Vẻ đẹp cổ kính mang tên Tháp Bà Ponagar
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,…
Vì vậy các công trình kiến trúc,nhà ở của người Chăm cũng được hình thành từ những mảnh đất này.
Trong đó có thể kể đến công trình tiêu biểu của người Chăm là các tháp Chăm với công trình đồ sộ,đẹp mắt như tháp Po klong Garai ở Ninh Thuận, tháp Nhạn ở Phú Yên, thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam,.. Tháp Bà Ponaga Nha Trang là một trong những cái tên nổi bật của tháp Chăm còn sót lại.
Dưới đây là một số thông tin cần biết về Tháp Bà Ponagar
Khu di tích Tháp Bà Ponagar, Nha Trang- Khánh Hoà là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hoá Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam,được xây dựng từ khoảng thế kỉ 8 đên thế kỉ 1, thời kì đạo Hinđu ( Ấn Độ giáo) đan cường thịnh tại Vương quốc Chăm cổ.
Tháp Bà Ponagar nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.
Cầu Xóm Bóng nhìn từ Tháp Bà Ponagar. Ảnh @jimjimenezreyes
Truyền thuyết
Ngày xưa tại núi Đại An (Đại Điển) có hai vợ chồng tiều phu đến cất nhà và làm rẫy trồng dưa nơi triền núi. Sau đó hai vợ chồng nhận nuôi một bé gái rất dễ thương- tên là Thiên Y Ana,là một tiên giáng trần. Thái tử nghe tin đồn về cô bé liền đến gặp thì thấy xinh đẹp khác thường và lấy về làm vợ, sinh được một trai một gái.
Thiên Y bế hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ. Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm. Thiên Y xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Thấy nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra các lễ nghi…
Từ đó, ruộng nương luôn tươi tốt, đời sống nhân dân mỗi ngày một thêm phong lưu. Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y cùng hai con cưỡi hạc bay về trời… Nhân dân nhớ ơn bà đã xây tháp tạc tượng thờ phụng, và mỗi năm vào ngày 23/3 Âm lịch đều làm lễ dâng hoa.
Lễ dâng hoa diễn ra vào ngày 23/3 Âm lịch hàng năm. Ảnh sưu tầm
Lịch sử
Tháp Bà Ponagar được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.
Tên gọi của tháp được đặt theo tên của vị vương Po Ina Nagar (người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo.Mẹ tạo dựng nên sự sống và dạy dỗ con dân lao động, mưu sinh trong cuộc sống. Mẹ là vị thần rất linh thiêng: che chở, bảo vệ, độ trì, ban phúc lành và ước nguyện cho muôn dân…được nhân dân tôn kính. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay.
Ngôi tháp đầu tiên được xây bằng gỗ để thờ nữ vương Jagadharma, đến thời Prithi được xây lại bằng vật liệu cứng và để thờ tượng nữ thần Bhagavati. Sau đó quân Nam Đảo của Indonesia kéo đến phá hủy, về sau ngôi tháp được xây lại bằng gạch.
Góc nhìn Tháp Bà Ponagar từ sông Cái. Ảnh @alexandrabagi
Một khung cảnh nhỏ của Tháp Bà Ponagar. Ảnh @nasoskok
Kiến trúc
Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên:
Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Video đang HOT
Những bậc thang đá dẫn lên tầng giữa. Ảnh @ngnhatha
Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.
Dãy bậc thang bằng gạch dốc dẫn lên tầng trên cùng. Ảnh @minthyy
Tầng giữa nhìn từ trên cao xuống. Ảnh @thai_ngoc_phuong_linh
Những cây cột được nhìn ở góc độ gần hơn. Ảnh @ngocthiet22792
Nhiều bạn lựa chọn góc chụp tại nơi này để có những tấm hình lung linh nhất. Ảnh @nee.chi
Ảnh @msdadika
Tầng trên cùng:Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.
Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau.
Góc nhìn toàn cảnh tầng trên của Tháp Bà Ponagar. Ảnh @sophiedecoyeyere
Một góc nhỏ của Tháp ở tầng trên nhìn từ dưới tầng giữa lên. Ảnh @westzone416
Bên hông toà tháp chính. Ảnh @kkkyoubin
Cả 4 tháp còn lại Tháp Chính, Tháp Giữa, Tháp Đông Nam, Tháp Tây Bắc) được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn.
