Vẻ đẹp bình yên của Xín Mần – Hà Giang
Xín Mần là huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, trên một trong những cung đường du lịch tuyệt đẹp của vùng núi phía Bắc là Sa Pa – Bắc Hà – Xín Mần – Hoàng Su Phì.
Với diện tích gần 600 km2, Xín Mần hiện là nơi sinh sống của các dân tộc như Nùng, H’Mông, Tày, Dao, Kinh, La Chí, Phù Lá, Hoa, Cao Lan… Từ khoảng tháng 5, tháng 6, người dân tộc Nùng ở xã Nấm Dẩn bắt đầu vụ cấy lúa.
Hai xã Nấm Dẩn và Nàn Ma là nơi thu hút nhiều du khách nhất của huyện Xín Mần. Trong hình là những thửa ruộng bậc thang canh tác lúa nương thuộc xã Nàn Ma. Lúa nương ở đây rất dẻo và ngon, đặc biệt dùng để tạo ra loại rượu hảo hạng.
Ao tình yêu, nơi gắn với câu chuyện tình đẹp và lãng mạn giữa đôi trai gái người dân tộc La Chí, xã Thèn Phàng.
Những ngôi nhà trên sóng lúa, trong một khung cảnh thanh bình.
Video đang HOT
Thửa ruộng hình hoa tay, tại xã Thèn Phàng.
Tháng 9, tháng 10 là thời điểm bắt đầu mùa lúa chín ở Xín Mần, thôi thúc dân phượt và những tay săn ảnh khắp nơi lên đường.
Du khách đến đây đi trên con đường uốn lượn giữa những thửa ruộng bậc thang thuộc xã Bản Díu để cảm nhận câu hát “Em đi giữa biển vàng, nghe mênh mang trên đồng lúa hát”.
Em bé trên lưng mẹ trong ngày mùa tại xã Nấm Dẩn.
Bà mẹ người H’Mông địu con băng qua cánh đồng hoa tam giác mạch, một loại cây lương thực nở rộ khoảng tháng 10, 11, lấy hạt để làm bánh hoặc nấu rượu.
Các thiếu nữ người H’Mông đang nô đùa trên cánh đồng hoa, thẹn thùng quay đi khi bắt gặp ống kính máy ảnh.
Với vẻ đẹp biến đổi của những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ tháng 6, lúa chín tháng 10 và tam giác mạch dịp cuối năm, Xín Mần tạo nên sức hút khó cưỡng với nhiều du khách.
Theo VNE
Vẻ đẹp bình yên của Tú Lệ
Thị trấn nổi tiếng với đặc sản gạo nếp này là nơi bạn có thể hòa mình vào làn nước suối khoáng nóng và chiêm ngưỡng cảnh sắc yên bình của một vùng quê trù phú.
Trên quốc lộ 32 hướng về huyện Mù Cang Chải, Tú Lệ là xã sát sườn đèo Khau Phạ, trực thuộc huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Trước khi vượt "sừng trời" (đèo Khau Phạ), Tú Lệ hiện ra với hương thơm ngào ngạt khiến nhiều du khách phải dừng chân ghé lại, để thưởng thức chút xôi nếp giản dị mà nức tiếng cả nước của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Cảnh sắc yên bình của vùng quê trù phú.
Cánh đồng Tú Lệ nằm lọt thỏm trong thung lũng nên nếu đến đây đúng vào vụ mùa tháng 9, bạn sẽ được đắm chìm trong hương thơm của lúa. Nơi đây cũng có dòng suối lớn cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng. Tú Lệ hiện lên vẻ đẹp điển hình vùng núi Tây Bắc được "bổ sung" bởi sự trù phú của những cánh đồng, con suối.
Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, Tú Lệ còn sở hữu dòng suối nước nóng quanh năm đã nức tiếng gần xa. Thậm chí không thiếu những vị khách quốc tế không ngại khó khăn, xa xôi cũng tìm đến đây để có thể hòa mình vào dòng suối nóng bản Chao nằm giữa trung tâm xã. Trước đây, khi du lịch còn chưa phát triển, hình ảnh Tú Lệ còn được mặc định bởi những cô gái Thái tắm trần bên suối, một vẻ đẹp dung dị mà không dung tục khiến du khách xao xuyến mà nhớ mãi.
Cầu treo và bản Chao nằm giữa trung tâm xã, bắc qua dòng suối khoáng nóng, quanh năm hè cũng như đông luôn vang lên những tiếng ì ầm của suối cũng như tiếng người dân tộc Thái cùng du khách tắm rửa và vui đùa.
Không khó hiểu khi nằm ở cửa ngõ để đến với Mù Cang Chải, Tú Lệ cùng với những La Pán Tẩn, Dế Xu Phình trong mùa vàng ruộng bậc thang của tỉnh Yên Bái lại thu hút đông đảo khách du lịch đến vậy. Nhưng khác với những địa danh khác, ruộng Tú Lệ cho cảm giác gần gũi hơn nhiều chứ không nằm chênh vênh trên những quả đồi hay hun hút sâu trong lung lũng. Cũng là ruộng bậc thang nhưng thoải và nằm ven quốc lộ, vẻ đẹp Tú Lệ như thể giơ tay là chạm, đưa mũi lên ngửi là có thể hít hà hương nếp căng mọng vào lồng ngực.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thông tin, du lịch Tú Lệ cũng đã thay da đổi thịt. Đường xá được đầu tư kỹ càng, đường xuống suối nước nóng cũng đã được sửa lại. Trung tâm xã giờ đã xuất hiện nhiều nhà cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch.
Đặc sản xôi nếp Tú Lệ nay được phục vụ "bài bản" hơn trong nhiều nhà hàng, quán ăn nằm rải rác trong xã. Còn nếu muốn dân dã hơn, bạn hãy đến chợ trung tâm, nơi xôi nếp được bán trong những mẹt, những thúng của người đồng bào Thái. Ăn kèm với xôi Tú Lệ có thể là lạc, vừng, gà nướng, nhưng ngon nhất là những xiên thịt lợn mán nướng.
Đừng bỏ qua món cơm nếp khi tới Tú Lệ.
Cùng với "niềm tự hào" gạo nếp Tú Lệ là các đặc sản vùng miền Tây Bắc như: trâu gác bếp, lợn mán, gà đồi... Du khách đến với Tú Lệ càng ngày càng đông, tạo nguồn thu và công ăn việc làm cho nhiều đồng bào Thái nơi đây, trở thành một trọng điểm du lịch của toàn tỉnh Yên Bái.
Dù vậy, hình ảnh một Tú Lệ đơn sơ với những nếp nhà trong khói lam chiều, những chú trâu thong dong gặm cỏ, những cô gái Thái hồn nhiên té nước... vẫn luôn nằm trong tiềm thức của những người "hoài cổ". Như một chiều Tú Lệ có cả nắng và gió, không có gì thú bằng cảm giác đi bộ ra chợ trung tâm xã, mua vài xiên lợn cắp nách nướng cùng nắm xôi nếp dẻo thơm, leo lên đồi và cứ thế ngả ra đánh chén.
Theo VNE
Về Tam Cốc mùa lúa Đến Tam Cốc mùa này để được chiêm ngưỡng cảnh quan non nước Ninh Bình, nơi vẻ đẹp là sự kết hợp của 3 vùng miền: sông nước miền Tây, núi đồi Tây Bắc và những ruộng lúa nước Bắc Bộ... Được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, thời điểm đẹp nhất để đến với Tam Cốc là khoảng cuối tháng...