Vẻ đẹp đầy khí chất của những “bóng hồng” hoàng gia thế giới
Những nữ hoàng, công chúa, công nương trên thế giới đều mang những vẻ đẹp duyên dáng rất khác biệt, song đều chung một đặc điểm đó là sở hữu khí chất thanh lịch, đẳng cấp của hoàng gia.
Những “bóng hồng” hoàng gia rất được yêu thích trên toàn thế giới khi họ đều tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện. Họ có phong cách thời trang hoàn hảo, phẩm giá cao quý và nét đẹp đầy cuốn hút.
Tại mỗi quốc gia, họ thường được coi là biểu tượng của cái đẹp, phong cách và phẩm chất. Họ thường được đào tạo và phải tuân thủ theo những quy tắc khắt khe theo truyền thống của mỗi hoàng gia.
Tuy nhiên, trong thời hiện đại, có những công nương và hoàng hậu không có dòng máu hoàng tộc. Họ thường kết hôn với các nhân vật hoàng gia và nghiễm nhiên trở thành thành viên hoàng tộc.
Pierre Casiraghi (trái), con trai của Vương phi Caroline của xứ Hanover (Đức), cùng vợ Beatrice tới tham gia tiệc cưới của một thành viên hoàng gia Hanover ngày 8/7/2017. Pierre là con trai của người chồng thứ 2 của Vương phi Caroline. Người chồng thứ 3 và hiện tại của bà Caroline là Hoàng thân Ernst August của Hanover. Bà Caroline Casiraghi cũng là con gái cả của Thân vương quá cố xứ Monaco Rainier III.
Hoàng hậu Rania của Jordan tham gia một sự kiện do quỹ sáng kiến toàn cầu Clinton tổ chức năm 2016 ở New York. Bà rất được yêu mênnhờ trí tuệ, nhân cách tốt đẹp, vóc dáng cân đối, gương mặt ưa nhìn và gu thời trang quý phái.
Hoàng tử Nikolaos của Hy Lạp và Công chúa Tatiana tham dự tiệc cưới của Thái tử Thụy Điển Carl Philip cùng hôn thê Sofia Hellqvist tại Stockholm tháng 6/2015.
Vương phi Charlene, phu nhân Thân vương Albert II của Monaco tham gia một sự kiện tháng 11/2016.
Hoàng hậu Jetsun Pema chụp ảnh cùng chồng, Nhà vua Jigme Khesar Namgyal Wangchuck của Bhutan. Bà là hoàng hậu trẻ nhất trên thế giới khi lên ngôi năm 2011 khi mới chỉ 21 tuổi. Chuyện tình của bà với Nhà vua hơn 10 tuổi được coi là “chuyện cổ tích” giữa đời thực với những tình tiết rất lãng mạn.
Video đang HOT
Công chúa Madeleine của Thụy Điển trong lễ thành hôn với hôn phu Christopher O’Neill năm 2013.
Hoàng hậu Letizia của Tây Ban Nha. Trước khi vào gia đình hoàng tộc, bà từng là nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng.
Công chúa Ả rập Xê út Ameera al-Taweel.
Công nương Anh Catherine, vợ của Hoàng tử Harry.
Công nương Thụy Điển Sofia, vợ Hoàng tử Carl-Philip. Trước đây, cô từng là một người mẫu có tiếng.
Công chúa Mako (trái) và Công chúa Kako, 2 công chúa tài sắc vẹn toàn rất được người Nhật Bản yêu thích.
Công nương Meghan, vợ Hoàng tử Anh Harry. Cô từng là một diễn viên, nhà diễn thuyết, người truyền cảm hứng.
Công nương quá cố nước Anh Diana, một trong những nhân vật hoàng gia được yêu thích nhất trong lịch sử.
Hoàng tử Amedeo của Hoàng gia Bỉ đã kết hôn với nữ nhà báo Elisabetta Rosboch von Wolkenstein vào năm 2014.
Đức Hoàng
Ảnh: AFP, Sputnik, Reuters
Theo Dantri
Ai sẽ là quốc vương Malaysia sau khi vua lấy hoa hậu Nga trẻ đẹp thoái vị?
