Vẻ đẹp của thạp gốm hoa nâu Hiệp An
Có niên đại từ thời nhà Trần, thạp (chum) gốm hoa nâu Hiệp An là tác phẩm quý hiếm, đang được UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An là tác phẩm quý hiếm
Kỹ thuật chế tác đỉnh cao
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An còn khá nguyên vẹn, đường nét hoa văn khỏe khoắn, được tạo hình và trang trí độc đáo. Đây là di vật hiếm gặp, có giá trị tiêu biểu nhất của loại hình đồ gốm hoa nâu thời Trần.
Thạp tương đối lớn, được làm bằng đất sét trắng, gờ miệng hơi loe, cổ thấp, vai phình, thân cong, thuôn dần xuống đáy, đáy bằng. Vai có 4 quai nhỏ, cong ngang, gắn đối xứng nhau. Để làm ra sản phẩm, thợ gốm phải tạo hình dáng của thạp bằng cách chuốt gốm trên bàn xoay, tạo 4 băng hoa văn, mỗi băng dùng phương pháp đắp nổi và lối khắc tay. Thạp được quét men vàng ngà, men nâu được tô điểm ở các đường kẻ phân chia băng hoa văn, các nét khắc hoa văn, từ đó làm nổi bật hoa văn màu nâu trên nền men vàng ngà, tạo hiệu ứng phối màu đặc sắc.
Cánh sen đắp nổi trên miệng thạp
Đặc trưng tiêu biểu nhất giúp nhận diện giá trị của thạp gốm là hoa văn trang trí. Từ trên xuống dưới, thân thạp phân chia thành 4 băng hoa văn trang trí khác nhau, được ngăn cách bởi 6 đường chỉ, khắc chìm tô màu nâu, có hoa văn chính, hoa văn phụ.
Băng hoa văn đầu tiên, giáp với miệng thạp được đắp nổi băng cánh sen kép, cánh to xen kẽ cánh nhỏ, đầu cánh cong, nhọn. Diềm cánh hoa sen đắp nổi, khỏe gợn cong lên ở mũi. Dưới băng cánh sen là đường chỉ kép khắc chìm, tô nâu, có gắn 4 quai tạo hình chữ C nằm ngang.
Miệng thạp gốm hoa nâu Hiệp An
Băng hoa văn thứ hai khắc các văn mây hình khánh, có đuôi dài nằm ngang, bay theo chiều kim đồng hồ, được khắc chìm và tô màu nâu thẫm. Thủ pháp này có nhiều điểm tương đồng như đuôi phượng, bờm rồng trong nghệ thuật đất nung thời Trần. Ở góc nhìn khác, gợi hình tiên nữ đang bay.
Băng hoa văn chủ đạo nằm chính giữa thân thạp, có kích thước lớn nhất, với 4 khóm sen lớn. Hoa sen với các cánh cách điệu, đăng đối nhau, lá sen cái nhìn nghiêng, cái nhìn chính diện. Vì không gò bó theo khuôn mẫu nên những bông sen được mô tả ở trạng thái mãn khai rất sinh động. Nét vẽ khi thì nhấn mạnh tạo một mảng đậm cho một cánh sen, lúc lại nâng cao, lướt nhẹ mô tả một chi tiết của cuống hoa hay lá sen.
Video đang HOT
Băng hoa văn dưới cùng thể hiện hoa văn sóng nước. Dưới cùng là lớp sóng nhỏ, uốn lượn đều đặn, mỗi đợt sóng khá tự do nhưng vẫn tôn trọng quy luật diễn đạt hoa văn sóng nước khiến cho bức tranh được mô tả trên chiếc thạp gốm trở nên sinh động, có hồn.
Tác phẩm là sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Quy trình khắc, cạo, tô men có nét tương đồng kỹ thuật vẽ tranh sơn mài ngày nay. Qua quá trình “diêu biến”, gốm hoa nâu Hiệp An tạo nên hiệu quả thẩm mỹ rất tinh tế và ấn tượng.
Hiện vật quý
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An được phát hiện trong quá trình nhân dân đào huyệt tại nghĩa trang xã Hiệp An, huyện Kim Môn (nay là thị xã Kinh Môn) vào ngày 6/12/1981. Do không biết và không có chuyên môn về khai quật khảo cổ học nên chiếc thạp đã bị vỡ mất 3 quai, sứt nhỏ ở miệng, đầu cánh sen và tróc một số mảng men. Tuy vậy, đây vẫn là chiếc thạp còn khá nguyên vẹn, nguyên bản về cấu trúc, hình dáng và hoa văn trang trí.
Căn cứ vào hình dáng, chất liệu, màu men, kỹ thuật sản xuất và nung đốt cũng như các họa tiết hoa văn trang trí trên thạp, so sánh với hệ thống di vật tương đương và nghệ thuật điêu khắc trang trí cùng thời, căn cứ vào 2 chiếc đĩa men ngọc được tìm thấy trong chiếc thạp, các chuyên gia xác định, thạp gốm hoa nâu Hiệp An là hiện vật gốc có niên đại thời Trần (thế kỷ XIII – XIV).
Căn cứ vào cấu trúc, hình dáng, kích thước, màu men và hoa văn trang trí được tạo tác hết sức tỷ mỷ, tinh tế, các nhà nghiên cứu bước đầu đưa ra nhận định, thạp gốm hoa nâu Hiệp An có thể là đồ dùng của tầng lớp quý tộc, dùng trong hoạt động tôn giáo hoặc cung đình…
Có thể nói, thạp gốm hoa nâu Hiệp An là biểu tượng cho sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ thời Trần, phản ánh một phần giá trị tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ của thời đại. Thạp còn cho thấy được những nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt cũng như tính hữu dụng trong quá trình tồn tại của di vật. Với giá trị về lịch sử văn hóa, kỹ – mỹ – thuật độc đáo, thạp gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu, tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ XIII – XIV.
