Vẻ đẹp của nhà trẻ vùng cao Việt Nam lọt top dự án kiến trúc thế giới
Nhà trẻ vùng cao Bó Mon ( Tú Nang, Sơn La) cùng 9 công trình khác vừa được tờ Guardian (Anh) bình chọn là 10 dự án kiến trúc thế giới mới.
Công trình được đánh giá cao về tính sáng tạo, hiện đại, đáp ứng được các tiêu chí về tính thẩm mỹ và ứng dụng.
Danh sách 10 dự án kiến trúc này được các biên tập viên của tờ Guardian bình chọn thông qua việc tìm kiếm và đánh giá từ các tạp chí kiến trúc nổi tiếng như: Dezeen, ArchDaily, designboom…
Ảnh: Trieu Chien/Archdaily
Theo Guardian, điểm chung của những dự án kiến trúc này là đẹp mắt, thể hiện được hơi thở hiện đại nhưng không mất đi giá trị truyền thống cốt lõi. Đặc biệt hơn cả là người xem thấy được tính sáng tạo và khả năng ứng phó với các tình huống thách thức bất thường.
Ảnh: Hoang Le/Archdaily
Trường mầm non Bó Mon được xây dựng tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La với nguồn kinh phí hạn hẹp đến từ các quỹ thiện nguyện và những mạnh thường quân. Công trình xã hội này được thiết kế bởi nhóm KIENTRUC O.
Ảnh: Hoang Le/Archdaily
Sau hơn 1 năm thi công, dự án có tổng diện tích 237m2 được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 6/2019. Trường mầm non Bó Mon hiện là mái nhà cho gần 70 trẻ em người H’Mông và giáo viên cắm bản ở ba bản Bó Mon, Cayton, Cô Tông.
Ảnh: Hoang Le/Archdaily
Công trình sở hữu kiến trúc độc đáo, cùng giá trị nhân văn đặc biệt. Mặt khác, tính sáng tạo và khả năng ứng phó với các tình huống thách thức bất thường cũng là điểm nổi bật của dự án.
Ảnh: Trieu Chien/Archdaily
Video đang HOT
Khu vực phòng học và khu vực lưu trú dành cho giáo viên được ngăn cách bằng một sân chơi chung. Sân chơi này được đặt giữa trung tâm công trình, là khoảng sân mở đa chức năng được thiết kế dưới một mái hiên và cây xanh.
Ảnh: Hoang Le/Archdaily
Đây là nơi để các bé có thể cùng nhau chơi đùa mà không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết. Sân chơi cũng có thể được sử dụng làm nơi nơi tổ chức các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội truyền thống của dân tộc.
Ảnh: Trieu Chien/Archdaily
Phần mái nhà sử dụng 2 lớp mái tôn để giảm nhiệt trong mùa hè. Với hình dáng mềm mại uốn lượn sinh động của phần mái, từ trên cao nhìn xuống, tổng thể ngôi trường như một công trình nghệ thuật rất phù hợp với cảnh sát thiên nhiên xung quanh.
Ảnh: Hoang Le/Archdaily
Với lối thiết kế tận dụng ánh sáng tự nhiên, các căn phòng luôn ngập tràn ánh sáng mà không cần tác động của ánh đèn điện.
Ngôi trường Pylonesque: Hệ thống canh tác nước mưa
Kết hợp bối cảnh khí hậu và các kiểu chữ địa phương vào một không gian đa mục đích, ngôi trường tiểu - trung học mang tên Pylonesque ở tỉnh Uthai Thani của Thái Lan được thiết kế để thích ứng với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa với những cơn mưa rất lớn, mùa khô với những đợt khô nóng kéo dài.
Tại Uthai Thani, nước có ý nghĩa văn hóa và thực tiễn rất lớn vì nước gắn liền với nông nghiệp, truyền thống và lễ hội.
