Về đây, ăn cá linh nấu chua, nghe đờn ca tài tử, câu cá tai tượng to
Về vườn sinh thái Hoa Súng (Cần Thơ) khách được vui chơi, nghe đờn ca tài tử, ăn những món đồng quê “ cây nhà lá vườn” và đặc biệt là ra cầu ao câu cá tai tượng, cá dồ ném to…
Vườn sinh thái Hoa Súng tọa lạc ngay mặt tiền quốc lộ 61B (đường nối Cần Thơ – Vị Thanh), phường Ba Láng, quận Cái Răng, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 5km. Vườn có quy mô hơn 1ha, được xây dựng theo mô hình du lịch nhà vườn kết hợp dịch vụ đờn ca tài tử, ẩm thực “cây nhà lá vườn”.
Du khách thích câu cá tai tượng và thưởng thức các món ăn được chế biến từ “chiến lợi phẩm” của mình. Ảnh: M.HOA
Vườn sinh thái Hoa Súng hấp dẫn du khách bởi nét đẹp bình dị, đặc trưng của miệt vườn Nam bộ, với không gian thoáng mát của những ngôi chòi lá, hàng dừa trĩu quả in bóng trên mặt ao, hòa cùng hình ảnh bọt nước lăn tăn khi đàn cá ngớp hoặc đớp mồi.
Vật liệu chính để lát những con đường quanh co trong vườn và xây dựng những công trình cơ bản là gạch đỏ, phối cảnh cùng với cỏ cây xanh mướt. Ở các góc vườn trang trí xe bò, thuyền hoa, giàn hoa giấy đơm bông rực rỡ…
Đến Vườn sinh thái Hoa Súng, du khách không chỉ cảm nhận được không khí trong lành, mát dịu của vườn cây ăn trái mà còn có thể thư giãn bằng cách câu cá dồ đém, cá tai tượng… được thả nuôi dưới ao. Sau giây phút câu cá giải trí, khách có thể yêu cầu nhà vườn chế biến “chiến lợi phẩm” thành các món ăn mà mình ưa thích, rồi thưởng thức dưới những căn chòi lá.
Những món ngon đồng quê luôn hiện diện trong menu của Hoa Súng: tép trấu chiên bột, ốc nướng tiêu, lươn um rau ngổ, gà vườn nướng muối ớt, cá hủng hỉnh kho tộ, cá dồ đém kho lạt, cá trê nướng, các lóc nướng trui, các loại rau vườn luộc hoặc xào…
Video đang HOT
Một trong những món ăn độc đáo khiến thực khách khó lòng bỏ qua khi đến Hoa Súng là món lẩu mắm cá dồ đém ăn kèm với rau dừa, bông so đũa hay bông súng được trồng ngay tại vườn. Điểm hấp dẫn của món lẩu mắm này là dùng nước dừa tươi sẵn có tại vườn để nấu, nhờ vậy mà món lẩu mắm Hoa Súng có vị ngọt, với hương thơm rất riêng so với nơi khác.
Để thực đơn thêm phong phú, vào mùa nước nổi, Vườn sinh thái Hoa Súng còn cập nhật thêm các món ăn được chế biến từ đặc sản cá linh, như: cá linh chiên giòn, kho lạt hay nấu chua…
Anh Trần Lê Quân, chủ Vườn sinh thái Hoa Súng, chia sẻ: Khách tìm đến Vườn sinh thái Hoa Súng không chỉ là để câu cá giải trí, hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mát, nhâm nhi các món ngon của đồng quê mà còn thưởng thức đờn ca tài tử đậm chất Nam bộ.
Theo M. Hoa (Báo Cần Thơ)
Mùng 3 Tết xuất hành phương Nam gặp "cha đẻ" mít không hạt
"Cha đẻ" mít không hạt nổi tiếng ở Cần Thơ cho biết, năm 2017, ông thu lời gần 1 tỷ đồng từ việc bán mít trái và cây giống. Trong năm 2018, ông sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, xuất bán sản phẩm "độc" của mình ra nước ngoài...
Tết lớn, mừng thành công trong năm cũ
Trong những ngày Tết Nguyên đán năm 2018, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn, ngụ phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) - "cha đẻ" của loại mít không hạt đã và đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Ông Trần Minh Mẫn-Út Mẫn bên cây mít không hạt của mình.
Ông Mẫn cho biết, Tết năm nay, gia đình phấn khởi vì lợi nhuận trong năm 2017 đạt cao hơn các năm trước. "Năm nay gia đình ăn Tết lớn, mừng cho năm cũ mít không hạt Ba Láng bán được nhiều, đơn đặt hàng đến đều đều. Nhờ vậy mà giúp gia đình thoát nghèo, mua được ô tô, các con được đi học đàng hoàng" - ông Mẫn vui vẻ nói.