Ngôi nhà 36m được cô gái độc thân tự tay cải tạo với nhiều điều bất ngờ
Có thể với những người yêu thích vẻ đẹp hiện đại, mới lạ, sáng tạo, chắc chắn sẽ yêu ngay ngôi nhà nhỏ xinh này từ cái nhìn đầu tiên không chỉ vì từng góc nhỏ đẹp bắt mắt với những sắc màu ấn tượng mà còn nhờ vẻ đẹp 'không đụng hàng'.
Cô gái là một người yêu thích thiết kế nội thất. Vì thế, cô có sở thích "chuyển nhà liên tục" để có dịp thử thách bản thân, tự tay làm đẹp tổ ấm của mình theo cách mà mình thích. Thật tuyệt vời khi cô gái cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt từ không gian nhà 36m nhưng vô cùng đặc biệt này.
Đây cũng là căn nhà thứ 11 cô đã mua và chuyển tới đây để ở. Căn nhà đặc biệt ở chỗ, có chiều cao "vượt trội" lên tới 6m, đủ để cô tự tạo nên những đường nét kiến trúc độc đáo, ấn tượng theo cách của riêng mình.
Cô gái độc thân sống vui vẻ trong căn nhà tự lên decor, ý tưởng thiết kế.
Căn nhà nằm ở khu trung tâm của một con phố nhỏ thuộc thành phố Bắc Kinh. Vì có nhiều bạn bè và thường xuyên gặp gỡ, tụ họp gia đình, người thân nên cô đã quyết định chuyển đến ngôi nhà nhỏ xinh với mặt tiền là khu vườn phía trước rộng 20m. Đối với cô, đây là một không gian sống lý tưởng dành cho người độc thân.
Cô gái từng làm việc cho một tạp chí thời trang, sau đó là biên tập cho một công ty thiết kế nội thất. Chính vì có nhiều kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều KTS, học hỏi được nhiều điều sau một thời gian dài, cô gái quyết tâm biến những ý tưởng của mình thành hiện thực.
Ngôi nhà với những đường nét mềm mại, uốn cong vô cùng tinh tế và nghệ thuật.
Mặt sàn của ngôi nhà được bố trí phòng khách, bệ ngồi gần cửa kính để cô gái có thể tiếp đón người thân, bạn bè và cũng có thể tạo nên góc ăn uống, làm việc xinh xắn cho riêng mình. Mỗi góc nhỏ đều vô cùng đặc biệt bởi ngập tràn ánh sáng tự nhiên kết hợp với hệ thống đường nét ánh sáng đặc biệt.
Đối với cô gái, ngôi nhà đẹp chính là cách "chơi" màu sắc một cách thống nhất và đầy tính nghệ thuật. Bởi vậy, mọi quy tắc trong thiết kế kiến trúc đều được phá vỡ, chỉ giữ lại những gì tinh tế và độc đáo nhất, những sắc màu vui nhộn được kết hợp với nhau một cách ngẫu hứng nhưng vô cùng đặc biệt, có sự liên kết hài hòa trên tông màu nền trung tính.
Sắc màu tinh tế và đặc biệt của không gian tiếp khách.
Theo cô gái, một không gian chỉ đơn giản bày biện với sofa và bàn trà sẽ vô cùng cứng nhắc và quá quen thuộc. Vì thế, ngôi nhà của cô được thiết kế các lớp nền theo bậc hình sóng, uốn lượn ngẫu hứng giúp mọi người khi đến chơi có thể ngồi ở bất kỳ góc nhỏ nào mà mình mong muốn, để thoải mái chuyện trò, thưởng trà vui vẻ.
Góc phòng ăn vui nhộn, trẻ trung.
Cầu thang lên gác xép cũng vô cùng đặc biệt với những đường cong uốn lượn, đường ánh sáng được tạo bằng đèn LED trên tường tạo hiệu ứng bắt mắt. Thêm vào đó là những bậc cầu thang vô cùng đặc biệt tạo nên góc "sống ảo" yêu thích của những cô bạn thân khi ghé thăm ngôi nhà đặc biệt này.
Tầng 2 là không gian riêng tư với căn phòng đa năng đặc biệt không kém. Bàn làm việc được đặt gần khung cửa kính, gọn gàng, đơn giản. Bên cạnh đó là kệ sách xinh xắn được ngăn cách giữa bàn làm việc và giường sofa tiện ích.
Tầng 2 với không gian đa năng.
Một lần nữa, cô gái lại khiến nhiều người bất ngờ với không gian phòng tắm độc đáo từ cách thiết kế bậc cho bồn tắm đứng, cách tạo điểm nhấn từ gạch xanh ốp tường và những đường cong tạo "cảm giác" không gian 3D rộng rãi.
Phòng tắm đơn giản nhưng cũng vô cùng đặc biệt.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các biệt thự Pháp cổ trong nắng thu Hà Nội Kiến trúc của các biệt thự Pháp cổ góp phần tạo nên cấu trúc không gian đô thị của Hà Nội, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý cũng như quy hoạch đô thị hiện nay và sau này. Những căn biệt thự Pháp ở Hà Nội mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc phương Tây. Hình ảnh các...