Về Côn Đảo thăm “cụ bàng” di sản trăm năm tuổi
Những “ cụ bàng” di sản hơn 100 tuổi đứng sừng sững, hiên ngang bên biển chính là điểm đặc biệt đối với du khách gần xa khi nhớ về Côn Đảo.
Giữ gìn vẻ đẹp của bàng di sản ở Côn Đảo
Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) được du khách gần xa biết đến là vùng đất có nhiều cây bàng cổ thụ với thế đứng đẹp, sừng sững ven biển lớn. Huyện đảo này có khoảng 60 cây bàng có tuổi từ 130 – 150 năm và được vinh danh là cây Di sản Việt Nam.
Những “cụ bàng” di sản trăm tuổi. Ảnh: Nha Mẫn
Thực tế, bàng Côn Đảo thuộc loại giống cây rừng, lá, quả to hơn bàng nơi khác. Cây bàng ở huyện đảo thường không mọc thẳng mà mọc nghiêng ngả đủ dáng, thân nhiều ụ, sừng to. Có những cây bàng hiện nay hàng chục người ôm không xuể do thân to và nhiều ụ lớn.
Theo các chuyên gia, bàng ở Côn Đảo hứng mưa chịu nắng, bão khắc nghiệt nhưng vẫn vững chãi, xanh tốt. Do khí hậu, thời tiết, môi trường đặc trưng ở Côn Đảo tác động nên cây bàng Côn Đảo có lá thẫm, gốc rộng hơn, vỏ cây xù xì, gân guốc hơn bàng trồng ở đất liền.
Các vị trí có nhiều cây bàng di sản gồm đường Tôn Đức Thắng có 19 cây; đường Lê Duẩn có 11 cây; Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây; Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 7 cây; Di tích Nhà Chúa Đảo có 8 cây. Trong đó ấn tượng nhất và thường được các du khách chụp hình là những cây bàng cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, khu vực đối diện cầu tàu 914 lịch sử.
Những cây bàng sừng sững ven biển. Ảnh: Nha Mẫn
Theo các bô lão kể lại, trước đây bàng Côn Đảo được trồng nhằm mục đích chắn gió, bão, bảo vệ đảo trước biển lớn. Và trong những ngày tháng hào hùng của dân tộc, các “cụ bàng” cũng hiên ngang, sừng sững, là chứng nhân lịch sử chứng kiến những đau thương, mất mát nơi hòn đảo từng được ví là “địa ngục trần gian”.
Vẻ đẹp theo thời gian của bàng Côn Đảo. Ảnh: Nha Mẫn
Ông Phan Hoàng Oanh, 78 tuổi, cựu tù Côn Đảo kể rằng ngày trước, mỗi lần được cai ngục cho ra ngoài, người tù nào cũng tìm cách hái lá bàng non và cả lá bàng xanh, nhặt trái bàng lén giấu trong người, ngậm trong miệng vào phòng giam chia cho đồng đội cùng ăn.
Video đang HOT
Lá bàng, quả bàng đối với người tù Côn Đảo như rau xanh, thực phẩm giúp chống chọi với cơn đói, cơn đau.
Bàng Côn Đảo nhiều cây thuộc cây di sản Việt Nam. Ảnh: Nha Mẫn
“Cây bàng di sản giờ đây đã trở thành biểu tượng tinh thần của người dân Côn Đảo, vẻ đẹp, ấn tượng của Côn Đảo đối với du khách khi ghé thăm. Còn ngày xưa lá bàng đã giúp vết thương trên người chiến sĩ bớt mưng mủ. Đặc biệt, cây bàng còn làm nhiệm vụ của một bưu tá, truyền và nhận thông tin. Lá bàng khô được người chiến sĩ đốt để làm mực, truyền tin cho nhau. Gốc của cây bàng có nhiều ngóc ngách như những hộp thư liên lạc bí mật được chiến sĩ làm nơi cất giấu thư từ”, ông Oanh kể.
Nhiều du khách khi đến với Côn Đảo đều lưu lại hình ảnh cùng cây bàng di sản. Ảnh: Nha Mẫn
Cũng theo ông Oanh, thời gian ở nhà tù Côn Đảo, cai ngục dùng nhiều thủ đoạn để truy bức người tù chính trị. Thậm chí áp dụng những thủ đoạn thâm hiểm để hành hạ tù chính trị mà không cần đánh đập, trong đó có việc không cho người tù ăn rau trong nhiều tháng liền.
Hậu quả khiến cho nhiều tù chính trị bị rối loạn chức năng tiêu hóa, mắc nhiều căn bệnh tiêu hóa khiến sức khỏe của người tù dần suy kiệt.
Bàng Côn Đảo có thế đứng lạ. Ảnh: Nha Mẫn
“Ngày đó, do thiếu rau xanh nên anh em chúng tôi thường dùng lá bàng non để ăn thay rau nhưng không phải ai cũng được ra ngoài để hái lá bàng. Những ngày bị giam ở Trại Phú Bình (chuồng cọp Mỹ), tôi được giao nhiệm vụ nấu ăn cho các tù chính trị nên hay được ra ngoài buồng giam. Mỗi lần như vậy tôi lại lén hái lá bàng non mang về cho đồng đội chia nhau ăn để có chất xơ, chống lại những căn bệnh tiêu hóa”, ông Oanh nhớ lại.