Ảnh @anhnguyet_2109
Ảnh @lananhnguyen68
Tháp Chính thờ nữ thần Ponagar, cũng là tháp lớn nhất, tập trung đông người hành lễ vào dịp lễ hội của người Chăm. Tháp Giữa thờ Cri Cambhu- một hóa thân của thần Shiva, trong tháp có tượng thờ Nam thần. Tháp Đông Nam thờ thần Skanda là con trai của thần Shiva (biểu tượng của chiến tranh). Tháp Tây Bắc thờ Ganesha, con của thần Shiva (biểu tượng của trí tuệ, may mắn.
Rất đông du khách đổ xô về Tháp Bà Ponagar
Ảnh @junny1509
Ảnh @sang_thuong
Lễ hội
Lễ hội Tháp Bà Pônagar ở tỉnh Khánh Hòa còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình Lễ hội truyền thống, đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (năm 2012).
Diễn ra hàng năm tại di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Tháp Bà Pônagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh (Việt) và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế …
Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm, gồm những nghi thức chính sau: Lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu quốc thái dân an, lễ cúng Ngọ, cúng thí thực, Tế lễ cổ truyền, Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương, Lễ Dâng hương tạ Mẫu, Múa Bóng và hát Văn, Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu.
Khu di tích tháp Bà ở Nha Trang, nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của qúa trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử. Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ.
Khách Tây không ngớt trầm trồ vẻ đẹp cổ kính của Thánh địa Mỹ Sơn
Thăm khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn sáng 29/3, anh Jack Hughes (31 tuổi, đến từ Anh) trầm trồ: Phải dùng từ tuyệt vời, nét cổ kính của quần thể này khiến tôi cảm thấy như lạc vào một xứ sở nào đó vậy.
Những ngày này, Thánh địa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) mở cửa đón du khách trong và ngoài nước.
Thăm khu di tích sáng 29/3, anh Jack Hughes (31 tuổi, đến từ Anh) trầm trồ: "Phải dùng từ tuyệt vời, quần thể di tích này nằm trong thung lũng cách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Nét cổ kính, riêng biệt này khiến tôi cảm thấy như lạc vào một xứ sở nào đó vậy".
Còn với anh Tiến Thuận đến từ TP.HCM thì bày tỏ: "Tôi cùng người bạn của tôi đến Quảng Nam du lịch. Tôi đi khá nhiều địa điểm nhưng Thánh địa Mỹ Sơn thì tôi chưa bao giờ đặt chân tới.
"Khi đến đây, đúng thật sự phải ngưỡng mộ với những người tạo ra kiến trúc độc đáo này..." - anh Thuận nói và cho biết: Tôi và những người bạn đã ghi lại những khoảnh khắc nơi đây...
Hình ảnh khách du lịch trong và ngoài nước tham quan Thánh địa Mỹ Sơn:
Nhiều du khách đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn
Anh Jack Hughes (31 tuổi, đến từ Anh) trầm trồ khi nhìn thấy khu di tích này.
Còn với anh Tiến Thuận đến từ TP. HCM thì nhận thấy được sự độc đáo của quần thể di tích
Hai bạn trẻ chụp hình trong khu di tích
Nơi đây là hệ thống các đền tháp dùng để thờ thần của các nhà vua, các vương triều thuộc vương quốc Chămpa
Một nhóm bạn trẻ mang cổ phục tham quan tại Thánh địa Mỹ Sơn
Nhiều tượng người hoặc đầu voi được xây dựng trên bức tường
Tại đây có hai khu trưng bày các hiện vật được khai quật
Một trụ đá bị phá vỡ nằm trên đường đi
Đài thờ Mỹ Sơn A10 xây dựng vào thế kỷ IX-X, ghép từ 17 khối sa thạch thành năm lớp chồng lên nhau
Cận cảnh vườn tháp cổ chùa Bổ Đà ở Bắc Giang đẹp như bồng lai tiên cảnh Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang), đặc biệt nơi đây có vườn tháp lớn nhất Việt Nam chôn giữ tro cốt của hơn 1.000 vị tăng, ni từ 300 năm trước. Vườn tháp chùa Bổ Đà - Bắc Giang. Là một...