Vẻ bình dị của Huế
Vùng đất cố đô cuốn hút du khách bởi phong cảnh nên thơ, kiến trúc cổ kính và nhịp sống bình dị của người dân.
Các nữ sinh trong tà áo dài trắng, đạp xe chở đầy hoa phượng qua cầu Trường Tiền, gợi lên vẻ dịu dàng của người con gái Huế.
Cầu Trường Tiền là một trong những công trình biểu tượng của thành phố, bắc qua sông Hương. Người dân nơi đây quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cầu có sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài hơn 400 m tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 m, lòng cầu rộng 6 m.
Sông Hương – núi Ngự như một cặp đôi đi liền nhau, cùng xuất hiện trong nhiều bài hát nổi tiếng. Dòng sông còn được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhắc đến trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Sách Giáo khoa 12, một trích đoạn trong bút ký này được đưa vào đề Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Hai du khách nước ngoài dạo bước ngắm các tác phẩm điêu khắc tại Công viên 3-2. Nằm trên đường Lê Lợi với nhiều cây xanh, bóng mát và ghế đá, đây là nơi vui chơi giải trí của người dân thành phố nói riêng và du khách gần xa nói chung khi đến với Huế.
Hai phụ nữ trò chuyện tại công viên bên bờ sông Hương.
“Thật khó có thể dùng từ ngữ để diễn tả hết được vẻ đẹp trầm mặc và những điều bình dị nhất của vùng đất cố đô. Tôi sống và làm việc tại đây, dùng cảm xúc nhiếp ảnh để mang vẻ đẹp của vùng đất giới thiệu đến tất cả mọi người”, tác giả ảnh chia sẻ.
Du khách dạo bước trên tuyến đường bộ dọc bờ bắc sông Hương trong mùa cây thay lá. Người Huế xem sông Hương là dòng sông di sản, bởi vậy cảnh quan hai bên bờ sông luôn được chú trọng.
Tuyến đường bờ bắc trở thành điểm đi dạo, vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho dân cư khu vực, đồng thời còn “kết nối” các điểm đến khác như công viên Phú Xuân, di tích Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, công viên Thương Bạc, cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba.
Xe cộ lặng lẽ trên đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa.
Video đang HOT
Huế bảo tồn những công trình kiến trúc và phong tục tập quán của Triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Ngoài những điểm du lịch tiêu biểu như Kinh thành, du khách còn có thể đi thăm các lăng tẩm của vua chúa.
Hai du khách dạo bước tham quan trong Lăng Khải Định. Lăng nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 – 1925). Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1920, 11 năm sau mới hoàn thành với kiến trúc như ngày nay.
Hồ sen trắng nở rộ tại làng cổ Phước Tích. Nằm cách trung tâm thành phố Huế 35 km về hướng bắc. Làng nằm yên bình bên bờ sông Ô Lâu, địa phận giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế và tỉnh Quảng Trị.
Với tuổi đời trên 500 năm và đã được xếp hạng di tích quốc gia, nơi đây nổi bật với hình ảnh đình làng, cây đa, bến nước, đồng ruộng và hồ sen trắng.
Du khách tạo dáng với lá phong đỏ trên Vườn quốc gia Bạch Mã, cách trung tâm TP Huế khoảng 40 km. Đây là khu rừng duy nhất ở Huế có phong lá đỏ. Trên núi Bạch Mã có điểm cao nhất là Vọng Hải Đài – 1.400 m so với mực nước biển.
Trong khuôn viên rừng có các biệt thự cổ kiến trúc Pháp và kề bên là những cây phong mọc tự nhiên với tuổi đời trên dưới 100 năm. Theo kiểm lâm, trong tiết trời mùa xuân những cây phong này mới chuyển sang màu đỏ, từ khoảng tháng 1 đến tháng 2, không như nhiều nơi khác thường có lá đỏ vào mùa thu.
Hai nữ công nhân công trình đô thị nghỉ giải lao trước chợ Đông Ba.
Chợ này nằm trên đường Trần Hưng Đạo, TP Huế, là chợ lớn nhất tỉnh, ra đời dưới thời vua Đồng Khánh (năm 1887). Xưa chợ nằm gần cửa Đông Ba, sau đó vua Thành Thái cho di dời về vị trí như hiện nay.
Thiếu nữ diện áo dài trắng trong hoạt cảnh thả Hoa đăng trên dòng Như Ý vào dịp Festival Huế. Những ước muốn của người già, người trẻ đều được gửi vào những cánh hoa đăng trôi nhẹ trên dòng sông, cầu mong no ấm, an lạc và luôn được hạnh phúc.
Tham gia giải chạy VnExpress Marathon Huế diễn ra ngày 6/9, du khách ngoài việc sải bước trên những cung đường rợp bóng cây xanh đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như sông Hương, cầu Trường Tiền. Người yêu chạy bộ có thể xem thông tin chi tiết về giải chạy tại đây.
