Vẻ đẹp Gành Đá Đĩa ở Phú Yên
Gành Đá Đĩa, di sản thiên nhiên 200 triệu năm bên bờ biển xã An Ninh Đông, huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu đã trở thành điểm check-in lý tưởng cho chuyến du lịch ngày hè.
Cách trung tâm TP Tuy Hòa về hướng bắc khoảng 35 km, từ lâu di sản thiên nhiên Gành Đá Đĩa ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Tháng 1/2021, Phú Yên nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt cho danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa. Đây là di sản thiên nhiên được xem là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Hàng chục nghìn cột đá hình lục giác, hình tròn hay hình vuông kết nối liên tiếp nhau như bức tranh nghệ thuật xếp đặt kỳ thú bên bờ biển.
Theo các chuyên gia địa chất, Gành Đá Đĩa được hình thành từ quá trình hoạt động phun trào núi lửa. Dòng dung nham hừng hực nóng khi gặp nhiệt lạnh của nước biển đông cứng lại, hình thành nên những phiến đá độc đáo bên bờ biển huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Những bãi đá màu đen và ghềnh đá đỏ như đôi tay dài vươn mình ôm lấy biển, tạo nên không gian trữ tình, thơ mộng cho thắng cảnh này.
Video đang HOT
Từ trên đồi cao, du khách phóng tầm mắt ra xa có thể chiêm ngưỡng Gành Đá Đĩa hệt như “tổ ong khổng lồ” hay hàng nghìn chiếc đĩa màu đen huyền bí treo lơ lửng bên bờ biển.
Mỹ Chi (ngụ Hà Nội) check-in bên những phiến đá hình lục giác độc đáo. “Nghe bạn bè giới thiệu nhiều về thắng cảnh Gành Đá Đĩa, lần đầu tiên đến thăm danh thắng này tôi thấy nơi đây rất kỳ diệu”, Chi thổ lộ.
Nguyễn Hồng Liên, du khách đến từ Hà Nội, chia sẻ lần đầu đặt chân đến Phú Yên cô đặc biệt ấn tượng với không gian thanh bình nơi đây. “Chắc chắn trong tương lai gần, tôi sẽ quay lại khám phá nơi này thêm”, nữ du khách nói.
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm với những đợt sóng biển vỗ vào gành đá.
Men theo dọc bờ biển bên cạnh Gành Đá Đĩa, du khách có thể khám phá thêm một số gành đá đẹp nhiều màu sắc để dừng chân thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hay chiêm ngưỡng ánh hoàng hôn huyền ảo vào cuối ngày hè.
Sau khi khám phá thắng cảnh Gành Đà Đĩa, du khách có thể thưởng thức âm nhạc miễn phí trong không gian “Hồn xưa” sát bên cạnh. Trong nền văn hóa đá của Phú Yên, đỉnh cao về sự sáng tạo của người xưa với đá chính là cặp đàn đá và kèn đá có niên đại khoảng 2.500 năm. Bộ đàn đá gồm 8 thanh đá có thang âm hoàn chỉnh nhất Việt Nam và bộ kèn đá gồm hai kèn chia làm “đực” – “cái” đã trở thành di sản văn hóa đá độc đáo của vùng đất này.
Độc lạ loài 'hoa bồ câu' nở như chim bồ câu bay ở Quý Châu, Trung Quốc
Mới đây, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, tại Quý Châu đang vào cuối mùa xuân và những bông hoa trên cây bồ câu mọc ở núi Fanjing - một di sản thiên nhiên thế giới, đang nở rộ.
Khung cảnh nơi đây giống như những chú chim bồ câu trắng đang nhảy múa trong gió xuân.
Những bông hoa trên cây bồ câu được chụp ở làng Bamei, thị trấn Dewang, huyện Jiangkou, thành phố Tongren, tỉnh Quý Châu (Ảnh: CCTV)
Cây chim câu Trung Quốc là loài hoa giống chim bồ câu trắng xòe cánh, tượng trưng cho hòa bình. Tên thường gọi là củng đồng, tên khoa học là Davidia involucrata. Nó thường được trồng trong những dinh thự ở Geneve, Thụy sĩ.
Đây là chi thực vật duy nhất của Trung Quốc, một loài cây sớm rụng lá và được xếp vào danh sách thực vật hoang dã cần bảo vệ trọng điểm cấp quốc gia. Đồng thời, loài cây này rất nổi tiếng thế giới, nó còn được biết đến với cái tên là cây "gấu trúc khổng lồ "và" hóa thạch sống". Vì những bông hoa nở ra giống như những chú chim bồ câu trắng có cánh sẵn sàng bay nên chúng còn được gọi là "Cây bồ câu Trung Quốc" và "Hoa bồ câu".
Một số hình ảnh về loài cây độc đáo này:
Cây bồ câu, củng đồng hay còn gọi Davidia involucrate, là một loài thực vật nở hoa, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây trưởng thành có thể mọc cao từ 20-25m và được nhiều người biết đến bởi hoa của chúng.
Giống thực vật này thuộc loài cây thân mộc, rụng lá, lá rụng có hình trứng. Trong lá bao là một hoa tự đầu, gồm nhiều hoa đực mọc xúm quanh một hoa cái. Hoa màu tím đỏ giống như đầu chim. Vào lúc hoa nở rộ trông tựa như một bầy chim câu trắng đậu trên cành cây. Khi gió thổi, hoa múa cũng làm say lòng người.
Năm 1896, một thầy tu người Pháp đã để mắt tới cây củng đồng ở Tứ Xuyên - Trung Quốc. Sau đó, người ta nhập về nước Anh dần dần trở thành cây phong cảnh ở châu Âu nên được gọi là cây chim câu Trung Quốc.
Quả củng đồng to bằng hình quả mơ, loại quả hạch, hình bầu dục hoặc hình trứng, màu tím lục có chứa 20% dầu, làm nguyên liệu ép dầu rất tốt.
Củng đồng cùng họ với cây Hỉ (Camptotheca aeuminate) - loài cây có thể chiết xuất được chất chống ung thư.
Củng đồng còn quý ở chỗ nó là một hóa thạch sống. Một triệu năm trước đây, củng đồng còn phân bố khắp thế giới. Đến kỷ băng hà thứ tư, nạn hồng thủy (lụt lội) đã làm cho chúng tuyệt chủng ở nhiều nơi, còn lại rất ít, trên núi cao 1200-2500m. Một số cây cổ thụ cao tới 30m, đường kính hơn 1m. Đây là loài cây được Trung Quốc đưa vào danh sách những loại thực vật được bảo hộ.
Những hình ảnh đẹp khó cưỡng dọc bờ biển Phú Yên Với đường bờ biển dài hơn 189km2, thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Phú Yên nhiều vũng, vịnh, đảo nhỏ, nhiều bãi tắm đẹp, tạo vẻ đẹp khó cưỡng cho vùng đất mệnh danh là đất Phú trời Yên. Niềm vui của ngư dân vũng Rô, thị xã Đông Hòa, Phú Yên khi trúng cá lớn trên biển. Thành phố Tuy Hòa nhìn...