Dự án Pylonesque đáp ứng về mặt kiến trúc và sinh thái như một hệ thống canh tác nước mưa, trong suốt quá trình xây dựng, công trình đã đáp ứng ba tiêu chí chính:
1. Kỹ thuật xây dựng và vật liệu công nghiệp đạt tiêu chuẩn nhưng được thực hiện theo cách thủ công.
2. Tính linh hoạt trong cấu trúc để cung cấp đủ các chức năng, đáp ứng vui chơi và thẩm mỹ.
3. Thích ứng tốt với khí hậu có mưa lớn và khô hạn hằng năm.
Vật liệu quan trọng nhất trong kiến trúc này là các tấm tôn hình tam giác để tạo phần mái chóp, tôn hình tam giác sẽ giúp giảm số lần phải cắt các tấm tôn. Các mảnh có kích thước sao cho có thể được gắn thủ công và hàn tại chỗ, loại bỏ sự cần thiết của máy móc hạng nặng và giảm chi phí tổng thể.
Tương tự, lớp hoàn thiện sử dụng vật liệu công nghiệp được áp dụng với các vòng xoắn độc đáo: tấm gỗ đun sôi nước có tác dụng cách âm và cách nhiệt từ mưa lớn hay nhiệt độ mạnh; tấm nhôm cách nhiệt lợp kẽm thêm một rào cản nhiệt bổ sung và thoát nước bên trong - bên ngoài tòa nhà; các bức tranh màu đỏ mờ chiếu ra từ các cạnh để tạo bóng trong khi vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên lọt vào.
Sự linh hoạt về cấu trúc có thể đạt được thông qua kế hoạch mở đối xứng trên hai trục, trong đó, có thể quyết định vị trí và mặt trước cùng các mặt bên được thiết kế riêng cho dự án. Gian phòng vững chãi và đủ ánh sáng để học sinh - nhân viên có thể đổi cấu hình khi cần thiết: lớp học có thể biến thành căn-tin, thành không gian sự kiện hay điểm vui chơi sau giờ học. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với một trường học gồm nhiều trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có lịch sinh hoạt khác nhau.
Do đặc thù thay đổi nhanh chóng từ mùa mưa sang mùa khô, kiến trúc này sẽ tập kết lượng nước bằng cách đưa nước mưa qua hai lõi trung tâm và vào các lưu vực được thoát ra bởi hai kênh, rồi vào hệ thống bể chứa 2.000 lít và bể chứa kép, nơi nước được để dành cho mùa khô.
Các thiết bị tập thể dục không sử dụng trên sân trường cũng được thu thập, tân trang lại, kết nối với các bể chứa nước thông qua máy bơm và vòi, đặt rải rác xung quanh khu vực vườn; được gọi là "gardenasium", sáng tạo này nhằm liên kết hành động tập thể dục với việc tưới cây trong vườn trường.
Cuối cùng, đèn hiệu mới trên sân trường với nhiều ứng dụng thủ công có màu sắc cho phép tòa nhà vừa nổi bật, vừa hòa hợp với đồng quê xanh mênh mông.
Dự án Pylonesque là một phần của sự hợp tác giữa Chương trình Quốc tế về Thiết kế và Kiến trúc (INDA, Đại học Chulalongkorn) ở Bangkok và Thang máy Mitsubishi Thái Lan.
Đây cũng là một phần của chương trình Thiết kế Cộng đồng mùa hè hằng năm và được thúc đẩy bởi hai mục tiêu: cung cấp kinh nghiệm cho sinh viên, tạo ra không gian hấp dẫn, thiết thực cho các trường học ở khu vực nông thôn Thái Lan.
_______
Sinh viên Kiến trúc của Đại học Chulalongkorn PAREID
Cẩm Tú
Công trình kết nối di sản ở Seoul Mang kiến trúc tổng thể như một pháo đài bề thế, kiên cố, hình thành từ các chất liệu chống cháy, có khả năng đứng vững trước những cơn động đất đến 6.0 độ richter, sử dụng nguồn chiếu sáng từ tự nhiên... "pháo đài" ấy là Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc ở Seoul - một trong ba bảo tàng xếp thứ...