Vẽ bản đồ thế giới bằng đồ ăn
Sử dụng các loại thức ăn và trái cây, 2 nghệ sĩ Caitlin Levin (người Mỹ) và Henry Hargreavas (người New Zealand) đã tạo nên những tấm bản đồ các quốc gia trên thế giới một cách tài tình và chi tiết.
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau, trong đó văn hóa ẩm thực là một trong những sự khác biệt nổi bật nhất, mà khi nhắc đến một món ăn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một quốc gia nào đó.
2 nghệ sĩ trong quá trình tạo nên tấm bản đồ đặc biệt
2 nghệ sĩ trẻ bên một tác phẩm đã hoàn thành của mình
Catlin Levin, một nữ nghệ sĩ và đầu bếp người Mỹ có niềm đam mê với ẩm thực và du lịch. Với niềm cảm hứng du lịch, Catlin Levin đã kết hợp nhà ẩm thực kiêm nhiếp ảnh gia người New Zealand Henry Hargreavas để tạo ra những tấm bản đồ thế giới những quốc gia mà họ đã từng đặt chân đến. Điều đặc biệt là cả 2 đã sử dụng các loại thực phẩm đặc trưng có liên quan đến quốc gia đó để tạo nên những tấm bản đồ.
“Ai đi đến Pháp mà không ăn bánh mì và pho mát? Và có ai thực hiện món cocktail caipirinha của Brazil mà không dùng đến chanh?”, Catlin Levin giải thích về ý tưởng cho ra đời của những tấm bản đồ đặc biệt của mình. “Những tấm bản đồ này đại diện cho nét đặc trưng về ẩm thực của các nước khắp nơi trên thế giới. Dự án này nói lên tầm quan trọng của âm thực, cách mà thức ăn kết nối mọi người, mang mọi người lại gần nhau và bắt đầu những cuộc nói chuyện”.
Sau mỗi tấm bản đồ được hình thành, 2 nghệ sĩ trẻ lại có được một bữa ăn thịnh soạn, chính là những loại thực phẩm mà họ đã sử dụng để hình thành nên tác phẩm của mình.
Bản đồ đặc biệt các quốc gia được tạo nên từ thực phẩm:
Vương quốc Anh
Video đang HOT
New Zealand, quê nhà của Henry Hargreavas
Nam Mỹ
Nhật Bản
Ý
Ấn Độ
Pháp
Trung Quốc
Úc
Bản đồ châu Phi
Bản đồ nước Mỹ
Theo Xzone
Nhà hàng phục vụ đồ ăn nhặt từ thùng rác
Một cửa hàng sử dụng thực phẩm của siêu thị, nhà hàng đã bỏ đi để nấu món ăn cho khách.
Dự án Readl Junkfood ở Leeds, Yorkshire, Anh đã chính thức mở cửa nhà hàng đầu tiên. Tại đây, họ chỉ phục vụ những món ăn được chế biến từ thực phẩm thừa của siêu thị hay các quán ăn đã bỏ đi. Tất cả thực khách đều biết điều này.
Rất nhiều nhà hàng, siêu thị, quán cafe trong thành phố ủng hộ dự án này. Họ cung cấp những thực phẩm không dùng được nữa sau mỗi ngày.
Các tình nguyện viên đi thu thập thực phẩm thừa cho nhà hàng. Thường bao gồm rau, thịt, sandwich và đôi khi có một số món tráng miệng. Thậm chí, những hôm may mắn, họ thu được loại cá hồi xông khói, pho mát hảo hạng.
Thực khách của nhà hàng đăc biệt này sẽ trả tiền đúng những món họ muốn, rồi được chế biến miễn phí.
Nhà hàng này do bếp trưởng Adam Smith thành lập từ tháng 12 năm ngoái. Kể từ đó, anh hợp tác thêm với 5 quản lý và rất nhiềt tình nguyện viên.
Hiện tại, nhà hàng mở cửa 5 ngày mỗi tuần, phục vụ ăn sáng và tối. Ước tính, chỉ trong tháng 2, họ đã tiết kiệm được cả tấn thực phẩm thừa.
Một trong những quản lý của nhà hàng, Conner Walsh, 23 tuổi, chia sẻ, "Chúng tôi rất bận rộn vào mỗi ngày mở cửa. Nhiều người thích ghé qua tiệm vì giá thành rẻ, mà chất lượng vẫn được đảm bảo".
Nếu thực khách không có tiền trả, họ có thể làm việc cho nhà hàng trong vài tiếng để trừ công.
Theo Datviet
Nghẹn đắng với phở "bình dân" 70.000 đồng/tô, cơm rang 130.000 đồng/đĩa Gọi bát phở bò, chị Nguyễn Thị Thu Thủy (ngõ 2 Đại Từ, Q.Hoàng Mai) đã thất vọng khi bát phở chỉ lõng bõng vài cọng bánh, hành tươi và thịt bò thái nhỏ nhưng điều sốc hơn là chị phải trả tới 140.000 đồng cho hai tô phở quá bình dân này. Chặt chém ngay thủ đô Do đi đón người nhà...