Vệ binh Quốc gia quỳ gối cùng người biểu tình Mỹ
Lính Vệ binh Quốc gia tại một số thành phố ở Mỹ quỳ gối theo lời kêu gọi của người biểu tình và chia sẻ sự đau buồn với họ.
Hàng trăm người biểu tình tuần hành tới trụ sở cơ quan lập pháp bang Minnesota vào chiều 2/6 dưới sự hộ tống của cảnh sát thành phố St. Paul. Một sĩ quan chỉ huy nhóm Vệ binh Quốc gia làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh tại tòa nhà đã bất ngờ quỳ gối và đối thoại với đoàn tuần hành.
Những người biểu tình liền kêu gọi nhau “hãy quỳ xuống” để đáp lại hành động của sĩ quan trên.
Vệ binh Quốc gia Minnesota quỳ gối cùng người biểu tình trước trụ sở cơ quan lập pháp bang, ngày 2/6. Video: KSTP.
“Các bạn thế nào? Là một công dân Minnesota, tôi rất lấy làm tiếc về sự mất mát của các bạn. Tôi rất lấy làm tiếc về cái chết của George Floyd. Là một con người, trái tim tôi đau đớn”, người lính Vệ binh Quốc gia nói. Anh cũng thông báo lực lượng này sẽ tránh mặt và cho phép mọi người biểu tình ôn hòa theo quyền trong Tu chính án I của Hiến pháp Mỹ.
Người biểu tình đã vỗ tay và hò reo, một vài người da màu tiến đến ôm sĩ quan trên. Anh sau đó chạy về phía các binh sĩ khác và yêu cầu họ rút vào trong tòa nhà.
Vệ binh Quốc gia và người biểu tình quỳ gối trên đường phố Los Angeles, bang California, ngày 6/2. Ảnh: AFP.
Cùng ngày, hàng nghìn người biểu tình đổ ra đại lộ Sunset và phố Vine ở Hollywood, thành phố Los Angeles, bang California, và gặp cảnh sát cùng Vệ binh Quốc gia. Một vài người hô lên “hãy quỳ xuống” và ít nhất hai Vệ binh Quốc gia hưởng ứng lời kêu gọi. Đám đông reo hò, vỗ tay và hô vang “cảm ơn”.
Tuy nhiên, những người biểu tình khác đụng độ với cảnh sát vì bị chặn đường. Họ hô lên “Hãy để chúng tôi đi” nhưng cảnh sát không đồng ý và dùng dùi cui để đẩy lùi đám đông.
Biểu tình “tôi không thở được” phản đối cảnh sát ghì chết George Floyd, một người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, đang diễn ra khắp nước Mỹ. Phần lớn các cuộc biểu tình ôn hòa. Tại một số nơi, nhân viên hành pháp quỳ gối cùng người biểu tình để chia sẻ với họ.
Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo động và cướp phá, khiến ít nhất 40 thành phố của Mỹ áp lệnh giới nghiêm. Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật ở thủ đô Washington và 28 bang.
Đạo luật cho phép Trump điều binh đối phó biểu tình Vệ binh Quốc gia – ‘Cây gậy’ Trump dùng ứng phó biểu tình 19
Người quay video cảnh sát ghì chết George Floyd lên tiếng
Darnella Frazier, 17 tuổi, cho hay cô nhận được hàng loạt tin nhắn chỉ trích trên Facebook sau khi đăng đoạn video George Floyd bị cảnh sát ghì chết.
Frazier kể rằng nhiều người đã hỏi cô tại sao không làm gì để cứu Floyd thay vì đứng quay đoạn video dài gần 10 phút, trong khi cảnh sát ghì gáy người đàn ông da màu 46 tuổi này xuống đường. Frazier giải thích rằng cô còn quá trẻ và không dám chống lại cảnh sát.
"Tôi không mong những người không ở vào hoàn cảnh của tôi có thể hiểu tại sao tôi làm vậy và cảm giác của tôi khi đó như thế nào", cô nói.
George Floyd bị cảnh sát khống chế trên đường phố Minneapolis hôm 25/5. Ảnh: CBS.
Frazier cho biết cô không muốn có thêm bất kỳ ai khác bị giết hoặc rơi vào hoàn cảnh giống Floyd. Cô cũng rất sợ bị cảnh sát trả thù.
"Nếu không phải vì tôi, 4 cảnh sát kia sẽ không bị sa thải và rất nhiều vấn đề khác sẽ xảy ra. Họ chắc chắn sẽ che đậy sự thật của câu chuyện này. Thay vì chỉ trích tôi, hãy cảm ơn tôi. Bởi nếu đó là một người thân của bạn, bạn chắc chắn cũng muốn biết sự thật", Frazier nói.
Trong đoạn video được NowThis chia sẻ, hôm 26/5 Frazier đã quay lại nơi Floyd bị giết và bật khóc khi nhớ lại cảnh tượng đó. Cô cũng ôm những người biểu tình ở đó.
"Mọi người hỏi tôi cảm thấy thế nào. Tôi không biết phải nói sao, bởi nó thực sự rất kinh khủng. Tôi đã thấy người đàn ông đó ở đây lúc 8h tối qua. Tôi đang đi cùng người anh họ tới cửa hàng thì nhìn thấy ông ấy nằm trên đất. Tôi tự hỏi 'chuyện gì đang xảy ra?'. Thật ám ảnh", Frazier nói trong nước mắt.
Đoạn video mà Frazier chia sẻ hôm 25/5 ghi lại cảnh Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, ghì Floyd xuống đường suốt gần 9 phút. Khi cận kề cái chết, Floyd kêu lên thảm thiết rằng anh không thể thở được, giống hệt lời cuối cùng của Eric Garner, người thiệt mạng năm 2014 dưới tay cảnh sát New York và trở thành nguồn cơn của phong trào "Mạng người da màu cũng quan trọng" (Black Lives Matter). Floyd sau đó chết tại bệnh viện.
Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy người đàn ông da màu chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy", thêm rằng cái chết là "một vụ giết người". Các vấn đề sức khỏe đáng kể khác của Floyd được liệt kê là "bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp, sử dụng thuốc giảm đau fentanyl, sử dụng ma túy đá gần đây".
4 sĩ quan cảnh sát liên quan tới sự việc bị sa thải, Chauvin bị bắt giữ và truy tố tội giết người cấp độ ba. Các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát và đòi công lý cho Floyd đã nổ ra ở ít nhất 140 thành phố trên khắp nước Mỹ trong tuần qua, với ước tính 4.400 người bị bắt.
Theo gia đình của Floyd, lễ tưởng niệm anh sẽ được tổ chức vào ngày 8 và 9/6 ở thành phố Houston, bang Texas.
Cảnh sát Mỹ gọi biểu tình là 'phong trào khủng bố' Chủ tịch hiệp hội cảnh sát Minneapolis cho biết Floyd có nhiều tiền án và gọi các cuộc biểu tình liên quan cái chết của anh là "khủng bố". "Những gì không được nhắc đến là tiền sử phạm tội bạo lực của George Floyd. Truyền thông sẽ không phơi bày điều đó", Bob Kroll, chủ tịch hiệp hội cảnh sát thành phố...