Về Bình Định, dạo bước quanh các cụm tháp Chăm ngàn tuổi
Các tháp Chăm ngàn năm tuổi ở Bình Định là các điểm đến hấp dẫn bởi mỗi tháp đều có nét độc đáo riêng, bí ẩn, thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau.
Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. ĐÀO TIẾN ĐẠT
Các tỉnh duyên hải miền Trung nơi nào cũng có di tích văn hóa Chăm. Bình Định từng là kinh đô của Vương quốc Chămpa (1000 – 1471), nên văn hóa Chăm của một thời vàng son rực rỡ còn hiện diện khá rõ nét, nhất là hệ thống tháp cổ với 8 cụm tháp gồm 14 ngôi tháp độc đáo và bí ẩn.
Khác với di tích Chăm ở Quảng Nam rất tập trung, các di tích văn hóa Chăm ở Bình Định lại rải rác khắp nơi. 8 cụm tháp ở nhiều địa phương khác nhau với các tên gọi: Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông.
Tháp Đôi
Tháp Đôi được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, nằm ở P.Đống Đa, TP.Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp (tháp chính cao 20 m, tháp phụ cao khoảng 18 m). Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Tháp Đôi đã đi vào ca dao Bình Định, là biểu tượng của lòng chung thủy: “Tháp kia còn đứng đủ đôi/ Cầu còn đủ cặp huống chi tôi với nường”.
Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12 tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và cầu Bà Gi, bên cạnh ngã tư quốc lộ 1A – quốc lộ 19. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên dân gian gọi là tháp Bánh Ít.
Tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. ĐÀO TIẾN ĐẠT
Ở cụm tháp này, mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt, mỗi sắc thái khác nhau. Về phương diện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chăm còn lại trên đất Việt Nam, Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Cụm tháp Bánh Ít đã được đưa vào cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh.
Video đang HOT
Tháp Dương Long ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa, là một quần thể gồm 3 tháp (tháp giữa cao 24 m, hai tháp 2 bên cao 22 m).
Với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện vừa hoành tráng lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân thực, vừa huyền ảo kỳ bí, tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất miền Trung, với đặc trưng độc đáo là có kích thước lớn và kiểu kiến trúc uy nghi.
Tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất miền Trung. ĐÀO TIẾN ĐẠT
Tháp Thủ Thiện
Đối diện bên kia sông Côn là tháp Thủ Thiện (thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) nhỏ nhắn nhưng thanh thoát, trang nhã nhưng kỳ bí. Ca dao Bình Định có câu: “Vững vàng tháp cổ ai xây/ Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long”.
Tháp Thủ Thiện nhỏ nhắn nhưng thanh thoát, trang nhã nhưng kỳ bí. ĐÀO TIẾN ĐẠT
Tháp Cánh Tiên, Phú Lốc, Bình Lâm, Hòn Chuông
Rồi những Cánh Tiên, Phú Lốc, Bình Lâm và Hòn Chuông – mỗi tháp một dáng vẻ, chứa đựng bao vàng son và cả những tàn phai một thuở… Mỗi cụm tháp đều có nét độc đáo riêng, thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau; đều có sự hấp dẫn riêng bởi sự bí ẩn cũng như vẻ đẹp lạ lùng mà rêu phong và thời gian vẫn không thể nào phủ lấp.
Tháp Cánh Tiên. ĐÀO TIẾN ĐẠT
Tháp Bình Lâm. ĐÀO TIẾN ĐẠT
Gần ngàn năm đã trôi qua nhưng các cụm tháp Chăm ở Bình Định gần như vẫn còn khá nguyên vẹn (gần đây lại được ngành văn hóa trùng tu, nâng cấp) và đó thật sự là một báu vật, là điểm đến hấp dẫn nếu bạn về Bình Định.
Theo thanhnien.vn
Lên Hà Giang, nhất định phải đến "nhà của Pao"
"Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang" là câu thơ đế miêu tả về vị trí địa lý của tỉnh địa đầu Tổ Quốc này. Đến xứ rừng thiêng, du khách nhất định phải ghé "nhà của Pao".
Pao là ai?
Một cảnh trong phim "Chuyện của Pao".
Pao là tên gọi của nhân vật nữ chính trong phim truyện nhựa "Chuyện của Pao" do diễn viên Hải Yến thủ vai. Bộ phim "Chuyện của Pao" được chuyển thể từ tác phẩm "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của nữ nhà văn Đỗ Bích Thúy, một người con gốc Hà Giang và có những thành công trên văn đàn Việt.
Ngôi nhà hiện đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang.
Bối cảnh để quay bộ phim "Chuyện của Pao" được đạo diễn Ngô Quang Hải lựa chọn ở thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn. Sau khi bộ phim được công chiếu, vẻ đẹp hoang sơ, dân dã, bình yên của "nhà cô Pao" đã trở thành một địa điểm du lịch không thể không nhắc đến mỗi khi du khách lên thăm Hà Giang.
Ngoài "nhà của Pao" còn có Dinh thự họ Vương
Một góc dinh thự nhà họ Vương nhìn từ trên cao.
Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo bậc nhất Hà Giang, dinh thự họ Vương nằm ở thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 125km, cách thị trấn Đồng Văn 15km. Dinh thự này gắn liền với cuộc đời của "Vua Mèo" Vương Chính Đức (1865-1947) và con trai ông là Vương Chí Sình (tức Vương Chí Thành) (1886-1962 ). Vương Chính Đức, người dân tộc Mông, từng là người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông ở khu vực Đồng Văn, Hà Giang đầu thế kỷ 20; được gọi là Vua Mèo. Còn Vương Chí Thành là người đi theo cách mạng và trở thành đại biểu Quốc hội khóa 1, 2 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Dinh thự nhà họ Vương được định giá 150 tỷ đồng.
Ghé thăm Phó Bảng
Thị trấn Phó Bảng bình yên và lặng lẽ.
Thị trấn Phó Bảng là bối cảnh chính của bộ phim "Lặng yên dưới vực sâu" vừa phát sóng trên VTV thời gian vừa qua. Cảnh yên bình và lặng lẽ của thị trấn này chinh phục được cảm quan của du khách trăm miền.
Một cảnh trong phim "Lặng yên dưới vực sâu" được quay tại Phó Bảng. Sau khi bộ phim lên sóng, rất nhiều du khách đã tìm đến thị trấn này để khám phá và nghỉ ngơi.
Có thể nói, với những tiềm năng sẵn có về cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và độc đáo, Hà Giang từ một tỉnh nghèo đã dần "tiếp thị" được bản thân với du khách, mở rộng tiềm năng khai thác du lịch sinh thái tại địa phương, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
Thuộc huyện Đồng Văn, thị trấn này cách tuyến đường Yên Minh - Đồng Văn khoảng 5km, Phó Bảng là một thị trấn cổ khá lặng lẽ so với các địa điểm nổi tiếng khác ở Hà Giang hùng vĩ. Đến Phó Bảng, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian sống tĩnh mịch và chầm chậm, hệt như cách mà người dân ở miền biên thùy này vẫn hàng ngày để thời gian trôi ngoài cửa.
Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là "Công viên địa chất toàn cầu" năm 2010. Với những lớp lang trầm tích hàng triệu năm, sở hữu một bản sắc văn hóa phong phú với nhiều dân tộc đa dạng như H'Mông, Người Lô Lô, Pu Péo, Dao...
Đến thăm Hà Giang, ngoài những địa điểm nổi tiếng kể trên, còn rất nhiều danh thắng kì vĩ chờ đợi du khách khám phá như đỉnh Mã Pí Lèng, rừng thông Yên Minh, dốc Bắc Sum, hồ Nong, dốc Thẩm Mã, thung lũng Sủng Là, cột cờ Lũng Cú, Hoàng Su Phì...
Là tỉnh cực đầu Tổ Quốc, có biên giới giáp Trung Quốc, Hà Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng trong khai thác du lịch sinh thái, trải nghiệm treckking. Thời gian gần đây cùng với sự phát triển của mạng xã hội, Hà Giang đang từng bước tiếp cận được với khách du lịch và người dân nơi đây bắt đầu chuyển dịch sang loại hình dịch vụ để phục vụ du khách.
Tuy nhiên, cũng như một vài tỉnh nghèo đang có "tăng trưởng nóng" về du lịch, Hà Giang vẫn chưa có những phương án để tối ưu hóa các loại hình du lịch, nhằm mang lại công việc ổn định cho người dân và tạo ấn tượng đẹp với du khách ngay từ lần đầu ghé thăm "đầu trời" này.
Theo thoidai.com.vn
Có một Sầm Sơn rất khác... Khác với những hình ảnh ồn ào náo nhiệt, cảnh người người chen chân đông nghịt trên bãi tắm, có một Sầm Sơn rất khác trong ánh bình minh hay hoàng hôn. Một Sầm Sơn đẹp lãng mạn, bình dị... Vẻ đẹp của biển Sầm Sơn tới từ những tia nắng đầu tiên trong ngày. Bình minh Sầm Sơn. Thuyền về trong ánh...