Chiêm ngưỡng 'thành phố lăng mộ' tiền tỷ độc nhất xứ Huế
Dù không phải là một địa danh du lịch nổi tiếng tại vùng đất cố đô nhưng làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) vẫn cuốn hút du khách với khu lăng mộ 'sầm uất' được xây dựng xa hoa, tráng lệ bậc nhất Việt Nam.
Cách thành phố Huế khoảng 36 km, ven bờ biển, An Bằng là một làng chài nổi tiếng, nhiều năm nay thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm dù không phải là một địa danh du lịch nổi tiếng.
Hình ảnh về khu lăng mộ tiền tỷ ở Huế.
Chạy dọc theo con đường vào làng An Bằng, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng với những lăng mộ tráng lệ đủ kích cỡ, kiểu dáng nằm hai bên đường, xen lẫn với khu dân cư.
Khu nghĩa địa An Bằng rộng khoảng 40 ha trải dài đến gần biển, đến nay có hơn cả nghìn ngôi mộ rộng từ 40 - 400m2 có cổng cao đến 7- 8m.
Chi phí xây dựng mỗi ngôi từ vài trăm triệu đến vài tỷ, có ngôi lên đến gần chục tỷ đồng. Một số người thợ nề lớn tuổi chuyên làm nghề xây lăng mộ ở đây cũng không thể nhớ nổi có bao nhiêu ngôi mộ ở trong khu nghĩa trang này.
Những ngôi mộ của người đã mất được làm rất kỳ công, điêu khắc tỉ mị.
Họa tiết được khảm sành sứ ở các lăng khá giống với cách trang trí tại lăng Khải Định khiến nhiều người phải "choáng" về sự tỉ mỉ đến từng chi tiết của người thợ. Mỗi khu lăng mộ giống như một cung điện thu nhỏ với đầy đủ các linh vật (lân, ly, quy, phượng) canh giữ.
Theo tìm hiểu, trước đây người dân thôn An Bằng sống bằng nghề đi biển, vất vả mưu sinh nhưng cũng chỉ đủ ăn.
Nhiều năm trở lại đây, nhờ nguồn tiền gửi về từ nước ngoài cuộc sống của người dân trở nên khá giả trông thấy đa số các hộ dân đều có người thân, họ hàng hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ.
Mỗi khu lăng mộ giống như một cung điện thu nhỏ với đầy đủ các linh vật (lân, ly, quy, phượng) canh giữ.
Cũng từ nguồn tiền đó mà những ngôi nhà khang trang được cất lên, đặc biệt là sự xuất hiện của các khu lăng mộ nguy nga, tráng lệ có những lăng mộ lên tới hàng tỉ đồng từ đó "phong trào" xây mộ bắt đầu nổi lên.
Anh Trần Tuấn (48 tuổi), một người nhiều năm làm thợ nề xây lăng mộ cho biết: "Để làm nên những ngôi mộ khang trang mất rất nhiều thời gian, mỗi công đoạn chúng tôi đều phải làm việc hầu như là thủ công, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ.
Vật liệu chính để chúng tôi khảm nên những hoa văn, rồng phượng chủ yếu là các mảnh sành, sứ"
Nhìn chung các lăng mộ đều thiết kế như lăng tẩm vua chúa, cũng tam quan với mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá, trụ biểu, la thành...
Nhìn chung các lăng mộ đều thiết kế như lăng tẩm vua chúa, cũng tam quan với mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá, trụ biểu, la thành...
Một điều vô cùng đặc biệt mà chỉ có ở khu nghĩa trang Làng An Bằng là dịch vụ thắp nhang, bảo vệ, lau chùi lăng mộ, tạo việc làm cho rất nhiều người, mỗi tháng một người có thể nhận được từ 2 đến 3 triệu đồng từ việc này.
Những bậc cao niên làng An Bằng cho hay, việc xây lăng trước là để khi nhà có người nhà quy tiên không còn phải xây nữa.
Ngôi mộ như cung điện thời xưa.
Hơn nữa, việc xây lăng trước thì lúc nào cũng đàng hoàng, cẩn thận hơn. Vậy nên dễ có thể hiểu nhiều người còn sống lại sẵn sàng chuẩn bị cho mình những ngôi mộ tiền tỷ.
Có một xứ Huế đẹp đến nao lòng Huế khiến người ta nhung nhớ bởi dòng sông Hương hiền hòa, bởi Đại Nội mang bao trầm tích lịch sử, bởi biển Lăng Cô xanh biếc màu trời. Theo chân anh bạn Kỳ Anh (khách du lịch) đến với Huế, bạn sẽ thấy được những góc trời rất đỗi bình yên của cố đô và thêm niềm tự hào di sản Việt....