Vẻ đẹp cổ kính của đình làng hơn 500 tuổ.i
Đình làng Túy Loan được xây dựng lần đầu tiên ước chừng vào năm 1470 ở một nơi khác.
Đến năm 1787, đình được trùng tu lần đầu.
Túy Loan (hay còn gọi là Thúy Loan) là một làng cổ ở xã Hòa Phong, Hòa Vang, TP Đà Nẵng, được khai phá dưới thời vua Lê Thánh Tôn niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497). Tương truyền cùng với quá trình khai phá lập làng, nhân dân cũng xây dựng các thiết chế văn hóa tín ngưỡng cổ truyền, trong đó có ngôi làng.
Đình làng Túy Loan được xây dựng lần đầu tiên ước chừng vào năm 1470 ở một nơi khác. Đến năm 1787, đình được trùng tu lần đầu. Năm 1888, đình bị cháy và được xây dựng lại ở mảnh đất bên cạnh dòng sông Túy Loan.
Trải qua nhiều lần thay đổi vị trí, kiểu thức, đình làng Túy Loan hiện nay được xây dựng dưới thời vua Thành Thái năm Canh Tý (1900) trên cơ sở mô phỏng quy mô, kiểu thức ngôi đình cũ, được xây dựng từ thời Đồng Khánh đã bị gió bão hủy hoại. Từ đó đến nay đình làng Túy Loan thường xuyên được tu tạo, nhưng giá trị kiến trúc ban đầu không thay đổi.
Đình làng Túy Loan có không gian rộng thoáng, vị trí đẹp, trước mặt là một đoạn sông Túy Loan uốn khúc với những bãi bồi quanh năm xanh màu cây trái. Đây là một công trình có giá trị điển hình về mặt kiến trúc, bao gồm tiề.n đường, chính điện và hậu tẩm được nối liền liên tục từ trước ra sau.
Video đang HOT
Tiề.n đường có kiểu kết cấu hỗn hợp, vừa có liên kết rường, vừa có liên kết kèo. Phần giữa của các vì, tức liên kết giữa hai cột cái (cột nhất) là liên kết rường theo kiểu thức chồng rường giả thủ; từ hai cột cái tỏa về hai phía trước và sau là các thanh kèo nối với các cột quân tạo nên kiểu kết cấu thượng rường hạ kèo.
Phía đầu hồi, từ cột cái tỏa ra các kèo đấ.m, quyết để tạo thành hai chái như các công trình có vì kèo truyền thống. Trong kiến trúc đình làng Đà Nẵng, kiểu kết cấu này tuyệt nhiên không tìm thấy ở bất kì ngôi đình nào khác.
Bước qua cổng tam quan là đến các trụ biểu đứng cùng bình phong được đặt phía trước. Đây được xem như là một tam quan nội của đình. Trên thân trụ đều có các câu đối. Bình phong xây theo kiểu cuốn thư, mặt trong là hình hổ, mặt ngoài là hình long mã được đắp nổi.
Đi vào trong nội điện và hậu tẩm là nơi thờ cúng, gồm bàn thờ chính, bên tả, bên hữu. Hai bên còn có tả ban, hữu ban. Gian giữa có bàn thờ hội đồng cao hơn các bàn thờ khác, trên bàn có cặp hạc đứng chầu, hai bên có hai dãy lỗ bộ.
Bên cánh phía Đông của đình là ngôi nhà thờ Chư Phái Tộc thờ các vị Tiề.n hiền. Đây là ngôi nhà thờ 5 vị tiề.n hiền của các tộc Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê. Đặc biệt, đình làng Túy Loan hiện còn 25 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng và một văn bia ở đình Túy Loan niên đại Thành Thái thứ nhất (1889).
Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.
Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội. Đây cũng là một trong những công trình Thiên chúa giáo được xây dựng sớm nhất ở Hà Nội và cũng là một trong những kiến trúc nhà thờ đẹp nhất.
Theo một số tài liệu ghi chép lại, khu đất xây Nhà thờ Lớn xưa kia là nơi chùa Báo Thiên tọa lạc. Ngôi chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Được biết, chùa Báo Thiên là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và nền chùa trở thành đất họp chợ của người dân lúc bấy giờ. Sau đó, chính quyền đã chuyển giao cho giáo hội Công giáo để xây dựng thành nhà thờ.
Ban đầu nhà thờ được xây tạm bằng gỗ để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng cho các giáo dân. Đến năm 1884 nhà thờ bắt đầu xây dựng khang trang hơn bằng gạch đất nung. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công nhưng nhà thờ vẫn hoàn thành đúng dịp Lễ Giáng sinh năm 1888.
