê xe máy đi Đồng Văn. Giá thuê dao động khoảng 180.000 đồng/ngày tùy loại xe. Bạn có thể chọn xe số hoặc xe côn tay.
Nhóm tôi quyết định thuê trọn 5 ngày để đi Cao Bằng với giá 1,4 triệu đồng/xe (đã bao gồm phí 500.000 đồng để gửi xe từ Cao Bằng về lại Hà Giang do quãng đường chạy ngược về trả xe rất xa).
Quãng đường đi Đồng Văn dài khoảng hơn 100 km. Để đảm bảo, mọi người cần chuẩn bị một chai đựng xăng mang theo đề phòng xe hết xăng giữa đường.
Cung đường Hà Giang - Đồng Văn.
Đoạn đường Hà Giang đi Đồng Văn có rất nhiều cung đường đẹp. Chúng tôi vừa đi vừa nghỉ để cảm nhận thiên nhiên trọn vẹn. Một số địa điểm không thể bỏ lỡ như cao nguyên đá Đồng Văn, dốc Thẩm Mã, rừng thông Yên Minh, dinh Vua Mèo, rừng hoa tam giác mạch, cột cờ Lũng Cú, núi Đôi, cây cô đơn...
Dốc Thẩm Mã.
Rừng thông Yên Minh.
Di tích Đồn Cao.
Núi Đôi Hà Giang.
Khoảng 16-17h, chúng tôi đến thị trấn Đồng Văn, nghỉ chân tại nhà nghỉ trong thị trấn, khá yên tĩnh và sạch sẽ. Buổi tối ở Đồng Văn chủ yếu có các hoạt động dạo phố cổ, ăn uống đặc sản vùng cao.
Ngày 3: Đồng Văn - Mèo Vạc - chinh phục Mã Pí Lèng
Đường đi từ Hà Giang sang Mèo Vạc khoảng 170 km, với nhiều cung đường khúc khủy lên xuống. Một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Đây cũng là cung đường đi qua đèo Mã Pí Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam.
Đèo Mã Pí Lèng nhìn ra con sông Nho Quế xanh biếc.
Chúng tôi nghỉ tại làng Pả Vi. Đây là một ngôi làng khá đẹp với nhiều homestay đậm chất Đông Bắc.
Đoạn đường vào làng Pả Vi.
Ngày 4: Mèo Vạc - Bảo Lạc
Cung đường Mèo Vạc đi Bảo Lạc khoảng 70 km với những khung cảnh thiên nhiên đẹp khó tả, chúng tôi vừa đi vừa ngắm mãi không muốn dừng lại.
Cung đường Mèo Vạc - Bảo Lạc.
Tôi đến Bảo Lạc khoảng 17h và nghỉ tại homestay. Đường đi gặp khó khăn do đang trong quá trình hoàn thiện.
Homestay Bảo Lạc.
Nằm trên núi cao nên không khí ở nhà sàn khá lạnh. Tuy nhiên tại đây có đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm.
Con đường đến Cao Bằng còn rất xa nên dừng chân tại Bảo Lạc là một lựa chọn hợp lý và an toàn. Khi trời tối, di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Ngày 5: Bảo Lạc - Cao Bằng - Đèo Mẻ Pia - Núi Mắt Thần
Nhóm tôi rời homestay Bảo Lạc từ sớm để đi Cao Bằng, tiếp tục hành trình dài hơn 100 km.
Lúa chín vàng dọc đoạn đường Bảo Lạc - Cao Bằng.
Đèo Mẻ Pia 14 tầng độc nhất tại Việt Nam.
Khi đi qua cung đường này, chúng tôi đi qua đèo Mẻ Pia nổi tiếng Đông Bắc với 14 tầng núi cao. Đi hết đèo có một quán nước nhỏ, bạn có thể gửi xe máy với giá 10.000 đồng/xe và đi bộ lên chỗ check-in, ngắm nhìn toàn cảnh đèo.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục di chuyển để đến Cao Bằng và chạy đến núi Mắt Thần trước khi trời tối để tận hưởng khung cảnh một cách trọn vẹn nhất.
Núi Mắt Thần về đêm.
Chúng tôi quyết định cắm trại tại đây, dịch vụ đặt trước với giá 750.000 đồng/người (đã bao gồm ăn tối, ăn sáng).