Theo tính toán của lão nông 69 tuổi này, từ việc bán mít trái và cây giống, sau khi trừ tất cả chi phí, trong năm 2017, ông thu lợi nhuận gần 1 tỷ đồng. Ngoài số lượng mít trái thu được trên diện tích vườn nhà (có gần 100 cây, cho năng suất khoảng 6 tấn trái/năm), ông Mẫn còn thu mua mít không hạt của bà con ở khắp các tỉnh, thành ĐBSCL bán lại cho khách.
Ông Trần Minh Mẫn (phải) khoe giống mít không hạt với khách tham quan.
Ông Mẫn nói: "Năm vừa rồi, tôi bán khoảng 35.000 cây giống, trong đó, mỗi cây được thu lời từ 10.000 -15.000 đồng. Ai mua cây giống đều được hướng dẫn kỹ thuật, khi có trái nếu chưa có đầu ra thì tôi thu mua lại với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg (giá bán ra 50.000 - 60.000 đồng/kg; do nhiều chi phí phát sinh đã đẩy giá bán lên cao)".
"Cũng trong năm rồi, tôi vinh dự được cơ quan chức năng mời ra Hà Nội tôn vinh nông dân sản xuất giỏi. Tại đây, tôi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước hỏi thăm và khen ngợi về sáng tạo, tìm tòi học hỏi của mình, biết cách xây dựng thương hiệu sản phẩm" - ông Mẫn khoe.
Kế hoạch lớn trong năm mới
Theo ông Mẫn, số lượng đặt hàng mua mít trái và cây giống của ông ngày càng tăng, khách tìm đến nhà ông không chỉ ở các vùng miền trong cả nước mà có cả người nước ngoài như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar... Vì vậy, trong năm 2018, ông sẽ dành khoảng 3ha chỉ để sản xuất mít giống.
Sau khi ăn Tết xong, ông sẽ có đợt bán đầu tiên ra miền trung với khoảng 20.000 cây giống. Ông Mẫn cũng đã nhờ một giảng viên ở Khoa nông nghiệp ứng dụng của Trường ĐH Cần Thơ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, người dân có thể hỏi trực tiếp giảng viên này.
Mít không hạt của ông Út Mẫn ăn được cả xơ, khi xẻ trái ra gần như không có mủ. Ảnh: IT.
Giống mít không hạt của ông Mẫm có thể nặng lên đến 20 kg, vỏ mít có màu xanh, tỏa mùi thơm nhẹ, khi xẻ ra sẽ không hạt, không có mủ, múi và xơ (có thể ăn cả xơ) có màu vàng, cơm dày, vị ngọt thanh,... Tuy nhiên, ông Mẫn lưu ý, để đạt được những ưu điểm trên và cho năng suất cao, mít giống của ông bán ra cho bà con phải được trồng vùng đất cao, đồi núi, còn ở đồng bằng thì phải trồng trên mô cao.
Ngoài ra, loại cây này rất chuộng phân chuồng, nên bón phân hóa học khi cây trên một năm tuổi vì chỉ bón với liều lượng ít. Do thị trường có nhiều nơi tự nhân rộng, bán cây giống mít không hạt không đảm bảo chất lượng nên ông Mẫn mong bà con khi mua phải lựa nơi bán có uy tín.
"Tuổi tôi đã cao, không gì hơn ngoài việc đưa sản phẩm của quê hương đi xa, được người dân nhiều nơi tiếp nhận, thay thế cây mít truyền thống cho lợi nhuận thấp, từ đó thay đổi cuộc sống như tôi" - ông Mẫn chia sẻ.
Năm 2007, do 1ha vườn sầu riêng của gia đình thoái hóa nên ông Mẫn quyết định đi tìm giống cây mới để thay thế. Trong lần đi dự hội thảo tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, ông được người bạn giới thiệu về một giống mít có nguồn gốc từ Myanmar. Thấy giống mít hiếm, chỉ còn 1 cây duy nhất nên ông xin người bạn cho chiết nhánh đem về quê trồng. Khi cây lớn đã cho năng suất cao, trái to nhưng lạ ở chỗ là không có hạt, múi và xơ (có thể ăn cả xơ) có màu vàng, cơm dày, vị ngọt thanh,...
Năm 2010, ông Mẫn đem giống mít lạ tham gia Hội thi trái cây ngon - an toàn Nam Bộ và đã đạt giải nhất. Sau hội thi trên, giống mít lạ của ông Mẫn đã chính thức được đặt với cái tên là mít không hạt Ba Láng (tên địa danh, nơi ông Mẫn trồng loại mít này). Cũng sau hội thi trên, ông Mẫn đã đưa loại mít lạ của mình gửi vào các siêu thị bán. Không chỉ bán trái mít chín, ông Mẫn còn nhân giống chia cho bà con trong vùng trồng, nhân rộng. Mít không hạt Ba Láng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Theo Danviet
Vĩnh Long: Kỷ niệm 105 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa Nhân kỷ niệm 105 năm, ngày sinh của Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa (13/9/1913 - 13/9/2018), trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra nhiều hoạt động tưởng nhớ và tri ân Giáo sư. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long dâng hoa Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. (Ảnh: QC) Theo đó, trong những...