Một ngày sau khi quốc vương Sultan Muhammad V thoái vị, các tiểu vương nắm quyền ở 9 bang Malaysia đã nhóm họp để quyết định xem ai sẽ là tân quốc vương.
Quốc vương Muhammad V bất ngờ thoái vị.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong hệ thống quân chủ riêng biệt của Malaysia, 9 tiểu vương trị vì ở 9 bang sẽ được bầu làm quốc vương trong nhiệm kỳ 5 năm.
9 tiểu vương này có quyền bỏ phiếu trong khi 4 thống đốc bang có mặt nhưng không bỏ phiếu. Cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24.1 và tân quốc vương sẽ tuyên thệ vào ngày 31.1.
Hiện tại, tiểu vương bang Pahang, Ahmad Shah đang là người có khả năng trở thành quốc vương Malaysia, theo truyền thông địa phương. Phía hoàng gia Malaysia không xác nhận thông tin này.
Sau khi quốc vương Muhammad V thoái vị, hai tiểu vương Ibrahim Ismail và Nazrin Shah tạm thời nắm quyền hoàng gia cho đến khi có quốc vương mới.
Quốc vương đóng vai trò là người bảo vệ đạo Hồi ở Malaysia trong khi các vấn đề của đất nước do chính phủ đảm nhận.
Theo quy định, có 3 trường hợp tân quốc vương có thể từ chối ngai vàng. Đó là nếu người đó không muốn đảm nhiệm, nhân thân không rõ ràng hoặc có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này, người được bỏ phiếu đứng thứ hai sẽ là quốc vương.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Muhammad từng nhiều lân tước bỏ các quyền lợi của hoàng gia.
Năm 2016, tiểu vương Ibrahim Ismail của bang Johor được cho là người sẽ trở thành quốc vương. Nhưng ông từ chối để tiểu vương Muhammad V của bang Kelantan lên nắm quyền.
Giới phân tích cho rằng "hội đồng các tiểu vương nhiều khả năng sẽ không phá bỏ truyền thống. Và như vậy tiểu vương Ahmad Shah nghiễm nhiên trở thành vua theo quy tắc luân phiên".
Chính phủ của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố sẽ tôn trọng quyết định của hoàng gia. "Đây là vấn đề mà các tiểu vương sẽ lựa chọn".
Tuy nhiên, ông Mahathir ngầm tiết lộ rằng tiểu vương Ahmad Shah không được khỏe. Tiểu vương có thể sẽ nhường ngôi cho con trai để người này lên làm tân quốc vương.
Một nguồn tin khác nói tiểu vương bang Johor vốn không nhận trách nhiệm năm 2016, nay có thể sẽ trở thành quốc vương.
Khi Thủ tướng Mahathir nắm quyền trong giai đoạn năm 1980, quốc vương Malaysia khi đó là cha của tiểu vương Ibrahim Ismail.
"Tin đồn mâu thuẫn giữa hoàng gia và chính phủ là không chính xác. Mahathir và gia đình tiểu vương Ibrahim Ismail có mối quan hệ tốt", Kadir, cố vấn chính phủ nói.
Dưới thời ông Mahathir, quyền lực của hoàng gia Malaysia bị suy giảm và không còn được miễn trừ truy tố.
Cho đến nay, chưa có thông tin cụ thể về lý do quốc vương Muhammad V, 49 tuổi, bất ngờ thoái vị. Quốc vương làm lễ cưới cựu hoa hậu Nga 25 tuổi vào tháng 11.2018. Kể từ đó, quốc vương không trở lại hoàng cung với lý do sức khỏe.
Theo Danviet
Công chúa Dubai từng mất 7 năm trốn khỏi "nhà tù dát vàng" giờ ra sao? Chính quyền Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mới công bố hình ảnh của công chúa Dubai, người từng bỏ trốn gây chấn động hồi đầu năm. Công chúa Dubai gặp cựu Tổng thống Ireland ở nhà riêng. Theo Daily Mail, UAE đã công bố ảnh công chúa Dubai Latifa, trước sức ép từ cộng đồng quốc tế. UAE khẳng...