Núi Mắt Thần về đêm có trăng sáng cùng bầu trời sao lấp lánh và không gian yên tĩnh núi rừng bao quanh, mang đến cảm giác hòa mình vào thiên nhiên đúng nghĩa.
Ngày 6: Cao Bằng - Hà Nội
Sáng hôm sau, chúng tôi rời khu cắm trại và di chuyển đến thác Bản Giốc - một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đã đến Cao Bằng. Từ núi Mắt Thần di chuyển đến thác mất khoảng hơn một tiếng đi xe.
Thác Bản Giốc.
Check-in xong, tôi trở lại thành phố Cao Bằng để nghỉ ngơi, dạo quanh thành phố ăn uống đặc sản, tham quan.
Do không có xe đi Thanh Hóa, nhóm tôi lựa chọn quay về Hà Nội. Xe máy thuê mang đến bến xe Cao Bằng để gửi về lại Hà Giang. Trả xe máy, chúng tôi lên xe khách để về Hà Nội, giá vé 300.000 đồng/người về bến xe Mỹ Đình.
Ngày 7: Hà Nội - Pù Luông
Nhóm chúng tôi tiếp tục hành trình, xuất phát từ Hà Nội bằng xe limousine. Thời gian từ Hà Nội đến Pù Luông kéo dài 4-5 tiếng. Đến nơi, chúng tôi di chuyển vào bản bằng xe ôm với giá 100.000 đồng/người, chặng đường dài 8 km.
Bản Hiêu.
Chúng tôi tiếp tục thuê xe máy để chủ động đi lại với giá 200.000 đồng/xe/ngày. Nhóm lựa chọn nghỉ tại bản Hiêu vắng vẻ, yên bình.
Tại đây, chúng tôi đi dạo quanh những con suối, thác. Mỗi bản ở Pù Luông đều mang vẻ đẹp khác nhau.
Ngày 8: Bản Đôn - Hang Dơi
Bản Đôn từ trên cao.
Để đến Bản Đôn, nhóm tôi phải lên một con dốc khá cao. Khi đến nơi, khung cảnh thung lũng lúa mênh mông sẽ không làm bạn thất vọng.
Bản Đôn.
Tại Pù Luông, ẩm thực cũng là một trong những điều gây ấn tượng mạnh với chúng tôi. Các đặc sản nên thử là lợn bản nướng, vịt Cổ Lũng, gà kho, cá nướng...
Hang Dơi.
Sau đó, chúng tôi di chuyển đến Hang Dơi nằm ở bản Kho Mường. Lúa đã qua mùa nhưng bản Kho Mường vẫn có nét đẹp riêng biệt. Từ bản Hiêu đi hang Dơi mất khoảng 30 phút. Đường dễ đi và nhiều cảnh đẹp.
Đến Hang Dơi, chúng tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ và hoang sơ. Bên trong hang rộng và sâu thẳm, cần tránh leo trèo cao vì địa hình khá nguy hiểm.
Ngày 9: Pù Luông
Tại đây còn quá nhiều cảnh đẹp nên nhóm tiếp tục dành một ngày để khám phá. Chúng tôi chạy xe đến guồng nước Pù Luông, di chuyển khoảng 40 phút từ homestay. Đến nơi có chỗ gửi xe máy, chi phí 10.000 đồng/xe.
Guồng nước Pù Luông.
Trên đường về, chúng tôi dừng chân tại bản Son Bá Mười nổi tiếng nằm trên núi với con đường lên rất khó bởi dốc thẳng đứng.
Đường dốc lên bản Son Bá Mười.
Ngày 10: Kết thúc hành trình
Chúng tôi kết thúc chuyến đi, trở lại Hà Nội và bay về TP.HCM. Suốt cuộc hành trình dài, mọi thứ đều suôn sẻ, an toàn.
Kinh nghiệm du lịch Bình Liêu - "Sa Pa thu nhỏ" ở Quảng Ninh Bình Liêu là huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, có khí hậu quanh năm ôn hòa, cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, được ví như "Sa Pa thu nhỏ". Bạn Nguyễn Thanh Huyền (9x, Hà Nội) có cơ hội đến với Bình Liêu vào mùa lúa chín (tháng 10-11 hàng năm). Biết đến Bình Liêu (Quảng Ninh) thông qua một...