Về Bạc Liêu: Chỉ ăn một lần là đã yêu
Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với những sân vườn rộng hay nhà cổ Tòa tham biện, mà còn sở hữu nền ẩm thực phong phú, khiến ai đã thưởng thức đặc sản Bạc Liêu rồi cũng phải yêu.
Bạc Liêu có sự giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nên ẩm thực nơi đây rất đa dạng, phong phú, là điểm dừng chân tuyệt vời cho những “tâm hồn ăn uống”. Nếu có dịp tới đây đừng bỏ lỡ những món ăn đầy ấn tượng và khó quên này nhé!
Ảnh minh họa (https://dulich.petrotimes.vn)
Bánh xèo là món ăn phổ biến, có thể dùng để thay thế bữa sáng hoặc bữa chính trong ngày tại Bạc Liêu. Du khách có thể thưởng thức món bánh xèo thơm lừng, nóng hổi này từ vỉa hè cho tới các hàng quán. Bánh xèo Bạc Liêu nổi tiếng vì nhiều thứ, nhất là kích thước bánh, có thể được gọi là chị cả trong tất cả các loại bánh xèo ở các vùng miền.
Ngoài ra bánh xèo còn hấp dẫn người ta bởi độ mềm vừa đủ của nhân, độ giòn tan của vỏ bánh. Nhân bánh xèo Bạc Liêu ngon nhờ có thêm mớ đậu xanh nguyên hạt hấp sơ cho hạt đậu “mở mắt”, trộn cùng mớ tôm đất nhỏ chừng ngón tay út, ít thịt ba rọi hoặc thịt nạc heo xắt mỏng, thêm nhúm giá, vài sợi hành tây cùng nhúm củ sắn xắt sợi làm tăng thêm vị ngọt tự nhiên cho chiếc bánh.
Bánh xèo được ăn kèm với rau xà lách, cải xanh, húng quế, diếp cá… chấm cùng nước mắm được pha chế vừa mằn mặn, chua chua, ngọt ngọt, cay nồng vị tỏi ớt. Gắp một miếng bánh vàng, nhẹ nhàng cuốn với lá cải xanh, xà lách thêm vài chiếc lá dấp cá, rau thơm… rồi chấm vào chén nước mắm chua ngọt màu đỏ khiến du khách không thể nào quên.
2. Bánh tằm bì
Ảnh minh họa (https://dulich.petrotimes.vn)
Video đang HOT
Có lẽ tên món ăn này thực sự khiến người ta tò mò. Tò mò cả về cái tên và cả về nguyên liệu, mùi vị của nó. Được biết, bánh được làm từ bột mỳ và bột năng với rất nhiều công đoạn thì ta có những sợi bánh trắng. Nhưng phần ngon nhất lại nằm ở những miếng bì thái sợi giòn dai trộn với thính, thêm chút vị béo của nước cốt dừa quyện vào những sợi bánh tằm và ăn với rau, giá, dưa chua, đặc biệt là thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá tuyệt vời.
3. Ba khía
Ba khía muối mang trộn với chanh, tỏi, ớt, đường rồi ăn với cơm nguội thì mới đậm đà và đúng điệu, đúng chuẩn của người sành ăn. Bạn có thể ngậm từng cái que nhỏ, cắn vỡ càng, nhón lấy miếng thịt mềm, dịu, chan nước trộn ba khía mặn, ngọt, chua, cay vào cơm, rồi ăn trong lúc trời mưa thì quả là không gì có thể sánh bằng.
4. Đuông chà là
Ảnh minh họa (https://dulich.petrotimes.vn)
Nếu như ở Bến Tre, bạn có thể dễ dàng thưởng thức đuông dừa, thì khi đặt chân đến Bạc Liêu bạn hoàn toàn có cơ hội thưởng thức một món đặc sản ngon không kém, đó chính là món đuông chà là. Cả hai loài này đều được mệnh danh là “đệ nhất đặc sản phương Nam” và cũng là một trong những sản vật Nam Bộ tiến cống cho vua chúa triều Nguyễn trước kia.
Món ăn này thường chỉ có vào độ tháng 10 – 12 âm lịch, lúc này ấu trùng của kiến dương thường phát triển và béo múp. Người ta có thể chế biến đuông chà là thành nhiều món ăn hấp dẫn như đuông luộc nước dừa, cháo đuông, đuông chiên đậu phộng, đuông nướng lửa than hồng, nhưng phổ biến nhất là đuông chà là lăn bột chiên bơ. Khi ăn, thường chấm đuông chà là với nước tương hoặc nước mắm tỏi, ớt. Bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngọt của đuông chà là, vị giòn của bột và bơ thơm cùng vị mặn của nước mắm tạo nên một đặc sản có tiếng.
Về Bạc Liêu nghe "Dạ cổ hoài lang" và thưởng thức nhiều đặc sản hấp dẫn
Từ xưa tới nay, những món ăn đặc sản Bạc Liêu vẫn là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách nhất khi đặt chân đến mảnh đất này.
