Vẻ đẹp có 1-0-2 của sinh vật ‘ngoài hành tinh’ trôi dạt vào đất liền
Lo ngại là sinh vật nguy hiểm, song vật thể màu tím khiến nhiều người dân thích thú khi chúng ‘nhỡ’ dạt vào bờ.
Trên mạng xã hội xôn xao về sinh vật màu tím tuyệt đẹp trong suốt như tinh thể được một sinh viên tên Jodie Clowes đăng tải.
Được biệt, sinh vật có màu tím với cơ thể hình vòm dạt vào bãi biển ở Byron Bay, bang New South Wales, Australia.
Cận cảnh ‘cục thạch’ kì bí đẹp lạ hiếm có trên thế giới.
Trong khi một số người khen ngợi vẻ đẹp của sinh vật lạ, số khác lo ngại nó rất nguy hiểm.
Màu tím rực rỡ cũng gây ra nhiều tranh luận. ‘Đây là kết quả của sự đa dạng sinh học dưới biển. Sinh vật xinh đẹp này có mẹ màu đỏ và bố màu xanh lam’.
Nhà nghiên cứu sinh vật phù du Julian Uribe-Palomino từ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) cho biết ông nghĩ rằng đó là một loài sứa vương miện, hay sứa súp lơ được biết đến với tên khoa học Cephea cephea, mặc dù cần phải kiểm tra để khẳng định chắc chắn. Stephen Kizable, chuyên gia nghiên cứu động vật không xương sống biển của Viện bảo tàng Úc cũng đồng ý rằng đó có thể là một con sứa vương miện – một loài sinh vật biển được mệnh danh là ‘Người ngoài hành tinh’.
Sứa vương miện là loài sứa lớn, màu xanh tím, đường kính khoảng 50-60 cm. Chúng có hình dáng gợi liên tưởng đến một chiếc vương miện, bên dưới tỏa ra 8 ‘cánh tay’ dài và khoảng 30 sợi tơ mảnh có ngòi đốt.
Nó bắt được con mồi siêu nhỏ với các ngón đốt phía sau tỏa ra khi bơi. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm với con người. Sứa vương miện ăn sinh vật phù du, tảo, tôm và trứng động vật không xương sống. Loài sứa này rất hiếm khi trôi dạt vào bờ.
Sứa vương miện thường được tìm thấy ở các đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương, Biển Đỏ, Đông Đại Tây Dương và vùng biển Đại Tây Dương ngoài khơi Tây Phi và rất hiếm khi trôi dạt vào bờ. Đại diện Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) nói: ‘Động vật sống ở vùng nước mở thường không được quan sát, trừ khi chúng bị cuốn trôi trên bãi biển vì gió mạnh hoặc dòng hải lưu’.
Video đang HOT
Minh Anh (Nguồn The Sun)
Theo Người Đưa Tin
Vẻ đẹp đến mê mẩn của một số loài sinh vật biển
Đại dương là thế giới với vô vàn điều bí ẩn, kỳ lạ. Sự bí ẩn không chỉ nằm ở số lượng các loài mà hơn hết còn được thể hiện qua đặc điểm của từng loài. Cùng khám phá vẻ đẹp thần bí của một số loài sinh vật biển qua bài viết dưới đây.
Đầu tiên là loài sứa vương miện, hay còn gọi là sứa súp lơ, có tên khoa học là Cephea cephea
Tên gọi của loài sứa này dựa vào chính hình dáng mà chúng sở hữu, đó là có hình gần giống với chiếc vương miện. Sứa có màu xanh tím, có khối lượng lớn, với đường kính khoảng 50 - 60 cm
Loài sứa có màu sắc độc lạ này sống chủ yếu ở các đại dương như: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Biển Đỏ...
Sinh vật biển có vẻ đẹp đến mê mẩn kế tiếp đó là bạch tuộc dừa. Bạch tuộc dừa thu hút bởi việc phát ra ánh sáng lung linh khi chúng hoạt động vào ban đêm
Được biết, ánh sáng đó được phát ra từ hơn 40 xúc tu ở rìa vòi. Và điều đặc biệt là ánh sáng có thể thay đổi liên tục, phát sáng hoàn toàn hoặc ở dạng nhấp nháy
Ngoài ra, bạch tuộc dừa còn được biết đến là một trong những loài sinh vật thông minh nhất dưới đáy đại dương cùng với khả năng tự vệ rất tốt khi dùng những chiếc vỏ dừa làm nơi trú ẩn di động
Tiến đến là loài mực Sepioteuthis lessoniana thường thấy ở khu vực vùng biển Philippines
Loài mực có khả năng thay đổi màu sắc một cách nhanh chóng, linh hoạt, được so sánh với khả năng "biến hình" của loài tắc kè hoa trên cạn
Cá Triplefin sọc tìm thấy nhiều ở vùng biển Indonesia được đánh giá là một trong những loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc đáo
Hay như loài ốc sên Clusterwink sống chủ yếu ở Australia cũng đem đến cho con người những điều ngạc nhiên
Đây được biết đến là loài ốc biển kỳ lạ nhất thế giới, với khả năng phát ra ánh sáng xanh đặc biệt
Loài ốc màu vàng nâu sẽ chuyển sang màu xanh khi bị quấy rầy, hoặc chịu những tác động từ môi trường xung quanh
Loài cá hề hồng sống cộng sinh với hải quỳ cũng là sinh vật biển nhận được nhiều sự quan tâm bởi giới khoa học
Đây là một trong số ít loài có khả năng tự thay đổi giới tính. Chúng sống nhiều ở phía tây Thái Bình Dương, hoặc một số quần đảo ở đông Ấn Độ Dương
Loài tôm huệ biển sọc đỏ sống chủ yếu ở vùng biển Malaysia cũng đem đến nhiều điều bí ẩn khi khám phá. Loài vật được mệnh danh là "bậc thầy" ngụy trang dưới đáy đại dương
Cá chình ruy băng hay còn được gọi với cái tên loài rồng của biển cả, với tên khoa học là Rhinomuraena quaesita cũng là loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc lạ
Loài cá phân bố tự nhiên ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Cá chình ruy băng thu hút bởi 2 màu sắc được kết hợp hài hòa trên thân, đó là xanh dương và vàng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Lần đầu tiên rồng Komodo sinh ba mà không cần giao phối Một con rồng Komodo cái tên Charlie tại Sở thú Chattanooga ở Tennessee (Mỹ), đã sinh thành công ba con non một cách độc lập mà không có bạn tình. Rồng Komodo cái Charlie được nuôi cùng một con đực có tên Kadal tại vườn thú với hy vọng về sự sinh sản sau khi chúng giao phối. Thực ra, những con non...