Về biển Đà Nẵng nhớ thưởng thức các món từ mực cơm
Trong đời sống văn hóa ẩm thực của người dân Đà Nẵng và miền Trung, mực cơm là thực phẩm không thể tách rời. Dù trên chuyến tàu ra khơi hay bữa cơm gia đình chiều muộn, những món ăn từ mực cơm vẫn là lựa chọn thường thấy.
Theo ngư dân, mực cơm hay còn gọi là mực trứng, mực sữa với thân hình nhỏ, màu nâu tím đặc trưng. Để sơ chế mực cơm, mọi người thường bỏ nội tạng và túi mực, kéo bỏ phần nang ra và giữ lại phần trứng. Tiếp đến, dùng rượu khử mùi tanh của mực rồi chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Mực cơm nướng: Mực cơm nướng chế biến không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, nướng trên lửa than liu riu, không để lửa quá già. Có thể dùng vỉ hoặc dùng que tre xiên vào từng con mực. Khi mực chuyển sang màu vàng cùng hương thơm phức tỏa ra là đã có thể thưởng thức. Mực nướng chấm với muối ớt, tương ớt, nước mắm gừng tỏi đều ngon.
Mực cơm hấp gừng: Mực làm sạch ướp với muối, tiêu, hạt nêm, đường. Xếp mực vào nồi hấp cách thủy cùng vài lát gừng tươi giã dập. Hấp gừng vừa chín tới, thịt mực phải căng phồng, da chuyển màu hồng tím. Mực cơm hấp ăn cùng hành tây, chuối chát, khế chín, dưa leo, rau húng, rau răm, diếp cá, khế chua.
Mực cơm nhúng dấm: Nấu sôi hỗn hợp gồm dấm gạo, nước dừa, muối, đường, hành tây, gừng sợi, hành tím và sả đập dập. Nước dấm đang sôi nhúng mực vào vừa chín, cuốn bánh tráng và rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.
Mực cơm nấu cháo: Gạo tẻ đem vo sạch, để cho ráo. Mực cơm nếu con lớn thì cắt khoanh mỏng vừa ăn. Các nguyên liệu khác như cà rốt, rau thơm rửa sạch với nước để ráo. Sau đó, nấm và hành tím cắt lát mỏng, lấy 1 muỗng cà phê hành tím đem băm nhuyễn. Hành lá, ngò rí, cà rốt đem cắt nhuyễn, gốc hành lá giữ lại.
Bắc chảo lên bếp, cho lượng dầu vừa đủ và hành tím cắt lát vào, phi vàng với dầu phộng cho thơm. Sau đó, vớt ra rồi cho hành tím băm nhuyễn vào, tiếp tục phi thơm. Cho tiếp mực đã sơ chế cùng muỗng cà phê hạt nêm, tiêu bột vào xào chung với lửa lớn cho đến khi săn lại.
Video đang HOT
Bắc nồi khác lên bếp, cho gạo vào rang hơi vàng thì thêm nước dùng vừa đủ vào. Nấu đến khi cháo nhừ là đạt. Sau đó, cho nấm rơm, cà rốt vào và khuấy đều. Nấu khoảng 5 phút thì cho mực đã xào cùng gốc hành, phần hạt nêm và đường còn lại vào, tiếp tục khuấy đều và nêm nếm lại trước khi tắt bếp.
Mì Quảng mực cơm: Cho dầu ăn vào nồi, thêm củ nén phi thơm rồi cho mực vào xào. Tiếp đến, cho nước dùng nấu với lửa lớn khoảng 10 – 15 phút thì thêm cà chua, dứa và hành tây vào nấu thêm 5 phút. Cuối cùng, rắc ít hành lá cho vào nồi và chan lên mì quảng đã chuẩn bị trong tô trước đó.
Đặt nồi lên bếp và cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu sôi cho thêm củ nén vào phi cho thơm rồi cho mực cơm đã ướp gia vị vào xào khoảng 15 phút cho hỗn hợp thấm gia vị. Tiếp đến, cho thêm nước dùng vừa đủ, nấu với lửa lớn khoảng 10 – 15 phút khi hỗn hợp sôi thì cho tiếp cà chua, dứa chín và hành tây (đã cắt múi cau) vào nấu thêm 5 phút nữa, nêm thêm gia vị vào nồi cho vừa ăn. Cuối cùng, rắc ít hành lá đã cắt nhỏ lên nước lèo, tắt bếp.
Quán bún mắm hơn 30 năm ở Đà Nẵng, khách ùn ùn kéo đến chỉ nhờ một bí quyết
Nếm thử món bún mắm nêm tại quán bà Thuyên, có lẽ nhiều người phải xuýt xoa bởi hương vị đậm đà không nơi nào có.
Đến với Đà Nẵng, du khách có thể tìm thấy món bún mắm (hay bún mắm nêm) khắp mọi nơi. Dù là những con phố lớn hay con ngõ nhỏ đều thấp thoáng những quán bún mắm vô cùng dân dã. Thậm chí, ở thành phố này còn có hẳn một "xóm bún mắm" nằm trên đường Trần Kế Xương hay Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Diệu, Nguyễn Thái Học,... Tất nhiên cũng có rất nhiều hàng bún mắm ngon và lâu đời ở Đà Nẵng, trong số đó phải kể đến quán bún mắm bà Thuyên.
Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Duẩn, đường cũng rất hẹp để di chuyển nhưng không vì thế mà quán bà Thuyên bớt đông khách. Quán cũng chỉ nho nhỏ thôi nhưng rất sạch sẽ và quan trọng nhất, chất lượng món ăn thì đỉnh cực kỳ! Có lẽ cũng chính từ hương vị đặc biệt đó mà quán bún mắm Bà Thuyên đã tồn tại hơn 30 năm trên đất Đà Thành.
Đã tìm đến đây thì hầu hết đều là khách quen, chỉ thi thoảng mới có khách du lịch. Nhưng một khi đã nếm thử món bún mắm ở đây rồi thì chẳng mấy ai đến nơi khác nữa. Hương vị tô bún mắm của quán có những điểm khác biệt khiến thực khách nhớ mãi. Từ miếng thịt heo quay giòn rụm đến mít non thái nhỏ dai ngọt, cũng như hương vị mắm đúng kiểu miền Trung thật khó quên. Khi khách gọi bún mắm, quán thường phục vụ thêm dĩa đu đủ bào sợi mỏng dầm chua ngọt vì đây chính là nguyên liệu giúp cho tô bún mắm nêm thêm đậm đà mà ít ngán.
Khác với món bún mắm miền Nam, bún mắm Đà Nẵng có bí quyết chế biến riêng để tạo nên hương vị khác biệt. Bí quyết ấy nằm trong công đoạn chế biến mắm cá cơm đậm đà, thơm ngon có tiếng của vùng đất này.
Mắm nêm (hay còn gọi là mắm cái) là một loại mắm phổ biến ở miền Trung, được chế biến từ các loại cá như cá thu, cá cơm, cá nục bé... Mắm được đựng trong những chiếc vại nhỏ, đến ngày chín có màu đỏ hây. Sau vài công đoạn gạn lọc, đun sôi, thành quả thu được là thứ mắm màu nâu, sền sệt và sực nức mùi thơm đặc trưng từ cá biển. Đây là loại mắm gắn liền với rất nhiều món ăn, đặc biệt là bún và tạo nên hương vị ẩm thực đặc trưng riêng của vùng đất này.
Ban đầu, thành phần của tô bún chỉ đơn giản gồm bún, mắm nêm và mít non luộc. Về sau, người ta thêm vào các thành phần khác để tô bún bắt mắt, hấp dẫn hơn. Đó là những miếng nem chua chua ngọt ngọt, thịt heo quay, ba chỉ luộc hấp dẫn, tai heo giòn giòn, mít non bào mỏng với vị bùi bùi đặc trưng... Ngoài ra còn phải kể đến đặc sản chả bò nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng.
Phần rau sống sẽ được cho vào tô đầu tiên, sau đó là bún rồi đến các loại topping khác. Trên cùng là một chút đậu phộng rang thơm thơm bùi bùi. Phần mắm nêm thơm nức, đậm đà chính là thứ kết nối tất cả nguyên liệu với nhau. Nếu bạn là người thích ăn cay thì có thể thêm chút tương ớt hoặc ớt tươi.
Quán bún mắm Bà Thuyên nổi tiếng với bún mắm nêm heo quay với lớp da giòn rụm, thơm ngon. Sức hấp dẫn của tô bún mắm của quán nằm ở việc người đầu bếp có thể giữ nguyên hương vị đặc trưng của món ngon này, từ mùi mắm cho đến tương ớt hột, rau sống, thịt quay... Có lẽ vì các quán khác đa phần pha mắm nêm thường không đậm đà, hoặc "biến tấu" với quá nhiều nguyên liệu khác như cho thêm chả bò, ram... Ở quán bún mắm bà Thuyên, từ miếng mít non ngọt thanh, tới phần heo quay có lớp da giòn rụm, thêm mớ rau thơm tươi rói, tất cả đều được hòa quyện trong nước mắm nêm nhà làm đúng vị miền Trung và tương ớt hột chua cay đặc trưng. Có thể nói đây chính là bí quyết làm nên thương hiệu suốt 30 năm của quán bà Thuyên.
Chính vì nước mắm nêm nhà làm quá ngon nên rất nhiều thực khách có nhu cầu mua mắm nêm về để thưởng thức hoặc làm quà. Vì vậy quán bà Thuyên cũng bán thêm cả mắm nêm và tương ớt hột đóng chai. Du khách muốn mua mà phải di chuyển liên tỉnh có thể nhắc với người bán để họ dán và bọc kỹ nắp chai, đóng kèm thùng xốp để tránh đổ vỡ.
Địa chỉ: Số nhà 424/03 đường Lê Duẩn, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Giờ mở cửa: 06h00 - 18h00
Khoảng giá: 20.000 - 40.000 đồng
8 quán bán bánh đúc dân dã, ngon nhất ở Đà Nẵng Đi đến Đà Nẵng rồi thì đi ăn bánh đúc ở đâu chuẩn? Đến ngay 8 quán bánh đúc dân dã không kém phần hấp dẫn ở Đà Nẵng ngay bên dưới nhé. Bánh đúc là món ăn đặc sản đậm vị quê nhà của miền Trung và miền Bắc. Ra đến Đà Nẵng rồi mà không thưởng thức món ăn này ngay...