1. Bánh tằm Ngan Dừa
Chúng ta có thể tìm thấy món bánh tằm ở nhiều nơi của các tỉnh miền tây, nhưng nếu muốn tìm ra món bánh tằm chính gốc thì hãy đến Bạc Liêu, Bánh tằm Ngan Dừa Bạc Liêu từ lâu đã trở thành muốn ăn thân thuộc và nổi tiếng.
Nghề làm bánh tằm ở "xứ cơ cầu" đã có từ rất lâu. Thoạt nhìn thì đơn giản nhưng món bánh này được làm ra cũng vô cùng công phu và kỹ lưỡng. Để có được cọng bánh thơm dẻo, trắng mềm đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo của người thợ.
Được chế biến từ bột gạo lúa mùa nên từng sợi bánh rất thơm ngon, vừa dẻo vừa dai lại được xe thủ công nên khi ăn có cảm giác xừn xựt rất thú vị. Khi ăn bánh tầm ngan dừa, người ta thường ăn chung với xíu mại, thịt ba rọi và gan heo băm nhỏ. Ngoài ra còn thêm một số gia vị khác để tăng thêm hương vị như đường, tỏi, hành phi, tiêu,...
2. Bánh xèo
Bánh xèo là loại bánh dân giã và cũng dễ gây thương nhớ nhất. Có thể bạn sẽ bắt gặp nhiều nơi, nhưng bánh xèo Bạc Liêu vẫn luôn khiến con người ta khoái và gây nghiền, bởi một khi đã ăn thử một lần chứng ta lại muốn có thêm những lần sau nữa.
Thật khó mà diễn tả nổi sự khác biệt và hương vị riêng, nhưng nếu một lần về với quê hương của đờn ca tài tử thì nên một lần nếm thử bánh xèo nơi đây nhé.
3. Bún bò cay
Vị đậm, kết hợp hòa quyện giữ cay, chua, ngọt, béo, bùi,... thấm đến từng vị giác là những từ có thể miêu tả cho món bún bò cay, một đặc sản Bạc Liêu được nhiều người ưa chuộng.
Với cái hương vị đặc biệt của món bún bò cay, ai đến Bạc Liêu được một lần thưởng thức sẽ khó mà quên được. Nguyên liệu nấu món ăn này cũng khá đơn giản không quá phức tạp, chỉ cần chọn loại thịt bò ngon thêm hành tây, cà chua, một ít gừng, tỏi và gia vị là sẽ có ngay nồi bún bò cay thơm ngon khó cưỡng.
Nhìn tô bún bò bưng lên nóng hổi nghi ngút khói hương thơm bay đến tận mũi là đã muốn ăn ngay. Nước lèo có màu vàng sẫm, thịt bò to ngon, cùng cái vị cay cay vô cùng hấp dẫn. Theo như lời của những người thợ nấu món bún bò cay này thì cái vị cay nồng đặc trưng là do ớt sừng trâu chín đỏ kết hợp với xả tạo ra. Nước bún sền sệt nhờ vào ít bột năng pha loãng trong quá trình nấu.
4. Mắm chua Vĩnh Hưng
Nhắn đên các món đặc sản nổi tiếng của Bạc Liêu không thể không nhắc đến món mắm chua Vĩnh Hưng. Và có thể mắm là một món ăn quen thuộc của những người dân miền Tây, hệ thống các loại mắm cũng vô cùng đa dạng, tuy nhiên mắm chua Vĩnh Hưng luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi hương vị thơm ngon lạ miệng của nó.
Mắm chua không xương Vĩnh Hưng mang một nét dân dã như những con người nơi đây, những con cá tươi ngon nhất được ủ lên men và có thể bảo quản lên đến khoảng 15 ngày. Sau khi thành phẩm con mắm sẽ rất mềm khiến người dùng ăn nguyên con mà cứ ngỡ như đã được rút bỏ hết xương.
5. Đuông chà là
Về Bạc Liêu ăn món đuông chà là chấm nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt cảm nhận vị béo ngọt của đuông, vị giòn của bột và bơ thì quả là tuyệt vời.
Thực tế, đuông chà là không gì khác lạ mà chính là món ấu trùng của kiến dương. Vào những tháng cuối năm, đuông sinh sôi nảy nở béo múp ăn vào hương vị thơm ngon vô cùng.
Có nhiều người đặc biệt là khách nữ lần đầu nhìn thấy món ăn này sẽ có phần hoảng sợ vì nó giống giống với con sâu. Tuy nhiên khi đã chế biến thành phẩm và thử thưởng thức một lần đảm bảo du khách sẽ có cái nhìn khác hoàn toàn về nó.
Vị ngọt của đuông chà là kết hợp cùng gia vị nêm mếm vừa đủ ăn sẽ tạo nên một món ăn độc đáo thơm ngon vô cùng hấp dẫn làm say lòng người dùng.
4 món bì heo được ưa chuộng ở Sài Gòn Bánh tằm bì béo ngậy, bì cuốn dai dai, bánh mì bì giòn rụm... là những món được lòng dân Sài Gòn. Bánh tằm bì Bánh tằm vốn là đặc sản của Bạc Liêu, nhưng cũng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, du nhập vào Sài Gòn từ hàng chục năm nay và chiếm trọn cảm tình của người dân...