Vẻ đẹp cuốn hút của khách sạn hơn 1.300 tuổ.i ở Nhật Bản
Khách sạn cổ mang tên Nishiyama Onsen Keiunkan tọa lạc ở tỉnh Yamanashi của Nhật Bản là khách sạn duy nhất trên thế giới tồn tại hơn 1.300 năm.
Tương truyền vào năm 705, con trai cả của một trong những gia tộc quyền lực nhất thời bấy giờ là Fujiwara no Kamatari đang đi dạo thì phát hiện ra suối nước nóng nằm sâu trong vùng núi thuộc tỉnh Yamanashia. Ngay sau đó, khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, lấy gỗ và đá làm vật liệu chính.
Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan thuộc quyền sở hữu và điều hành bởi 52 thế hệ liên tiếp trong cùng 1 gia đình. Đến đời thứ 53, khách sạn gặp vấn đề trong việc tìm người thừa kế, vì không còn người thân hoặc con cháu tiếp quản cơ nghiệp. Chính vì vậy, người quản lý hiện tại Kenjiro Kawano không thể thừa kế sản nghiệp một cách hợp pháp, do không có quan hệ huyết thống.
Nishiyama Onsen Keiunkan là khách sạn lâu đời nhất trên thế giới. (Ảnh: CNN)
Khách sạn cải tạo lần cuối cùng vào năm 1997, nhưng vẫn giữ mọi thứ theo nét truyền thống. Các phòng đều trang bị thảm tatami và nghệ thuật cổ điển. Có tất cả 35 phòng trong khách sạn, đều thiết kế và bài trí gọn gàng, tối giản nhưng sang trọng, gần gũi.
Video đang HOT
Các phòng hạng tiêu chuẩn tại Nishiyama Onsen Keiunkan có ba phần, bao gồm hai khu vực tiếp khách và một không gian sinh hoạt. Trên tường treo kakejiku, tranh cuộn truyền thống của Nhật Bản, vẽ cảnh thiên nhiên với chữ ký của họa sĩ. Riêng phòng VIP ở đây có giá 269 USD/đêm.
Vào năm 2015, chủ khách sạn tiến hành đào giếng sâu tới 888m với mục đích biến nó thành khu nghỉ dưỡng suối nước nóng có lượng nước tạo ra nhiều nhất mỗi phút. Khách sạn sở hữu 4 phòng tắm ngoài trời với tầm nhìn thẳng ra núi non và 2 phòng tắm trong nhà dành cho người thích sự riêng tư, kín đáo. Nguồn nước của 6 suối nước nóng lấy từ suối khoáng ngầm Hakuho gần đó.
Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan không có nhà hàng nên các bữa ăn đều phục vụ trục tiếp tại phòng. Thực đơn bữa sáng và bữa tối trong một ngày có nhiều món giống nhau, chủ yếu là món ăn truyền thống. Tất cả đều được chế biến và bài trí theo phong cách ẩm thực Nhật Bản.
Để đến được Nishiyama Onsen Keiunkan, du khách phải bắt tàu cao tốc từ nhà ga Shizuoka và đi hướng về phía đông. Kể từ thời điểm này, thế giới hiện đại dần lùi lại phía sau và các nhà ga ngày càng nhỏ hơn, một số nơi thậm chí còn không có quầy bán vé. Chuyến tàu kéo dài khoảng một giờ, giúp du khách có cơ hội ngắm toàn cảnh núi Phú Sĩ cùng những cánh đồng, nhà cổ.
Du khách sẽ xuống tàu ở Minobu để chờ xe buýt đưa đón do khách sạn cung cấp. Ở Minobu, không có cửa hàng tiện lợi hay đồ ăn nhanh và ngôi làng chỉ có 11.000 người sinh sống. Từ đây, du khách phải đi xe thêm một giờ nữa mới đến dãy núi Hayakawa và nhìn thấy khách sạn hiện ra trong tầm mắt.
Quản lý khách sạn Kenjiro Kawano tin rằng vị trí vắng vẻ giúp nơi này thu hút khách và tồn tại suốt nhiều năm qua. Dù nơi này ngày càng trở nên nổi tiếng, nhưng họ không có ý định mở rộng khách sạn.
Năm 2011, khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan được kỷ lục Guinness công nhận là khách sạn lâu đời nhất trên thế giới. Xác nhận của Guinness góp phần đưa Nishiyama Onsen Keiunkan vào top cơ sở lưu trú được khách quốc tế yêu thích nhất tại Nhật Bản.
Khách Việt đến Nhật Bản năm 2024 'đông chưa từng có'
Đây là thống kê mới nhất của Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO). Theo đơn vị này, năm 2024, lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất lịch sử.
Các điểm check-in với núi Phú Sĩ nổi tiếng Nhật Bản được nhiều du khách đổ xô đến "sống ảo". Ảnh: @giminsngg.
Các điểm check-in với núi Phú Sĩ nổi tiếng Nhật Bản được nhiều du khách đổ xô đến "sống ảo". Ảnh: @giminsngg. |
Tính chung cả năm 2024, tổng số khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt 621.100 lượt, tăng 8,2% so với năm 2023, tăng 25,5% so với năm 2019 (trước đại dịch) và là năm thứ 2 liên tiếp đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
JNTO nhận định khách Việt yêu thích du lịch các nước Đông Nam Á hoặc Trung Quốc hơn nếu so với Nhật Bản. Nguyên nhân bởi những điểm đến này có chi phí rẻ hơn, miễn visa hoặc visa thông thoáng. Đồng thời, do ảnh hưởng của trận bão Yagi đầu tháng 9/2024, nhu cầu du lịch nửa cuối năm của khách Việt chậm lại.
Dù vậy, nếu xét số khách Việt Nam đến Nhật Bản theo tháng, riêng tháng 1/2024 có mức tăng trưởng thấp hơn năm 2023 do thời điểm nghỉ Tết khác nhau, nhưng các tháng còn lại đều đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ.
Trước đó, ngày 15/1, Tổng cục Du lịch Quốc gia Nhật Bản công bố trong năm 2024, đất nước này đón 36.869.900 lượt du khách quốc tế, tăng 47,1% so với năm 2023 và cao hơn so với năm 2019.
Trong đó, lượng khách đông tập trung vào mùa cao điểm như mùa hoa anh đào, mùa lá đỏ hay kỳ nghỉ hè của các trường học. Đồng thời, số khách đến Nhật Bản gia tăng không chỉ từ các nước Đông Á (vốn chiếm đa số) mà còn từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các nước từ châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, Trung Đông cũng tăng trưởng mạnh.
Năm 2025, JNTO kỳ vọng lượng khách quốc tế đến Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng, trong đó bao gồm cả khách Việt Nam.
Khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất trong lịch sử Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) cho biết, năm 2024, số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản tiếp tục đạt mức cao nhất trong lịch sử. Đoàn khách Việt Nam đến Nhật Bản. Ảnh: VGP News Theo đó, tổng số khách đến Nhật Bản từ Việt Nam tính chung cả năm 2024 đạt 621.100 lượt...