Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Thuận Quý (Bình Thuận)
Rừng thông và những đồi bãi cát với nhiều màu trắng, đỏ khác nhau trải tít tầm mắt, xa nữa là những vườn thanh long xanh biếc.
Điều gây ấn tượng mạnh nhất với chúng tôi là vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Thuận Quý với bờ biển kéo dài 7 km. Biển này chỉ cách thành phố biển Phan Thiết chừng 30 km về phía nam.
Dù chưa trở thành địa chỉ quen thuộc của Bình Thuận như Mũi Né – Hòn Rơm nhưng bãi Thuận Quý cùng với núi Tà Cú, Mũi Điện – Kê Gà… hiện đang trở thành những điểm đến mới mẻ nhưng đầy hấp đối với du khách, trước khi họ đến với thành phố Phan Thiết.
Vừa đặt chân đến bãi Thuận Quý sau cuộc hành trình mệt mỏi, việc đầu tiên thú vị nhất là chúng tôi ào xuống biển. Cảm giác sảng khoái không chỉ bởi sau cuộc hành trình hơn trăm cây số mệt mỏi thì chúng tôi được xả “xì trét”, mà đó là cảm giác mình được hoà quyện cùng thiên nhiên hoang sơ, nước biển trong xanh tự nhiên nơi đây. Bởi lẽ, bãi biển Thuận Quý này chưa có sự “xâm lấn” của bàn tay con người.
Đặc biệt thú vị nữa là chúng tôi đã được tắm biển thoải mái mà không cần phải lo chuyện gửi xe máy, gửi đồ đạc… mà tất cả cứ để nguyên vị trên bờ cát, rồi tha hồ lao mình xuống biển tắm cả buổi mà không sợ mất mát.
Video đang HOT
Ôm quanh bãi tắm là con đường láng nhựa uốn éo dọc theo bờ biển, rất ít xe qua lại. Bên kia đường là rừng thông và những đồi bãi cát với nhiều màu trắng, đỏ khác nhau trải tít tầm mắt, xa nữa là những vườn thanh long xanh biếc. Tất cả tạo nên vẻ quyến rũ tuyệt vời mà có lẽ ngay cả những vị khách khó tính nhất cũng bị níu chân dừng lại.
Khi đến Mũi Điện – Kê Gà, chúng tôi đã có dịp chiêm ngưỡng một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Đông Nam Á, xây dựng từ năm 1899, nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Điểm đặc biệt thu hút nữa chính là cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nơi đây cũng hài hòa, ôm trọn lấy ngọn Hải Đăng. Ngoài ra, với khu rừng đặc dụng Tà Cú ven theo đường ra bãi biển Thuận Quý còn là khu bảo tồn thiên nhiên có thảm thực vật đa dạng, rất thích hợp cho du lịch sinh thái.
Trên con đường nhựa uốn lượn dọc bờ biển từ Thuận Quý đến Kê Gà, hiện có trên 20 dự án du lịch hiện mới chỉ đang triển khai với các khu nghỉ dưỡng, spa, thể thao, sinh thái.
Đặc biệt, có 7 dự án kề nhau bên bờ biển tạo ra một quần thể du lịch đa dạng như Vườn Đá, Đá Nhảy… Các chủ nhân nơi đây đang mong muốn tạo ra một nơi nghỉ dưỡng độc đáo, hấp dẫn để có thể giữ chân du khách trong thời gian từ 10 – 14 ngày mỗi khi ghé qua. Hình ảnh một resort city – đánh thức mảnh đất Hàm Thuận Nam phong phú – đang dần được hình thành bên bờ biển xanh.
Trời nhá nhem tối, chúng tôi một lần nữa phải tròn xoe mắt kinh ngạc trước vẻ đẹp của những vườn thanh long của những người dân sống cách xa vùng biển. Điện được thắp sáng khắp cánh đồng thanh long vào ban đêm trông xa như những thành phố rực rỡ ánh đèn… Đêm, chúng tôi nghỉ tại nhà một người bạn trong đoàn, tuy đông đúc lẫn chật chội nhưng giấc ngủ vẫn được làm mát bởi gió từ phía biển không ngừng thổi.
