Vẻ đẹp bình dị của Việt Nam từ trên cao
Hình ảnh mộc mạc, dân dã của cánh đồng muối tại tỉnh Khánh Hòa, cánh đồng rộng lớn tại tỉnh Quảng Ngãi hay mùa thu hoạch hoa súng tại tỉnh Long An…
Do nhiếp ảnh gia Việt Nam và nước ngoài ghi lại bằng thiết bị bay không người lái sẽ được trưng bày tại triển lãm của Siena International Photo Award, chuẩn bị diễn ra tại Italy.
Hình ảnh mộc mạc, dân dã của cánh đồng muối tại tỉnh Khánh Hòa, cánh đồng rộng lớn tại tỉnh Quảng Ngãi hay mùa thu hoạch hoa súng tại tỉnh Long An… do nhiếp ảnh gia Việt Nam và nước ngoài ghi lại bằng thiết bị bay không người lái sẽ được trưng bày tại triển lãm của Siena International Photo Award, chuẩn bị diễn ra tại Italy.
Siena International Photo Award là cuộc thi nhằm tìm kiếm và tôn vinh tài năng của các nhiếp ảnh gia trên thế giới. Năm 2019, cuộc thi này đã nhận được gần 48 nghìn bức ảnh của các nhiếp ảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệp từ 156 quốc gia. Trong đó, Drone Photo Awards là một dự án của Siena International Photo Award và được coi là cuộc thi có sức hút mạnh mẽ đối với các nhiếp ảnh gia chụp ảnh trên không.
Dưới đây là một số hình ảnh được chọn lọc trong Drone Photo Awards 2020 để trưng bày tại triển lãm ảnh dự kiến diễn ra từ ngày 24-10 đến 29-11, tại Italy:
Sau mùa gặt, những con trâu sẽ được tự do kiếm ăn trên cánh đồng cày rộng lớn ở tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. (Tác giả: Alex Cao)
Mùa thu hoạch hoa súng tại tỉnh Long An, Việt Nam. (Tác giả: Trung Pham Huy)
Vị trí quán quân Drone Photo Awards 2020 thuộc về tác phẩm “Trái tim yêu của tạo hóa” của tác giả người Australia Jim Picôt. Bức ảnh ghi lại hình ảnh một con cá mập bơi giữa đàn cá hồi trên vùng biển tại bang New South Wales. Điều đặc biệt là chuyển động của những sinh vật này đã tạo ra một trái tim khổng lồ trên biển.
TP Lucca của Italy trong thời gian thực thi biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. (Tác giả: Fabio Muzzi)
Trò chơi đuổi bóng tại Tuscany, Italy. (Tác giả: Marek Biegalski)
Video đang HOT
Cà-phê hay trà, Brazil. (Tác giả: Yi Sun)
Đàn trâu lội qua hồ nước tại Thổ Nhĩ Kỳ trước khi về chuồng. (Tác giả: Mehmet Aslan)
Bóng của cây phong vào mùa xuân tại Weybridge, bang Vermont, Mỹ. (Tác giả: Caleb Kenna)
Trong lúc thực hành nghi lễ tôn giáo vào ngày thứ Sáu, các tín đồ Hồi giáo tại Konya, Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn duy trì giãn cách xã hội và dần quen với trạng thái mới trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành.
Sắc màu của nước tại Huelva, Tây Ban Nha. (Tác giả: Ignacio Medem)
Vùng châu thổ sông Ewaso Ngiro tại Kenya. (Tác giả: Paul Mckenzie)
Cánh chim hồng hạc trên hồ Turkana, Kenya. (Tác giả: Thomas Vijayan)
Những sắc màu của vải trên hồ Inle, Myanmar. (Tác giả: Zay Yar Lin)
Những chiếc thuyền của Buriganga, Dhaka, Bangladesh. (Tác giả: Md Ali Asraf Bhuiyan)
Nhặt ớt đỏ khô tại Bangladesh. (Tác giả: Azim Khan Ronnie)
Trên biển Cornwall, Anh. (Tác giả: Roberto Corinaldesi)
Vẻ đẹp thôn quê bình dị mùa thu hoạch cói ở 'ốc đảo' Hồng Lam
Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân thôn Hồng Lam (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) tất bật vào mùa thu hoạch cói. Nghề trồng cói cũng là thu nhập chính giúp người dân 'ốc đảo' bám trụ lại với làng.
