Về Đầm Chuồn xứ Huế
“Đầm Chuồn là chỗ mô hè? Răng không nghe nói khi mô hết ri”. Nếu có dịp đến vùng đất cố đô, du khách đừng quên ghé thăm Đầm Chuồn có phong cảnh hữu tình như tranh vẽ.
Một sớm Đầm Chuồn – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Nói đến xứ Huế mộng mơ, du khách thường nghĩ ngay đến những di tích lăng tẩm Huế, sông Hương, núi Ngự hay chùa Thiên Mụ. Ngoài các địa điểm trên, Đầm Chuồn có diện tích khoảng 100ha là điểm đến du khách không thể bỏ qua. Đây là đầm nước lợ trong hệ thống đầm phá Tam Giang, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đầm Chuồn vào mỗi thời khắc trong ngày mang vẻ đẹp riêng. Lúc bình minh, Đầm Chuồn có màu cam đỏ hay cam hồng, rực sáng trong nắng vàng ban trưa và nhộm màu tím hồng trong buổi chiều tà.
Toàn cảnh Đầm Chuồn – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Vẻ đẹp yên bình nhìn từ trên cao – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Đối với các nhiếp ảnh gia, Đầm Chuồn là đề tài thú vị để thỏa sức đam mê sáng tác ảnh. Anh Trần Bảo Hòa (Đắk Lắk) cho biết nhiều lần ghé thăm Đầm Chuồn nhưng vẫn bị cuốn hút trước nhịp sống êm ả nơi đây.
“Tờ mờ sáng, tôi bay flycam để ghi lại các shot hình Đầm Chuồn đẹp mơ màng trong sương sớm. Bức tranh ráng hồng cam của những đám mây phiêu du lúc bình minh khiến tôi mãi ngơ ngẩn chốn phong vị nơi mô. Vẫn khung cảnh và những ngư dân cần mẫn ấy, chỉ có điều là nhịp sống sinh động hơn” – anh Bảo Hòa có chuyến trở lại Đầm Chuồn giữa tháng 12-2018 chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.
Các thuyền của ngư dân hoạt động nhộn nhịp trên Đầm Chuồn – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Trước đây, đầm phá Tam Giang là vùng đất rộng ngập sâu trong nước, nhiều sình lầy, sóng gió và thuyền bè đi lại dễ gặp nạn. Nhưng ngày nay khu vực đầm phá này dễ đi lại, có nguồn tài nguyên biển quý giá để người dân đánh bắt làm nguồn sống, trong đó Đầm Chuồn còn là nơi thú vị để du khách trải nghiệm cuộc sống mưu sinh của người dân.
Đầm Chuồn mênh mang sóng nước – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Tại Đầm Chuồn, du khách dễ dàng nhận ra những chiếc vó có màu nâu vàng, những chắn sáo (còn gọi vây ví, một hệ thống ngư cụ để ngư dân nuôi các hải sản trên đầm), đặc biệt là những “nhà chồ” tạo nên nét chấm phá cho Đầm Chuồn. Nhà chồ, đặc thù của người dân miền sông nước, là những căn nhà lán rộng khoảng 5m2 được dựng từ tre lồ ô trên đầm. Nhà lán vẫn có đủ điều kiện để người dân sinh hoạt. Đây còn là nơi du khách nghỉ đêm, ngắm trăng sao và được nhậu lai rai với ngư dân thì không có gì thú vị cho bằng.
Video đang HOT
Hệ thống chắn sáo để ngư dân nuôi hải sản – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Một khu vực chắn sáo và nhà chồ của ngư dân – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Cận cảnh nhà chồ – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Các loại hải sản tươi ngon tại Đầm Chuồn có thể kể đến như cua, ghẹ, cá ong, cá dìa, cá mú, cá nâu hay cá kình. Chúng được ngư dân nuôi trong những chắn sáo hay đánh bắt tự nhiên. Sau khi trải nghiệm cùng cuộc sống ngư dân và ghi lại vẻ đẹp yên bình Đầm Chuồn, du khách trên đường về đừng quên ghé chợ làng Chuồn thưởng thức món bánh khoái cá kình nổi tiếng. “Rời Đầm Chuồn nhưng dường như vẫn còn lưu luyến, luôn in mãi những kỷ niệm đẹp trong tim. Hẹn một ngày trở lại Đầm Chuồn thêm lần nữa” – anh Bảo Hòa cho biết.
Cuộc sống mưu sinh của ngư dân trên đầm – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Quang cảnh sinh hoạt nhộn nhịp hiện lên bức tranh Đầm Chuồn đầy sức sống – Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Bản đồ hướng dẫn các đường đi từ trung tâm thành phố Huế tới Đầm Chuồn – Ảnh chụp màn hình
Theo baohatinh.vn
Địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam
Top 10 địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam 1. Vịnh Hạ Long. Nằm ở bờ Tây của Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km,
1. Vịnh Hạ Long.
Nằm ở bờ Tây của Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km, diện tích khoảng 1.553 km vuông bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km vuông quần tụ dày đặc 775 hòn đảo lớn nhỏ.
Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc "mây trời sóng nước", vẻ đẹp nên thơ hay vô số những đảo đá vôi nổi trên mặt nước, Hạ Long còn đem lại cho du khách cảm giác bình yên khi hòa mình vào cảnh vật nơi đây. Được đánh giá là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới, cuối tháng 3/2012, tổ chức New Open World cũng đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
2. Chùa Thiên Mụ.
Còn gọi là chùa Linh Mụ, là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức được xây dựng vào năm Tân Sửu (năm 1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô rộng lớn, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất thời bấy giờ. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. Ngày nay chùa vẫn được tiếp tục chỉnh trang ngày càng huy hoàng, tráng lệ và luôn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.
3. Hồ Hoàn Kiếm.
Còn được gọi là Hồ Gươm, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội, hồ có diện tích khoảng 12 hecta. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là: hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng, tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ XV gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần.
Hồ Hoàn Kiếm được gắn liền với truyền thuyết huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình, đức văn tài võ trị của dân tộc Việt Nam. Do vậy, đã có rất nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
4. Hội An.
Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc. Từ thế kỷ XVI, XVII nơi đây đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo, là nơi giao thương và là trung tâm buôn bán lớn của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ ào Nha, Italia... ở Đông Nam Á.
Hội An ngày nay gần như bảo tồn nguyên trạng các quần thể di tích kiến trúc cổ và nền tảng văn hoá phi vật thể trong những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá, các làng nghề truyền thống... Ngoài ra nét văn hóa ẩm thực ở Hội An cũng là một trong những điều đặc biệt mà du khách thường hay nhắc đến, nếu đã đến đây mà chưa thưởng thức các món ăn truyền thống như: Cao lầu, mì Quảng, bánh "hoa hồng trắng"... thì xem như chưa từng đến Hội An.
5. Phú Quốc.
Hòn đảo này còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại vùng vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km vuông.
Năm 2008, trang web Concierge.com (chuyên về du lịch tại Úc) đã công bố Bãi Dài Phú Quốc là 1 trong 13 bãi biển "hoang sơ và đẹp nhất" thế giới. Ngoài ra Phú Quốc còn là nơi sản xuất ra một loại nước mắm không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được khắp thế giới biết đến.
6. Ruộng bậc thang Sa Pa.
Sa Pa là một thị trấn vùng cao ở phía Tây Bắc Việt Nam, nơi có các thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, trải dài như là những nấc thang vươn lên tận lưng trời. Với cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, những phiên chợ tình bí ẩn và ẩm thực phong phú, đặc sắc, Sa Pa đã "mê hoặc" hầu hết những du khách khi đặt chân đến đây.
7. Mũi Né.
Là một trung tâm du lịch nổi tiếng vùng Nam Trung Bộ, cách trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) 22km về hướng Đông Bắc, nơi đây là một dải bờ biển xanh hoang vu với các đồi cát đỏ trải dài như sa mạc và những làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.
8. Đồng bằng sông Cửu Long.
Là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, còn được gọi là đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ, tổng diện tích là 40.548,2km vuông. Do có bờ biển dài và sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông, kênh rạch, cù lao, đảo và quần đảo lớn nhỏ, nơi đây thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá.
Đến đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc thăm thú những vườn trái cây bạt ngàn, đi trên một trong 9 nhánh sông đổ ra biển của dòng sông Mê kông, nghe đờn ca tài tử và thưởng thức những món đặc sản vùng Nam Bộ, du khách cũng khó lòng bỏ qua việc tham quan các khu chợ nổi, một đặc trưng chỉ có ở miền Tây sông nước.
9. Địa đạo Củ Chi.
Là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, vùng đất được mệnh danh là "đất thép", cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Tây - Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài trên 200km, là nơi ăn, ở, hội họp và chiến đấu của quân dân ta. Với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m và tầng dưới cùng sâu hơn 12m. Đến nay Địa đạo Bến Dược và Bến Đình đã được Nhà Nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
10. Nha Trang.
Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Vùng đất biển còn nổi tiếng bởi món yến sào, một trong những loại thực phẩm cao lương mỹ vị bổ dưỡng được các vua chúa sử dụng cách đây 400 năm.
Theo nenchon.vn
Mê mẩn trước vẻ đẹp của Huế qua góc ảnh của nghệ sĩ trẻ Hay môt lân đên Huê, ngôi bên dong sông Hương, ngăm nhin nhưng ta ao dai trăng cung bươc chân thong tha hoang cung cua cac nư sinh Đông Khanh, lăng nghe tiêng chuông chua Thiên Mu ngân tưng hôi thanh thot. Ban se yêu thanh phô nay tư luc nao. Đo la nhưng dong tư sư đây xuc cam trong khai mac...