Hoang sơ Cổ Thạch (Bình Thuận)
Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung hiện đang được hầu hết du khách trong và ngoài nước biết đến và yêu thích nhờ hàng loạt khu nghỉ dưỡng từ bình dân cho đến cao cấp.
Dịch vụ đa dạng, phong phú, cảnh quan đẹp thu hút. Nếu tính từ thành phố HCM trở ra, lần lượt các bãi biển sẽ là Lagi, Kê Gà, Phan Thiết, Mũi Né, Hòn Rơm... Và xa hơn nữa, đi về hướng bắc, gần giáp ranh với tỉnh Ninh Thuận, nơi huyện Tuy Phong, vẫn còn 1 bãi biển thưa dấu chân người: Cổ Thạch.
Có nhiều du khách nước ngoài từng đặt chân đến Cổ Thạch và nói rằng, khí hậu và cảnh quan nơi đây giống với vùng Địa Trung Hải - nơi nổi tiếng thu hút du khách khắp nơi tìm đến để tận hưởng thiên nhiên trong lành của biển, cảnh sắc tuyệt vời của đá núi, biển xanh... rất yên tĩnh, hầu như đêm ngày chỉ có tiếng sóng vỗ bờ, hay vỗ vào ghềnh đá, rồi tiếng chim biển thi thoảng bay vút ngang qua trời...
Nhắc đến Cổ Thạch thì nơi này gắn liền với một địa điểm mà du khách gần xa thường xuyên ghé đến nhiều hơn đến với biển, đó là Cổ Thạch Tự.
Cổ Thạch Tự - một ngôi chùa cổ hơn 100 năm tuổi, ở ngay trên ghềnh đá mênh mông của Cổ Thạch. Hàng ngàn hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, chen chúc nhau trải dài từ triền núi ra đến biển. Màu sắc đá cũng rất phong phú. Vào mùa mưa, nước từ trên triền núi theo những con suối lát đầy đá lại róc rách chảy ra biển... Cảnh vật thiên nhiên vô cùng thanh tịnh. Và vào đầu thế kỷ 19, Cổ Thạch Tự đã được xây dựng, len lỏi giữa các tảng và hốc đá, cũng trải dọc theo triền núi.
Cả quần thể Cổ Thạch Tự gồm hàng chục công trình lớn nhỏ, trải rộng trên diện tích 4ha, ẩn hiện trong cây rừng, lựng tựa vào triền núi, mặt hướng ra biển cả bao la... Mỗi sáng sớm, sương giăng bao phủ, chùa thấp thoáng ẩn hiện giữa bao quanh là đá, vừa huyền bí vừa thơ mộng.
Cổ Thạch vẫn còn hoang sơ, thưa dấu chân người hóa ra cũng là điều rất hay. Không gian hoang sơ và yên ắng này dễ khiến cho du khách mỗi khi đến đây, có thể viếng chùa trong thanh tịnh, lắng nghe hồi chuông vang đi trong thinh không, dội vào vách đá... và dường như từng tiếng chuông vang sâu vào tâm hồn, giúp gột rửa mọi muộn phiền, giúp cho tinh thần thư thái, bình lặng hơn...
Bình Thuận: Gành Son nét hoang sơ và tuyệt đẹp Gành Son (Ghềnh Son) nằm ngay thị trấn Phan Rí Cửa, là một bãi biển ít được biết đến, còn rất hoang sơ và tuyệt đẹp. Có những dãy núi thấp màu đỏ với hang động cheo leo gập gềnh như bức tranh sơn thủy tuyệt vời được thiên nhiên khắc họa. Từ trung tâm TP. Phan Thiết, để đến được Gành Son,...