Vẻ đẹp đặc trưng của cung đường biên giới Việt Lào
Cung đường biên giới Việt – Lào với đặc trưng của những con đường mòn, vực thẳm, sông sâu và núi đá chênh vênh sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm cực thú vị.
Đường biên giới Việt – Lào là những con đường mòn với địa hình hiểm hóc. Một bên là đường mòn ven núi, phía bên dưới là vực thẳm, sông sâu hoặc những con đường đá chông chênh…
Khu vực cửa khẩu Nậm Cắn. Đây là một khu liên hợp với đầy đủ các dịch vụ như: Tạp hóa, phòng nghỉ trọ, bưu điện, cây xăng, .. phục vụ cho dân vận tải. Ảnh: Sơn Phạm.
Buổi bình minh tuyệt đẹp trên đất Nậm Cắn, hình ảnh các em nhỏ nối đuôi nhau cắp sách tới trường. Ảnh: Sơn Phạm.
Ảnh: Sơn Phạm.
Di chuyển khỏi khu vực Nậm Cắn, bắt đầu rẽ sang cung đường Tây Nghệ An. Cung đường dài 184Km độc đạo chạy song song với biên giới Việt Lào. Có thể nói con đường này chẳng kém gì con đường Hạnh Phúc ở Hà Giang về độ hiểm trở. Nếu đường Hạnh Phúc Hà Giang đi qua những Mã Pí Lèng, Cán Tỷ, Bắc Xum, … quá nổi tiếng với giới xê dịch, thì đường Tây Nghệ An lại đi qua vùng lõi của rừng Quốc Gia Pù Mát, với những vách nhũ đá hoang sơ hai bên đường, hang động cheo leo trên núi đá vôi cao vút, cùng lòng hồ thủy điện… Tuy nhiên, Tây Nghệ An có phần hoang sơ hơn, có những đoạn đường ngập trong suối, vào mùa lũ con đường sẽ bị chia cắt làm nhiều phần không thể vượt qua được, sạt lở cũng xảy ra thường xuyên. Vì vậy, để chinh phục cung đường này bạn cũng nên lưu ý lựa chọn thời gian đi, không nên đi vào mùa mưa.
Video đang HOT
Khung cảnh núi non trùng điệp và vẫn giữ được nét hoang sơ hiếm có. Ảnh: Sơn Phạm.
Khu vực sông Cả được nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: Sơn Phạm.
Cách thị trấn Mộc Châu 30 km, đỉnh Pha Luông được ví như nóc nhà của Mộc Châu, nằm giữa biên giới Việt – Lào. Từ đồn biên phòng Pha Luông ở chân lên tới đỉnh núi phải mất 3 – 4 tiếng đi bộ.
Đường biên giới Việt – Lào được chia tách tự nhiên bởi hai thảm thực vật khác biệt.
Quốc lộ 6 là con đường quen thuộc của dân xe dịch để di chuyển về Hà Nội. Đi trên đường này vào ngày cuối tuần bạn sẽ gặp hàng đoàn xe cờ đỏ nối đuôi nhau rất khí thế. Ảnh: Sơn Phạm.
Đoạn đường có dốc 35 độ với đường cát sỏi dăm, ngăn cách khu vực Nghệ An và Thanh Hóa. Ảnh: Sơn Phạm.
Nơi đỉnh núi chênh vênh bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên giữa mây trời lộng gió. Đứng trên đỉnh núi, bạn sẽ dễ dàng quan sát được sự chuyển động không ngừng của những đám mây, tạo ra nhiều hình thù kỳ thú. Đặc biệt, vào những hôm trời nhiều mây bạn có thể thấy cả biển mây lưng chừng núi.
Từ nơi này có thể quan sát rất rõ những cánh rừng, những bản làng của cả hai nước Việt Lào
Địa bàn ở vùng biên giới Việt – Lào đa số chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống. Ảnh: Sơn Phạm.
