Vẻ đẹp bí ấn của “phế tích” Ayutthaya
Ayutthaya là cố đô của Thái Lan, do vua U-Thong khai lập vào thế kỷ 13. Vương quốc Ayutthaya tồn tại từ năm 1351 đến 1767. Gọi là Vương quốc Ayutthaya vì nó đóng đô ở thành phố Ayutthaya. Ngày trước các đền đài cung điện, chùa chiền… của hoàng cung Ayut
Ayutthaya là cố đô của Thái Lan, do vua U-Thong khai lập vào thế kỷ 13. Vương quốc Ayutthaya tồn tại từ năm 1351 đến 1767. Gọi là Vương quốc Ayutthaya vì nó đóng đô ở thành phố Ayutthaya. Ngày trước các đền đài cung điện, chùa chiền… của hoàng cung Ayutthaya đều được mạ vàng. Nhưng cuộc chiến tranh với quân Hongsawadi, mọi thứ đã bị tàn phá. Vàng bạc đã bị đánh cắp khỏi nơi đây, tượng Phật nằm khắp nơi trên nền đất đá hoang tàn.
Nhiều người cho rằng Ayutthaya chẳng còn gì ngoài những phế tích chẳng thể nào phục hồi được. Nhưng có lẽ phải tận mắt nhìn ngắm nơi được xem là phế tích ấy mới biết rằng có đã có một kỳ quan tồn tại qua sự tán phá của con người và thời gian. Kỳ quan đó là những tượng Phật loang lỗ dấu thời gian. Là cung điện đã bị con người đánh cắp mất lớp mạ vàng nhưng vẫn đứng sừng sững mặc nắng gió.
Bên cạnh những phế tích còn sót lại của một thời hưng thịnh cổ xưa. Dấu thời gian còn được lưu lại qua bức tượng Phật độc đáo nằm trong khuôn viên chùa Wat Mahathat ở Ayutthaya. Theo như lời kể lại vào thế kỷ 16, quân lính của Hongsawadi tàn phá Ayutthaya và chùa Wat Mahathat cũng không ngoại lệ.
Video đang HOT
Quân lính Hongsawadi đã chặt đầu tượng Phật rồi để dưới gốc cây, không ngờ rằng qua 5 thế kỷ cây đã nâng đầu tượng Phật lên khỏi mặt đất. Tượng và cây đã tạo thành một khối nhất thống với nhau. Kiệt tác nghệ thuật ấy khiến cho bao khách du lịch phải ngẩn ngơ. Để rồi hầu như khi rời Ayutthaya, người ta lại nhớ về nó giống như một biểu tượng của thời gian.
Theo ngôi sao
Tết của nỗi lòng người xa xứ
Thế là mùa đông giá rét đã sắp qua. Những ngày hoa tuyết trắng xóa đang được thay bằng những tia nắng xuân trải nhẹ trên nõn cây lộc nhú. Mưa bay bay nhè nhẹ như khói trong thung xa. Tôi cảm nhận mùa Xuân đang đến rất gần.
Lưu học sinh Việt Nam tại Viện Balassi Balint, thành phố Budapest, Hungary.
Cũng là chồi non, cũng là lá biếc, cũng là cái lành lạnh của những buổi sớm còn đẫm sương đêm, cũng là những đợt gió dịu dàng, nhưng gợi buồn man mác, khiến lòng tôi trào dâng nỗi nhớ cái Tết quê hương mãnh liệt đến vô cùng!
Lúc này tôi mới thực sự thấu hiểu: Ai đã từng xa quê, ngồi một mình vào những ngày giáp Tết, hay vào chính cái đêm trừ tịch, nỗi cô đơn trong cái lạnh chuyển giao của trời đất, mới thấm thía, đau đáu một nỗi nhớ quê hương tha thiết đến nhường nào!
Bởi quê hương - hai tiếng rất đỗi thân thương, nơi đó là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, có dòng sữa mẹ chắt chiu nuôi ta khôn lớn, chắp cho ta đôi cánh tung bay, vẫy vùng. Và nơi đó cũng là nơi bồi dưỡng tâm hồn ta hiểu được cái hồn của Tết quê hương thiêng liêng ngàn đời.
Giờ này chắc không khí Tết, hơi thở mùa xuân đang về rất gần trên các nẻo đường, con phố của Hà Nội. Những cây đào, cây quất Nhật Tân chắc cũng đang vươn mình trong đợt rét cuối đông để kịp nhú những bông, quả còn non tơ nhưng cũng đủ tô điểm không khí Xuân cho đất trời Thủ đô.