Dù được biết đến với tên gọi chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse nhưng người dân và du khách vẫn quen gọi là Nhà thờ Lớn. Có lẽ vì quy mô và nét độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ đã khiến người dân nghĩ đến cái tên này.
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu Âu. Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với nhà thờ Đức Bà Paris, là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bồi.
Nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m. Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này. Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ.
Nhìn bên ngoài trông nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi đã chuyển màu, mái ngói phủ đầy rêu phong. Thế nhưng, khi bước vào cánh cửa lớn bên trong nhà thờ, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được ngắm nhìn những nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ không bị biến đổi theo thời gian.
Bước vào nhà thờ, điều thu hút du khách đầu tiên có lẽ là Cung thánh. Cung thánh trong nhà thờ được trang trí theo lối nghệ thuật dân gian truyền thống, đơn giản mà bắt mắt. Ở giữa Cung thánh có tượng Thánh Giuse bế Chúa Giê-su, hai bên và xung quanh Cung thánh có bàn thờ Đức Mẹ và nhiều tượng thánh khác.
Phía dưới thánh đường là những băng ghế dài, có bàn quỳ để phục vụ các giáo dân trong thánh lễ. Với không gian rộng rãi, Nhà thờ Lớn có sức chứa lên đến hàng nghìn người. Vào các dịp lễ lớn như lễ Giáng sinh, Nhà thờ Lớn thu hút đông đảo giáo dân và du khách.
Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai bên tháp có hai cửa nhỏ để thuận tiện cho giáo dân và du khách tham quan. Các cửa đi và toàn bộ cửa sổ trong nhà thờ đều được cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothic. Bên trong các cửa cuốn có những bức tranh của các Thánh bằng kính màu rất đẹp.
Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây có giá trị gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn. Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiề.n nhà thờ. Chiếc đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp. Tiếng chuông nhà thờ nhằm mục đích thông báo những hoạt động cho người theo đạo Thiên Chúa biết giờ kinh lễ bắt đầu, ban phép rửa tội, hôn phối hoặc có người vừa mất...Không giống với âm thanh và cách đán.h chuông của nhà chùa, chuông nhà thờ có nhịp đán.h nhanh, chậm tùy vào mục đích thông báo khác nhau.
Bên ngoài nhà thờ có một quảng trường nhỏ, là nơi đặt tượng đài Đức Mẹ bằng kim loại. Bên dưới tượng Đức Mẹ có một lư hương để người dân cầu nguyện, xung quanh là nhiều chậu cảnh xanh tươi. Hàng rào xung quanh tượng đài mang đậm chất công giáo với các họa tiết được tạo từ hình dáng cây thánh giá.
Về tổng thể, công trình mang phong cách kiến trúc Gothic châu Âu nhưng lại có sự kết hợp với kiến trúc bản địa, thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung, hệ thống trang trí nội thất đậm chất truyền thống Việt Nam. Và do đó, nó là sản phẩm của sự giao lưu văn hoá Đông Tây rất đặc sắc.
Nhà thờ Lớn Hà Nội là một điểm đến đặc biệt, thu hút người dân địa phương và du khách gần xa. Khu phố quanh nhà thờ từ lâu đã trở thành điểm tụ họp quen thuộc của giới trẻ và du khách. Chỉ cần một cho mình chỗ ngồi lý tưởng, vừa thưởng thức nước uống vừa ngắm nhà thờ cổ kính là du khách cũng đủ thấy tâm hồn thoải mái lạ thường. Với kiến trúc độc đáo và cổ kính, Nhà thờ Lớn luôn có sức hút kỳ lạ với nhiều du khách khi đặt chân đến Hà Nội. Đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn một kiến trúc tuyệt đẹp mà còn được tìm hiểu cách thức sinh hoạt của người theo đạo Công giáo.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Nhà thờ Lớn được xem là "nhâ.n chứn.g" chứng kiến sự thay da đổi thịt của Hà Nội. Mặc dù có nhiều công trình hiện đại mọc lên nhưng Nhà thờ Lớn vẫn là một công trình kiến trúc tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng người dân Hà Nội và du khách gần xa.
Ngôi chùa 900 năm tuổ.i cổ kính linh thiêng nổi tiếng, nằm trên đỉnh núi ở Hà Nam Là ngôi chùa cổ có lịch sử gần nghìn năm tuổ.i còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý, chùa Long Đọi Sơn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng và yên bình. Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh...