Ve đen hại lúa
Những năm qua, các vùng trồng lúa tại khu vực các tỉnh miền Bắc thường xuyên xuất hiện một loài ve đen gây hại, nông dân quen gọi là ‘ve đen 8 chấm’.
Triệu chứng gây hại của ve đen 8 chấm nhìn từ xa, tại Yên Thành, Nghệ An, 2020.
Đây là loài dịch hại nông nghiệp tuy không mới, nhưng các thông tin còn quá xa lạ với nông dân Việt Nam.
Chúng chích hút nhựa cây và gây vàng lá lúa thành từng cụm có thể từ một vài khóm lúa đến cả một khoảnh ruộng. Triệu chứng vàng lá rất dễ nhầm lẫn với bệnh vàng lá chín sớm do nấm Gonatophragmium sp, nếu nhìn từ xa chúng ta cũng có thể nhầm lẫn với bệnh vàng lá di động do virus RTYV hoặc triệu chứng ban đầu của bệnh bạc lá vi khuẩn.
Tập tính loài ve đen 8 chấm chỉ tập trung gây hại các khu ruộng gần bờ, đặc biệt các thửa ruộng giáp với đồi núi, bụi cây, trên các lá lúa phía trên, lá có bản to… Sau khi gây hại xong chúng về đó trú ngụ, nên chỉ phát hiện thấy chúng trên ruộng lúa chủ yếu buổi chiều tối.
Ve đen xuất hiện tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Chúng gây ra triệu chứng vàng nhưng không lùn lụi, để chúng ta phân biệt với bệnh vàng lá di động do virus RTYV. Chỉ vàng một số lá chúng gây hại, khi quan sát từ xa chúng ta thấy một khu ruộng lá vàng, nhưng khi quan sát từng khóm lúa, lá vàng này chỉ ở một số lá, tập trung các lá phía trên, các lá có bản lá to, dài.
Triệu chứng ve đen 8 chấm gây hại làm vàng ngọn lá lúa nhưng không có điểm khởi phát vết đốm như bệnh vàng lá do nấm Gatophragmium sp. Ve đen gây hại làm lá lúa vàng cả phiến lá nhưng gân lá vẫn xanh, chóp lá thường bị vàng toàn bộ nếu hai bên phiến lá cùng bị chích hút.
Đối với triệu chứng vàng do bệnh bạc lá vi khuẩn, khi bị khô, vàng thì phần trên cùng của lá sẽ cong hóp hình lòng mo (nông dân quen gọi hóp mo cau) còn do ve đen gây hại không có triệu chứng cong hóp phần trên của lá như bệnh do vi khuẩn.
Ve đen 8 chấm gây hại trên lúa tại huyện Anh Sơn, Nghệ An, 2020.
Đối tượng gây hại là một loài ve, thuộc họ ve sầu bọt Cercopidae, có tên khoa học là Callitettix versicolor được Fabricius phân loại năm 1794. Chúng phân bố chủ yếu ở Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan và gây hại chủ yếu trên lúa và ngô.
Video đang HOT
Tên địa phương mỗi nơi gọi bằng những tên khác nhau, thế giới gọi là “bọ xít lúa”, tuy nhiên nếu gọi tên này ở Việt Nam dễ nhầm tưởng với bọ xít dài hại lúa (Leptocorisa acuta) và một số loài bọ xít khác. Vì vậy, chúng ta có thể gọi bằng tên tiếng việt là “ve đen 8 chấm” như nông dân vẫn sử dụng nhiều năm qua.
Giai đoạn sâu non, ve đen 8 chấm được bao bọc bởi một khối bọt, khối bọt này rất dễ vỡ, mỗi khối bọt có thể có từ 1-8 con non, thông thường 1-2 con, giai đoạn này chúng ăn rất mạnh. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, khối bọt này có chứa một số loại pheromon và có liên quan đến hành vi tập trung của loài này.
Ruộng lúa bị ve đen gây hại tại Nghệ An.
Một số trong sáu hợp chất được xác định trong khối bọt được tạo ra bởi Callitettix versicolor có vai trò là pheromone tổng hợp trong một số loài thuốc bộ cánh nửa. Ngoài ra khối bọt này có thể chứa đến 4 loài khác nhau. Chúng ta cần lưu ý điểm này, thứ nhất là chúng có tập tính gây hại tập trung, thứ 2 là nếu kiểm tra khối bọt có thể có nhiều loài khác nhau.
Trong một số năm gần đây, một số tỉnh phía Bắc đều ghi nhận thấy loài này gây hại trên lúa. Vụ xuân 2020 tại Nghệ An xuất hiện rải rác các huyện như Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu,… mức độ không lớn, chỉ cục bộ một số thửa ruộng. Chủ yếu trong vụ xuân hàng năm, giai đoạn lúa đòng – trỗ.
Đây là loài sâu hại còn rất ít thông tin phổ biến tại nước ta, sau đây là một số biện pháp quản lý ve đen 8 chấm:
Nhận diện đối tượng ve đen 8 chấm bằng quan sát khá đơn giản. Cơ thể chúng có màu đen, trên cánh có 8 chấm màu, gồm 4 chấm màu trắng phía trước và 4 chấm màu đỏ phía sau cánh, được phân bố đều 2 bên.
Khi các khu ruộng gần bờ thấy lá lúa vàng thì tiến hành kiểm tra, nên kiểm tra đồng ruộng vào buổi chiều, kiểm tra vùng xuất hiện hiện tượng lá vàng, các vùng ruộng gần bờ.
Nên phát quang bờ cỏ, bụi rậm quanh các thửa ruộng, hạn chế nơi trú ẩn của của chúng.
Điều tra phát hiện, xác định mức ảnh hưởng, tiến hành phun phòng trừ nếu cần thiết, chỉ cần phun thuốc khu vực có triệu chứng, không cần phun cả thửa ruộng.
Vì là côn trùng chích hút và không hiện diện liên tục trên ruộng, nên chúng ta chỉ nên sử dụng các thuốc có khả năng nội hấp (lưu dẫn). Có thể sử dụng thuốc có chứa hoạt chất thiamethoxam, imidacloprid,…để phun phòng trừ nếu cần thiết.
Kiên Giang: 9X cầm bằng đại học về trồng lúa sạch, rau thủy canh
Ấp ủ ước mơ làm nông nghiệp sạch từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Phạm Thanh Vũ (ấp Sơn Bình, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) đã khởi nghiệp từ mô hình trồng lúa sạch, trồng rau thủy canh...
Sử dụng hỗn hợp hữu cơ tự chế bón cho lúa
Xuất thân từ một gia đình thuần nông, anh Vũ nhận thấy hiện nay người dân sử phân bón vô cơ trong quá trình canh tác lâu dài sẽ làm đất mất đi độ màu mỡ, tăng chi phí cho sản xuất. Từ đó, anh ấp ủ ước mơ sản xuất nông nghiệp sạch, tăng độ màu mỡ cho đất, không gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Tháng 7/2018, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ chuyên ngành Khoa học cây trồng, anh Vũ bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình từ việc trồng lúa hữu cơ, sử dụng phân bón với công thức riêng và phù hợp với vùng đất mà anh canh tác.
Trong vụ hè thu vừa qua, trên diện tích 5 công đất anh Vũ trồng lúa hữu cơ mang lại năng suất cao. Ảnh: T.T.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Vũ cho biết: "Từ phụ phẩm trong nông nghiệp như rau, củ, lá... thu gom ở các chợ, tôi tiến hành ủ lên men và xử lý bằng men vi sinh theo tỷ lệ 40kg phân và 2kg vi sinh cho 1000m2. Sau khoảng 45 - 60 ngày là có thể sử dụng hỗn hợp. Trung bình một vụ tôi bón khoảng 4 - 5 lần, số lượng khoảng 400kg/công".
Từ việc dùng phân bón hữu cơ bằng nguyên liệu có sẵn đã giúp anh Vũ giảm được chi phí sản xuất, cân bằng hệ sinh thái, đa dạng sinh học và không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, mô hình này giúp cải tạo đất, cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh, chất lượng sản phẩm cao, hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Anh Vũ kiểm tra lượng phân trong vụ đông xuân năm 2019 - 2020. Ảnh: T.T.
Trong vụ lúa hè thu, anh Vũ gieo sạ giống lúa Nhật, thời gian sinh trường 112 ngày, trên diện tích 5 công đất. Với cách làm riêng, anh thu về 850-900kg/công, lãi hơn 2 triệu đồng/công. Lợi nhuận cao hơn 20-30% so với cách làm truyền thống.
Sản phẩm của anh Vũ được cung cấp chủ yếu thị trường bán lẻ nông sản sạch ở TP.Hồ Chí Minh. Trung bình 2-3 tuần anh Vũ xuất đi khoảng 1 tấn gạo với giá 15-35 ngàn đồng/kg, ước tính mỗi đợt xuất bán anh thu lãi khoảng 60%.
Lắp đặt thủy canh
Vận dụng những kiến thức đã học và trải qua quá trình học hỏi, ngay từ năm thứ 2 đại học anh Vũ đã nhận lắp ráp mô hình trồng thủy canh, cung cấp hợp chất hữu cơ và tư vấn cách trồng, chăm sóc cho các hộ gia đình.
Anh Vũ và mô hình thủy canh do anh hướng dẫn về kỹ thuật. Ảnh: T.T.
Từ các phụ phẩm trong nông nghiệp, anh Vũ tận dụng để tạo thành hợp chất hữu cơ cho cây trồng. Ảnh: T.T.
Theo anh Vũ, mô hình này là hướng đi mới trong việc cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho các gia đình. Các loại rau ăn lá, dưa leo, cà chua...khi sử dụng phương pháp này, cho năng suất sản phẩm tăng và chất lượng vượt trội. Bên cạnh đó, mô hình thích hợp với những hộ gia đình có diện tích hẹp, không gian nhà phố và nhẹ công chăm sóc.
Để tạo hợp chất hữu cơ cho việc trồng cây thủy canh, anh Vũ dùng phụ phẩm nông nghiệp như rau, trái cây ủ và được xử lý bằng men vi sinh, sau 45 ngày là có thể bón cho cây trồng. Sau khi cây được gieo trồng trên giá sẽ có hệ thống tự động vận hành bơm chất dinh dưỡng lên cho cây, người trồng hằng ngày không cần phải tưới nước cho cây.
Anh Vũ (bên trái) tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kiên Giang năm 2019 với mô hình thủy canh. Ảnh; T.T.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Vũ cho biết: Hệ thống này sẽ tự điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, độ ẩm phù hợp cho cây trồng. Trong thời gian khoảng 35 - 40 ngày, người trồng có thể thu hoạch, ngắn hơn phương pháp thường từ 5 - 10 ngày.
Hiện anh Vũ nhận lắp giàn thủy canh cho các hộ gia đình trên địa bàn TP. Rạch Giá, cung cấp hợp chất hữu cơ và tư vấn kỹ thuật. Mỗi giàn lắp đặt thấp nhất có giá hơn 2 triệu đồng, đảm bảo được lượng rau sạch hằng ngày cung cấp cho gia đình.
Tại cuộc thi Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2019 do tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức, mô hình ứng dụng công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh học của anh Vũ đã đạt giải Nhất.
Theo Danviet
Xác nhận có nạn nhân người Việt trong vụ 39 người chết tại Anh Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước việc cảnh sát hạt Essex (Anh) vừa thông báo có nạn nhân người Việt trong vụ 39 người thiệt mạng trong thùng xe container tại Đông Bắc London, Anh. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, ngày 1-11-2019, cảnh sát hạt Essex vừa thông báo có nạn nhân...