Trên những sạp hàng, những giỏ quà, hộp bánh mứt ngày Tết xếp cũng sặc sỡ sắc màu hàng Tết. Mà cũng lạ, chẳng ở đâu có không khí chợ Tết như ở Việt Nam mình, các bà, các mẹ đi chợ mà hớn hở tươi vui, dẫu có đông đúc người sắm Tết, đôi khi phải chờ đợi nhưng ai cũng vui tươi, rạng rỡ, trao nhau những câu chúc lành.
Còn ít ngày nữa là Việt Nam đón giao thừa, trên quê hương tôi rồi sẽ xôn xao tiếng cười với những câu chúc tốt lành. Ôi, cứ nghĩ thế thôi, tôi lại càng nhớ gia đình, bạn bè và dáng hình quê hương đất nước.
Hình ảnh Tết trong tôi là bóng mẹ ngồi bên nồi bánh chưng đỏ lửa, là dáng cha cặm cụi với chậu mai vàng, là màu đỏ của phong bao lì xì mừng tuổi, là màu xanh của bánh chưng, là màu đỏ trong tờ câu đối với nét chữ nho của ông đồ già, là màu của những ánh đèn rực rỡ trang trí trên cành đào, cây quất, là mùi của lọ dưa hành, của nồi thịt đông mẹ nấu, là mùi hương bay nghi ngút trên bàn thờ tổ tiên hay ở chùa chiền ngày mùng Một Tết, là bữa cơm tất niên đoàn tụ gia đình, là sáng đầu năm uống tách trà, chúc tụng nhau những lời tốt đẹp nhân dịp năm mới, là tiếng cười rộn rã, là khay mứt, hương trầm man mác, là những tin nhắn chúc mừng ấm áp từ người thân, bạn bè...
Mọi thứ tưởng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống thường nhật của mỗi người nhưng nó đã tự lưu lại trong ký ức và thỉnh thoảng bỗng dâng trào lên trong tâm trí, trong khóe mắt của người xa quê.
Tết quê hương là vậy, Tết quê hương đưa ta về với không gian của tình thân, tình làng nghĩa xóm, tình người muôn đời. Và Tết cũng thật bao dung mở rộng vòng tay đón ta về với cội nguồn của dân tộc. Ta bồi hồi khi đất trời, cỏ cây và vạn vật muôn loài rạo rực, hối hả chuyển mình vào Xuân.
Và ta nhận ra, nỗi nhớ Tết quê hương đang trào dâng mãnh liệt... Dẫu giờ đây chỉ là những ký ức ngọt ngào nhưng nó đang trở thành hành trang giúp tôi vượt qua cảm giác buồn tê tái, để tôi vượt qua nỗi nhớ Tết quê hương đến cháy lòng.
Nơi trời Âu này, chỉ có mưa và tuyết. Cái giá lạnh tê người đuổi theo những bước chân vội vàng lướt đi trên phố. Giữa cái lạnh giá của thành phố Budapest, Hungari, tôi đón cái Tết trong nỗi nhớ nhà da diết, chênh vênh.
Thèm lắm những cái Tết được ở bên gia đình, được thấy mọi người trao yêu thương và cầu chúc nhau một năm mới bình an, thành công và hạnh phúc, vạn sự như ý!
Nhớ lắm Tết quê hương, dù có ở nơi đâu thì Tết Việt luôn ở trong tim tôi! Cầu chúc ba mẹ, gia đình, quê hương đất Việt thân yêu đón một cái Tết an khang thịnh vượng!
Độc giả cùng chia sẻ Tết Việt xa xứ Xuân Giáp Ngọ sắp đến, hòa chung không khí đón Tết của người Việt Nam tại quê nhà, người Việt khắp năm châu cũng đang rộn ràng chuẩn bị đón Tết. Báo Dân trí mong được đón nhận mọi chia sẻ về không khí đón Tết Việt của đồng bào ta ở nơi xa xứ. Moi thông tin xin gưi vê dantri@dantri.com.vn hoăc thuytrang@dantri.com.vn, tiêu đê ghi ro Têt Viêt xa xư. Xin chân thanh cam ơn
Nguyễn Tuấn Anh
Lưu học sinh tại Viện Balassi Balint
Budapest, Hungari
Theo Dantri
Thời trang "nhức mắt" từ phố vào giảng đường Không chỉ gây "nhức mắt" ngoài đường phố, thời trang thiếu vải còn tràn vào cả giảng đường tạo nên sự khó chịu, phản cảm trong môi trường giáo dục. Mặc cũng như không Tình trạng thiếu nữ ăn mặc hở hang đã được nhắc đến từ lâu. Nhưng ở Sài Gòn, có lẽ chưa bao giờ thời trang hở trên hở dưới...