Cửa khẩu Tén Tằn nằm ở Mường Lát, Thanh Hóa. Nơi đây cũng có cột mốc số 281 trên tuyến biên giới Việt Lào (Ảnh – Lê Vũ Tuấn Linh)
Con đường sang Lào qua Cao Vều (Ảnh – Ngọc Long)
Hà Giang: Quản Bạ xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch
Làm theo lời Bác 'Thi đua là yêu nước' trong thời gian qua, huyện Quản Bạ đã có nhiều phong trào thi đua thiết thực, khơi dậy, phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương. Trong đó, đáng chú ý là phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn với phát triển du lịch.
Du khách trải nghiệm thưởng trà và tìm hiểu các sản phẩm du lịch từ vải lanh ở Quản Bạ. Ảnh: VƯƠNG MAI
Với lợi thế sẵn có về tiềm năng du lịch, huyện Quản Bạ đang phát triển ngành công nghiệp không khói từ các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Một trong những khu du lịch cộng đồng có cảnh quan đẹp và quy mô là Khu nghỉ dưỡng H'Mông Village, thuộc dự án bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Mông xã Cán Tỷ và Đông Hà. Anh Lại Quốc Tĩnh, chủ khu nghỉ dưỡng, chia sẻ: "Thực hiện chủ trương của huyện Quản Bạ về XDNTM gắn với phát triển du lịch, chúng tôi đã tận dụng cảnh quan tự nhiên rừng đá để xây dựng khu nghỉ dưỡng theo kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Mông với diện tích 20 ha. Trong đó, có một nhà sinh hoạt cộng đồng, khu trưng bày sản phẩm địa phương và 30 nhà trình tường. Du khách đến đây được trải nghiệm nét đặc sắc của kiến trúc và văn hóa dân tộc Mông, vừa hướng tới mục tiêu phát triển du lịch, tạo việc làm cho lao động địa phương".
Du khách trải nghiệm tại homestay Hồng Thu, xã Quản Bạ. Ảnh: LÊ HẢI
Về thôn Thượng Sơn, nơi có phong cảnh đẹp với 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, bà con ở đây vẫn gìn giữ được những nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống, đã được lựa chọn để thực hiện mô hình "xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch cộng đồng" của thị trấn Tam Sơn. Đây là mô hình mới tại địa phương, song bước đầu đã phát huy hiệu quả. Bí thư Đảng ủy thị trấn Tam Sơn, Nguyễn Văn Chinh, cho biết: "Mặc dù có vị trí cửa ngõ của Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng người dân vẫn chưa phát huy hết các thế mạnh. Chủ trương của tỉnh, huyện về xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong chương trình XDNTM, gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã thúc đẩy người dân quan tâm chỉnh trang lại nhà cửa, cảnh quan trong thôn, xóm sạch đẹp để làm dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao thu nhập".
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích từ việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Ông Lý Sào Nùng, là một trong những hộ được chính quyền địa phương khuyến khích làm homestay. Theo đó, ông đã chỉnh trang lại nhà cửa, tu sửa ao nuôi cá để du khách đến câu cá, chế biến món ăn truyền thống của dân tộc Dao.
Có thể nói, từ sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân trong phát triển du lịch gắn với XDNTM. Thông qua đó, huyện tiếp tục triển khai thực hiện Bộ tiêu chí NTM nâng cao gắn với thực hiện khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu; xây dựng cơ sở hạ tầng...
Về Ninh Bình ngắm Hang Múa mùa sen nở Hang Múa là điểm du lịch Ninh Bình được du khách yêu thích nhất. Hang Múa không chỉ ấn tượng bởi sự kỳ bí như các hang động khác mà chính là ở khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, và đặc biệt thu hút vào mùa sen nở. Hang Múa - Điểm check-in Hot nhất Ninh Bình Hang Múa nằm ngay phía dưới...