Vẻ đẹp cầu Long Biên xưa và nay
Cầu Long Biên là ‘chứng nhân’ quan trọng gắn bó với những thăng trầm và nhiều sự kiện đáng nhớ của Hà Nội.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cầu Long Biên vẫn hiên ngang giữa đất trời và trở thành một biểu tượng vô cùng ý nghĩa đối với người dân Thủ đô.
Cầu Doumer được biết đến là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Cầu được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902, dưới sự lãnh đạo của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và do nhà thầu Daydé et Pillé thi công.
Sau giải phóng cầu đổi tên thành cầu Long Biên và giữ nguyên tên gọi từ đó đến nay.
Cầu Long Biên được coi là một nhân chứng lịch sử trong suốt hơn một thế kỷ qua. Hình ảnh cây cầu Long Biên cổ kính, bắc từng nhịp qua sông Hồng đã trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1903. Thời điểm đó, cầu Long Biên hay cầu Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer) là một trong 4 cây cầu dài và nổi bật nhất Đông Dương.
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (cả móng). Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như cầu thông thường.
Trên cầu Long Biên (tên cũ Doumer) vẫn còn tấm biển kim loại có khắc thời gian xây dựng và tên nhà thầu Daydé & Pillé – Paris.
Video đang HOT
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1 (1965-1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt.
Sang thời bình, giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.
Ngày 02/09/1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, cầu Long Biên đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác với niềm vui sướng và tự hào, hạnh phúc.
Đường ray giữa lòng cầu Long Biên.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cây cầu không còn là một hiện vật vô tri vô giác, nó như người bạn đồng hành, một dấu ấn riêng không thể thiếu của Hà Nội.
Cầu Long Biên xuống cấp, trải qua nhiều đợt tu bổ, đơn vị quản lý đã dựng những cột sắt hai bên đầu cầu để ngăn các xe ba bánh xe chở hàng nặng cồng kềnh, xe ô-tô đi qua cầu.
Hoàng hôn cầu Long Biên.
* Bài viết có sử dụng một số hình ảnh sưu tầm.
Cầu Long Biên - Một phần lịch sử vô giá của Hà Nội
Năm 2022 này, cầu Long Biên tròn 120 tuổi. Vượt qua những thử thách của thời gian, quá khứ có thể nhìn thấy rất rõ trên từng nhịp của cây cầu và trở thành một phần lịch sử vô giá của Hà Nội.
Dù có nhiều cây cầu hiện đại và hoành tráng đã được xây dựng bắc qua sông Hồng như Cầu Thăng Long, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, nhưng cầu Long Biên luôn giữ một ví trí đặc biệt trong lòng người Hà Nội.
Cầu Long Biên luôn giữ một ví trí đặc biệt trong lòng người dân Hà Nội
Cầu Long Biên trước đây có tên là cầu Paul Doumer - tên của viên Toàn quyền Pháp đã đề xuất việc xây dựng cây cầu này. Nhưng dân gian xưa thì thường gọi cây cầu này là cầu Bồ Đề vì cây cầu bắc sang làng Bồ Đề; hoặc còn gọi là cầu Gia Lâm vì bắc sang huyện Gia Lâm. Cầu Long Biên là tên mới được đặt sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đây là cầu thép được khởi công xây dựng vào tháng 9/1898, do hãng Daydé-Pillíe của Pháp thiết kế và thi công. Cầu được khánh thành tháng 2/1902. Cây cầu có chiều dài 1.862m, gồm 19 dầm thép. Có một đường ray duy nhất dành cho tàu hỏa ở giữa và hai bên có đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Ngoài giá trị giao thông, cầu Long Biên còn là chứng tích lịch sử, một chiếc cầu vắt ngang thế kỷ mà đương thời được coi là một trong những cầu thép lớn nhất thế giới.
Một đoàn tàu chạy qua cây cầu lúc Hà Nội vào đúng giờ tan tầm nhộn nhịp
Khi xây cây cầu này, thực dân Pháp đã hoàn thành tuyến đường sắt quan trọng nhất Đông Dương lúc bấy giờ, tuyến đường sắt nối cửa biển Hải Phòng với vùng Vân Nam (Trung Quốc); đồng thời, nối Hà Nội với Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ban đầu, cây cầu chỉ có đường sắt. Đến năm 1922 - 1923, cầu được mở rộng thêm phần cho xe ô tô song hành với đường sắt.
Trong chiến tranh, cây cầu đã 14 lần bị bom Mỹ phá hỏng 1.500 m cầu, đánh gục chín nhịp và bốn trụ bị hư hỏng nặng. Sau hiệp định Paris, qua 41 ngày đêm sửa chữa, ngày 4/3/1973, chuyến tàu đầu tiên lại vượt sông Hồng qua cây cầu này. Và cho đến nay, cầu cơ bản không thay đổi về kết cấu, trừ những đoạn bị tàn phá trong chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Mặc dù đã có rất nhiều cây cầu mới được xây dựng nhưng cây cầu này mỗi ngày vẫn có rất đông người dân qua lại
Đây cũng chính là cây cầu thép đầu tiên ở Việt Nam. Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, việc xây dựng cây cầu thép này là công sức của rất nhiều công nhân Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Pháp. Cây cầu sử dụng hàng tấn vôi được vận chuyển từ Thừa Thiên - Huế về Hà Nội, cùng với 30.000 mét khối đá và khối gỗ lim được đưa từ Thanh Hóa và hàng tấn xi măng từ Hải Phòng. Các công nhân Việt Nam đã phải lặn sâu xuống sông để xây dựng trụ cầu, dưới mặt nước 30m.
Cầu Long Biên mang đậm bản sắc dân tộc dù là di sản kiến trúc hiện đại thời bấy giờ do hình dáng giống một con rồng bay trên sông Hồng, gắn liền với biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Cầu Long Biên hiện vẫn được coi là một trong những cây cầu đẹp nhất Hà Nội nhờ vẻ ngoài hoài cổ độc đáo. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, cây cầu hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Chính quyền Hà Nội đang cấm xe ô tô, xe ba gác đi qua cây cầu này, tuy nhiên mỗi ngày từ lúc mặt trời bắt đầu hừng sáng cho đến tận đêm khuya, cây cầu vẫn là nhịp cầu đưa đón người dân qua lại giống như cách nó vẫn làm trong hơn một thế kỷ qua.
Một phụ nữ nông thôn đạp xe qua cây cầu vào tờ mờ sáng để vào khu phố cổ bán rau.
Cây cầu có chiều dài 1.862m. Có một đường ray dành cho tàu hỏa ở giữa và hai bên có đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.
Khám phá vẻ đẹp bất tận của miền Bắc Việt Nam Bạn đang chán nản với lối sống hối hả ở các thành phố lớn, với sự căng thẳng của công việc, cùng những việc thường ngày cũ?. Bạn đã bao giờ nghĩ về một chuyến du lịch Việt Nam tới miền Bắc bí ẩn để có được trải nghiệm hoàn toàn mới và đáng nhớ? Miền Bắc Việt Nam là một trong những...