Vệ binh Quốc gia Mỹ nhiễm nCoV khi đối phó biểu tình
Vệ binh Quốc gia Minnesota phát hiện một thành viên nhiễm nCoV và 9 người có triệu chứng nhiễm virus khi tham gia ứng phó các cuộc biểu tình.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Minnesota triển khai gần 7.000 thành viên để hỗ trợ cảnh sát đối phó với các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd, người tử vong sau khi bị cảnh sát ghì cổ hôm 25/5. Tuy nhiên, lực lượng này đang phải lên kế hoạch xét nghiệm nCoV tất cả thành viên được triển khai, sau khi các ca nhiễm và nghi nhiễm nCoV xuất hiện.
“Ngay khi được huy động, tất cả các thành viên của chúng tôi đã được giám sát mức độ sẵn sàng về sức khỏe, bao gồm các triệu chứng của Covid-19″, trung tá Dean Stulz thuộc Vệ binh Quốc gia Minnesota nói. “Đánh giá và xét nghiệm cho các vệ binh được triển khai là một phần trong kế hoạch của chúng tôi ngay từ những ngày đầu, không phải động thái phản ứng sau khi có ca dương tính”.
Phát ngôn viên Vệ binh Quốc gia Minnesota Scott Hawks cho biết lực lượng đang lên kế hoạch xét nghiệm tất cả thành viên được triển khai ứng phó biểu tình, song thời gian vẫn chưa được công bố. Hiện cũng chưa rõ thời gian vệ binh nhiễm nCoV được xác nhận dương tính và mức độ tương tác của người này với đồng nghiệp và người dân.
Vệ binh Quốc gia triển khai tại Minneapolis, Minnesota, hôm 29/5. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi đã cố gắng đeo khẩu trang và khuyến khích cách biệt cộng đồng khi có thể, nhưng khi chúng tôi đứng thành hàng bảo vệ người dân hay các tòa nhà, chúng tôi phải vai kề vai”, Hawks nói thêm. “Đó là những rủi ro chúng tôi phải chấp nhận khi khoác lên mình bộ đồng phục để bảo vệ an ninh công cộng và thiết lập lại hòa bình, trật tự”.
Tiến sĩ David Eisenman, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Cộng đồng và Thảm họa tại Đại học California, Los Angeles, cho biết xét nghiệm diện rộng tất cả những người đã tham gia biểu tình sẽ là chìa khóa để đảm bảo nCoV không lây lan sang các cộng đồng mới.
Theo dữ liệu từ Covid Tracking Project, Minnesota đã thực hiện khoảng 258.747 xét nghiệm nCoV kể từ 6/3.
Nhà dịch tễ học Bob Bednarchot tại Đại học Emory, bang Georgia, cho biết các hoạt động như la hét, hô hoán trong các cuộc biểu tình có thể khiến nCoV lây lan trầm trọng hơn. Ông cũng lo ngại việc xịt hơi cay vào người biểu tình có thể khiến họ ho sặc và tạo điều kiện cho virus lan nhanh hơn nữa.
Các cuộc biểu tình khởi phát từ Minneapolis đã bước sang ngày thứ 8 liên tiếp và lan ra ít nhất 140 thành phố. Biểu tình ban đầu đòi công lý cho Floyd, song đã nâng lên thành biểu tình vì người da màu khi mọi người khơi lại những bất công và những cái chết thương tâm trong cộng đồng này.
Video đang HOT
Ảnh: Lửa và giận dữ bao trùm nước Mỹ sau cái chết của George Floyd
Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, dẫn tới những hành vi phá hoại, cướp bóc và đụng độ với cảnh sát.
Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota đã khiến các cuộc biểu tình bùng phát trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh là các sĩ quan của Phòng Cảnh sát New York đang cố gắng kiểm soát những người biểu tình quá khích trong khi một số người tìm cách hôi của trong cuộc biểu tình ngày 1/6.
Một người biểu tình vừa chạy vừa hôi của trong cuộc biểu tình ở Manhattan, New York ngày 1/6. Các cuộc biểu tình vụ George Floyd từ ôn hòa đã trở nên bạo lực dẫn tới đụng độ với cảnh sát, phá hoại và cướp bóc.
Một đống rác đang cháy rừng rực trong cuộc biểu tình ở Manhattan, New York ngày 31/5. Ít nhất 40 thành phố bao gồm thủ đô Washington đã ra lệnh giới nghiêm nhằm kiểm soát tình hình.
Một người biểu tình rán thịt trên chảo với đống lửa cháy rừng rực được những người biểu tình đốt lên phía dưới trong cuộc diễu hành thể hiện sự phản đối hành động của cảnh sát Minneapolis khi gây ra cái chết cho người đàn ông da màu George Floyd ở khu vực gần Nhà Trắng tại thủ đô Washington ngày 31/5.
Cảnh sát trong trang phục chống bạo động nỗ lực kiểm soát những người biểu tình ở Công viên Lafayette gần Nhà Trắng ở Washington ngày 31/5. Trước đó, do nguy cơ các cuộc biểu tình có xu hướng bạo lực và diễn biến căng thẳng, Tổng thống Trump đã phải chuyển tới 1 boongke an ninh Nhà Trắng tối 29/5.
Các sĩ quan tuần tra của bang triển khai lực lượng nhằm giữ tình hình ổn định trong cuộc biểu tình sau cái chết của ông George Floyd ở Minneapolis, Minnesota ngày 31/5.
Một người đàn ông kéo một chiếc xe đẩy hàng bên trong cửa hàng đã bị phá hủy tan hoang sau các cuộc biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota ngày 30/5.
Dòng người tập trung trong cuộc biểu tình ở Minneapolis, Minnesota.
Một người biểu tình giơ tay lên khi cảnh sát Seattle được trang bị những cây gậy chuyên dụng dàn hàng trong một cuộc biểu tình ở Seatle, Washington ngày 31/5.
Người biểu tình ném trứng vào một xe cảnh sát ở Long Beach, California ngày 31/5.
Ứng viên tranh cử Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden ghé thăm một địa điểm biểu tình sau cái chết của ông George Floyd tại Wilmington, Delaware hôm 31/5.
Xe của cảnh sát New York bị đốt cháy trong một cuộc biểu tình ở Brooklyn, thành phố New York ngày 30/5.
Một cảnh sát bắn hơi cay vào những người biểu tình ở Raleigh, Bắc Carolina ngày 30/5.
Lực lượng an ninh phun hơi cay vào những người biểu tình tập trung ở Washington ngày 30/5.
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát thành phố New York ở Brooklyn ngày 30/5.
Chiếc xe cảnh sát của Phòng Cảnh sát Los Angeles bị đốt cháy chỉ còn trơ bộ khung tại California ngày 30/5.
Khói bốc lên sau các cuộc biểu tình ở Minneapolis, Minnesota ngày 29/5./.
Cảnh sát Mỹ gọi biểu tình là 'phong trào khủng bố' Chủ tịch hiệp hội cảnh sát Minneapolis cho biết Floyd có nhiều tiền án và gọi các cuộc biểu tình liên quan cái chết của anh là "khủng bố". "Những gì không được nhắc đến là tiền sử phạm tội bạo lực của George Floyd. Truyền thông sẽ không phơi bày điều đó", Bob Kroll, chủ tịch hiệp hội cảnh sát thành phố...