Bàng di sản, chứng nhân lịch sử
Hiện nay người dân Côn Đảo còn nhặt trái bàng để tách lấy hạt, chế biến hạt bàng rang, mứt hạt bàng, bàng sấy bán cho du khách về làm quà trong những chuyến thăm Côn Đảo. Và cũng không biết từ bao giờ, hạt bàng trở thành đặc sản của huyện đảo, được người người gửi gắm, truyền tai nhau mang về đất liền làm quà biếu.
Người dân đi lại mát mẻ nhờ bóng mát từ cây bàng. Ảnh: Nha Mẫn
Bà Nguyễn Thị Tâm, người dân Côn Đảo cho biết bàng sẽ ra trái từ tháng 6 kéo dài đến tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 11 bàng rụng nên một số người dân Côn Đảo sẽ đi nhặt trái bàng về tách lấy hạt để mang rang, sấy, làm mứt bán cho du khách.
Theo lãnh đạo huyện Côn Đảo, hiện nay các cây bàng cổ thụ di sản của Việt Nam được người dân Côn Đảo gìn giữ, bảo vệ rất kỹ lưỡng.
UBND huyện Côn Đảo thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo đơn vị quản lý cây xanh của huyện thực hiện tốt công tác chăm sóc, cắt tỉa cành, nhánh khô, xử lý những cây bị sâu bệnh, cây già cỗi, dễ gãy, đổ gây nguy hiểm cho người đi đường. Chủ động ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác, phá hoại cây.
Vẻ đẹp của cây bàng Côn Đảo. Ảnh: Nha Mẫn
Chị Hồ Thị Thủy (Đồng Nai, là du khách ra thăm Côn Đảo) nói rằng chị rất thích vẻ đẹp của những cây bàng Côn Đảo.
“Tôi thích khoảnh khắc chiều đến ngồi ở quán cà phê ngay dưới hai gốc bàng lớn ở đường Tôn Đức Thắng. Những tán bàng rộng, bao phủ cả một khu vực, che chắn cho du khách ngồi cà phê. Lúc này vừa được ngắm biển, vừa đọc sách, cảm giác thật thú vị”, chị Thủy chia sẻ.
Tương tự anh Nguyễn Văn Phượng (du khách đến từ Nghệ An) nói rằng Côn Đảo bình yên, chưa có nhiều sự can thiệp nên anh rất muốn thường xuyên ghé thăm.
Đến đây ngoài du lịch tâm linh, viếng các anh hùng liệt sĩ, cô Võ Thị Sáu, hệ thống nhà tù Côn Đảo thì anh và gia đình còn được nghỉ ngơi sau những ngày dài mệt nhọc, xô bồ.
Bàng di sản trở thành biểu tượng khó quên của Côn Đảo. Ảnh: Nha Mẫn
“Mỗi lần ra Côn Đảo vợ chồng tôi đều cùng nhau chụp ảnh dưới tán bàng để lưu lại kỷ niệm. Bởi bàng Côn Đảo có thế đứng rất lạ, gốc to, nhiều ụ lớn, không giống bàng trong đất liền. Bản thân tôi mong huyện đảo luôn chăm sóc, gìn giữ vẻ đẹp của mảng xanh đặc biệt này”, anh Phượng nói.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập đón bằng công nhận 39 Cây di sản Việt Nam
Ngày 25-11, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (27-11-2002 - 27-11-2022), 63 năm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28-11-1953 - 28-11-2022) và đón bằng công nhận Cây di sản Việt Nam.
Ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban Quản lý Vườn QG cho biết, Vườn có tổng diện tích 25.601,18ha. Đây là nơi lý tưởng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn nguồn gien quý hiếm của các loài động, thực vật.
Lãnh đạo Vườn quốc gia Bù Gia Mập đón nhận bằng công nhận cây di sản Việt Nam
Với hệ sinh thái rừng thường xanh có độ che phủ trên 90%, góp phần phòng hộ và điều tiết nguồn nước cho các hồ thủy điện và hồ thủy lợi vùng hạ du sông Bé; Vườn Quốc gia Bù Gia Mập còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bởi hệ sinh thái rừng và các dãy núi chuyển tiếp từ khu vực cao nguyên xuống đồng bằng.
Các đại biểu chụp hình bên cây sộp vừa được công nhận Cây di sản Việt Nam
Ngoài lực lượng kiểm lâm, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập còn có trên 600 hộ dân vùng đệm tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, góp phần bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại đây.
Mục tiêu chính Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hướng đến là đạt được các danh hiệu như: Khu dự trữ di sản ASEAN, Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại cây di sản
Dịp này, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 39 cây thuộc quản lý của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Ai cũng có thể khám phá Côn Đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là điểm đến đặc biệt ở khu vực phía nam. Nơi đây hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn du khách như thiên nhiên xanh, du lịch tâm linh hay nghỉ dưỡng cao cấp. Với nhiều người, Côn Đảo vẫn bị gán mác "đắt đỏ". Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc du lịch Côn...