"Ốc đảo" Hồng Lam, thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nằm lạc lõng giữa dòng sông Lam, tách biệt với thế giới bên ngoài. Được bao bọc bởi bốn bề là nước, chính vì thế cói ở đây rất dễ trồng.
Cói là cây trồng chủ lực, giúp người dân nơi đây bám trụ với "ốc đảo" sau những năm tháng đổ xô rời làng vì quá nghèo đói. Ở Hồng Lam trước đây có hơn 200 hộ dân sinh sống, nhưng nay chỉ còn 180 hộ.
Nghề trồng cói ở Hồng Lam rộ lên từ hàng chục năm trước. Từ những bãi đất hoang, nay có tới hơn 50ha diện tích trồng cói, tạo công ăn việc làm cho người dân độ tuổi từ 40-60.
Cói được phân thành 3 loại. Loại trên 1,65 m dùng dệt chiếu loại 1 hoặc đưa đi xuất khẩu. Loại trung bình dài 1,5 đến 1,6 m dệt chiếu cá nhân. Còn cói chết khô dùng để đun nấu hoặc lợp mái nhà.
Ở thôn Hồng Lam, được phủ xanh bởi cánh đồng cói, như một tấm thảm khổng lồ trải dài ven sông Lam. Vào mùa thu hoạch, lác đác người dân ra đồng thu hoạch tôn lên khung cảnh đồng quê bình dị.
Mùa cói ở Hồng Lam thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8 (âm lịch). Bình quân mỗi nhà có 6-10 sào (500m2/sào) trồng cói, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Mùa này thời tiết ở đây rất nắng nóng nên người dân phải thức dậy từ 4h sáng để ra đồng cắt cói và phơi giữa đồng.
Người dân Hồng Lam chia sẻ, ở thôn này đa phần chỉ còn người già nên trồng cói xem như là thu nhập giúp họ có thể bám trụ lại với thôn. Bởi những năm trước, dân bỏ làng đi biệt lập rất nhiều. Trong thôn không còn thanh niên mà chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ.
Cắt cói xong, người dân sẽ giũ cho sạch cỏ rác và tách những loại cây khác ra, sau đó gém lại thành từng bó. Cói được mang từ ruộng lên chuẩn bị cho khâu chẻ cói. Toàn bộ quá trình thu hoạch cói đều phải làm thủ công với các dụng cụ thô sơ.
Người dân dựng lều ở đồng để chẻ cói.
Công việc chẻ cói rất quan trọng. Bụi cói được cắt lên từ ruộng, qua bàn tay chăm chỉ, khéo léo của người nông dân, cói được chẻ đều, ép sơ từng cọng.
"Năm nay nhà tôi thu hoạch được khoảng 5 tấn cói, thu nhập gần 40 triệu đồng. Đây là nguồn thu chính phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân chúng tôi", ông Nguyễn Văn Phong (54 tuổi, thôn Hồng Lam) chia sẻ.
Sau khi phơi khô, cói được thương lái thu mua với giá từ 800.000 - 900.000/tạ. Đa phần đưa đi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An...để bán.
Làng nghề truyền thống hút khách ở Bình Định Làng nghề rượu Bàu Đá, nón Phú Gia, bánh tráng Trường Cửu và làng dệt chiếu Hoài Châu Bắc... là những làng nghề nổi tiếng ở Bình Định. Đất võ Bình Định là địa phương nổi tiếng với những tiết mục võ cổ truyền, nhiều danh thắng nổi tiếng như Kỳ Co, Eo Gió, bãi tắm Hoàng Hậu... Ngoài ra, du khách còn...